Monday, February 10, 2014

Tình hình biển Đông có gì mới ?




ĐỌC LẠI VÀ SUY NGẪM. Tình hình biển Đông có gì mới ? là trang thu thập thông tin, nghiên cứu động thái quan hệ Quốc tế và Việt Nam về biển Đông. Số báo đầu tiên của chuyên mục này đăng trên trang www.hoangkimvietnam.wordpress.com ngày 6 tháng 7 năm 2011. Cho đến nay, trang tin đã thu thập chọn lọc 35 phản hồi. Tài liệu đáng chú ý mới nhất là bài báo "Sự trở lại Đông Nam Á của Liên Bang Nga và tác động đối với Việt Nam" do tác giả Nguyễn Thị Mai Hoa đăng trên Văn Hóa Nghệ An ngày 9 tháng 2 năm 2014. Bài báo có đoạn viết: "Bước vào thế kỷ XXI, Đông Nam Á trở thành một trong những khu vực địa – chính trị, địa – quân sự, địa - kinh tế quan trọng bậc nhất của thế giới với sự gia tăng ảnh hưởng chính trị, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế ấn tượng vượt xa mức trung bình toàn cầu, với vai trò hàng đầu trong sự liên kết lực lượng mới đang nổi lên ở khu vực [1]. Những yếu tố đó khiến Đông Nam Á trở thành “vùng đệm” vô cùng quan trọng trong chiến lược kiềm chế lẫn nhau, lan tỏa ảnh hưởng ở châu Á – Thái Bình Dương của hàng loạt nước lớn. Do vậy, sự trở lại Đông Nam Á của Liên Bang Nga là một tất yếu chiến lược, có tác động đa chiều và trực tiếp tới cục diện khu vực."... "Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương và tiểu khu vực Đông Nam Á làm tăng vị thế địa - chính trị của Việt Nam. Án ngữ vị trí quan trọng ở Đông Nam Á, từ đó có thể kiểm soát các tuyến đường hàng hải và hàng không huyết mạch đi qua khu vực biển Đông - nơi LB Nga có nhiều lợi ích thiết thân với yêu cầu bảo đảm các quyền lợi an ninh, kinh tế, hàng hải có ý nghĩa chiến lược, nên trong bước trở lại Đông Nam Á của nước  Nga, Việt Nam là một mặt xích quan trọng. Ngày tuyên thệ nhậm chức (7-5-2012), Tổng thống V.Putin đã ký Sắc lệnh "Về các biện pháp thực hiện chính sách đối ngoại"; trong đó Việt Nam là một trong những quốc gia mà nước Nga đặt yêu cầu “củng cố và làm sâu sắc thêm đối tác tin cậy công bằng và sự hợp tác chiến lược” trong quan hệ  Nga – châu Á – Thái Bình Dương, nhằm “bảo đảm các lợi ích quốc gia Nga trên cơ sở các nguyên tắc thực dụng, cởi mở và đa phương trong bối cảnh đang hình thành hệ thống đa cực trong quan hệ quốc tế"[36]. Trên thực tế, Nga đã lập tức có những động thái cụ thể, dựa trên đó, có thể hoàn toàn tin vào “tính thực dụng” trong chính sách đối ngoại của nước Nga – đó là vấn đề biển Đông." ..."Vốn lâu nay giữ thái độ thận trọng và trung lập trong các tranh chấp biển Đông, gần đây nước Nga đã không đứng ngoài cuộc. Tháng 4-2012, Tập đoàn khí đốt Nga Gazprom và Vietsovpetro đã thỏa thuận về việc Gazprom sẽ tiến hành cùng khai thác khí đốt tại hai lô 5.2 và 5.3 ngoài khơi Việt Nam – nơi mà Bắc Kinh cho là “nằm bên trong hải giới truyền thống” của mình và công ty Anh BP (British Petroleum) đã phải rút lui dưới áp lực của Trung Quốc. Trong khi Mỹ đang lưỡng lự, chưa rút lui nhưng cũng không có dấu hiệu tiến tới thực hiện dự án Exxon Mobil khai thác dầu tại lô 119 ngoài khơi thềm lục địa Việt Nam, còn Ấn Độ cũng đang chần chừ xem có nên bước thêm bước nữa trong dự án thăm dò dầu khí ở hai lô 127 và 128, dù dự án được sự ủng hộ của Nhật Bản, thì động thái nói trên của Nga là một diễn biến quan trọng, thể hiện  bước chuyển trong lập trường của Nga đối với vấn đề biển Đông. Nếu Nga khai thác dầu khí thành công có nghĩa là Việt Nam có thêm đồng minh trong giải quyết tranh chấp trên biển Đông - nơi đang nóng lên từng ngày do các xung đột lãnh hải và việc khai thác tài nguyên diễn ra êm thấm là một hình thức xác định / khẳng định chủ quyền trên vùng biển đó." (Hoàng Kim điểm tin)

Xem thêm bài báo đầu tiên (Posted on



Biển Đông và  đường lưỡi  bò
vẫn là  chủ  đề  nóng và động thái còn diễn biến phức tạp. Đây chỉ mới là sự khởi đầu của cuộc chiến pháp lý về chủ quyền trên biển Đông. Phía Trung Quốc đã chuẩn bị dư luận trong nước trên 60 năm (1950- 2011) về đường lưỡi bò “chuỗi ngọc trai của đất mẹ Trung Quốc” và đã  thực hành “lấn dần từng bước”, “đặt trước việc đã rồi”, chọn thời cơ thích hợp đưa “đường lưỡi bò” thành vấn đề đang tranh chấp. Trung Quốc hiện đang hối thúc Việt Nam sớm đồng thuận theo cách “chủ quyền thuộc tôi, gác bỏ tranh chấp, cùng nhau khai thác, lấy tiền đổi đất, đất đổi hòa bình”.  Phía Việt Nam tiếp tục khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa sự thật lịch sử hiển nhiên và hoàn toàn có đủ căn cứ pháp lý; Quan điểm chính thống của Đảng và Nhà nước Việt Nam là hướng dư luận vào sự ứng xử phù hợp, kiềm chế, không có những hành động tự phát, không tham gia vào những hoạt động không chính thống, đảm bảo nguyên tắc không làm phức tạp thêm tình hình giải quyết tranh chấp. Bản tuyên cáo đặc biệt do một số nhân sĩ, trí thức khởi xướng về việc nhà cầm quyền Trung Quốc liên tục có những hành động gây hấn xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam trên Biển Đông ngày 25 tháng 6 hiện có 1164 người tham gia ký tên. Quan điểm của những người  ký tuyên cáo coi việc giải quyết vấn đề biển Đông trong hòa bình thuộc trách nhiệm của Chính phủ nhưng điều đó không có nghĩa người dân không được quyền tiếp tục thể hiện thái độ của mình; Tuyên cáo đề cao ý chí, nguyện vọng và sức mạnh của toàn dân. Sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc là sự nghiệp của toàn dân. Vì vậy bên cạnh biện pháp chính trị, quân sự và ngoại giao, biện pháp đấu tranh hiệu quả nhất vẫn là phải dựa vào sức mạnh của toàn dân tộc. Vấn đề biển Đông đòi hỏi sự bản lĩnh và trí tuệ, sáng suốt và kiên trì, thế và lực của toàn dân tộc, sự ủng hộ quốc tế, sự minh bạch thông tin và phổ biến sâu rộng kịp thời cho dân chúng biết các vấn đề liên quan đến tranh chấp biển Đông.

TIN NỔI BẬT

Lần đầu tiên, một bản phân tích kỹ lưỡng về bức Công hàm 1958 với chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam (Huu Nguyen). Bài này được đăng trên Đại đoàn kết ngày 20 tháng 7 năm 2011. (xem tiếp trang chính và các bài thu thập chọn lọc )

Video yêu thích  http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam
Trở về trang chính
Hoàng Kim, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Học mỗi ngày, Danh nhân Việt, Food Crops News, KimTwitter, KimFaceBookCassavaViet, foodcrops.vn


   

No comments:

Post a Comment