Thursday, August 10, 2017

Nó đấy ! chỉ thẳng chân diện mục


ĐỌC LẠI VÀ SUY NGẪM. Nó đấy! chỉ thẳng chân diện mục. Bài viết của Tâm Minh Nguyễn và sự phân tích của Alexei Syunnerberg "Trịnh Xuân Thanh tội phạm kinh tế hay gián điệp Đức"  dẫn câu nói: "Thật kỳ lạ và mờ mịt khó hiểu", của nhà khoa học chính trị Nga, Giáo sư Vladimir Kolotov, Viện trưởng Viện Hồ Chí Minh thuộc Đại học Tổng hợp Quốc gia St. Petersburg nhận xét về vụ Trịnh Xuân Thanh, đăng trên trang www.vn.sputniknews.com cần đọc lại và suy ngẫm (Hoàng Kim)

Bài viết cùng chuyên mục cần đọc lại:

Tham Nhũng & Thế Giới Văn Minh

bởi Osin
"cải cách là đòi hỏi cấp thiết của đất nước. Có dân chủ, có nhà nước pháp quyền chưa chắc đã chống được tham nhũng; nhưng nếu không có dân chủ, không có nhà nước pháp quyền thì các thành tựu chống tham nhũng nếu đạt được cũng chỉ là cục bộ. Thể chế nào muốn chống tham nhũng cũng đều phải cần những bàn tay sạch. Nhưng nếu chỉ trông chờ vào những bàn tay sạch thay vì một thể chế thì các thành tựu chống tham nhũng dù có đạt được cũng chỉ là tạm thời." xem tiếp https://newosin.wordpress.com/2017/08/03/tham-nhung-the-gioi-van-minh/

Tâm Minh Nguyễn
Aug 6 at 5:52pm
TẠI SAO NGƯỜI ĐỨC, NGƯỜI MỸ, DƯ LUẬN PHƯƠNG TÂY VÀ ĐÁM PHẢN ĐỘNG LƯU VONG “LÊN ĐỒNG TẬP THỂ” TRƯỚC VIỆC TRỊNH XUÂN THANH RA ĐẦU THÚ TẠI CƠ QUAN AN NINH VIỆT NAM ?

Mấy ngày qua, vụ việc Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú tại Cơ quan An ninh điều tra – Bộ Công an Việt Nam đã nổi đình nổi đám trên các trang mạng xã hội. Thực ra thì việc một đối tượng phạm trọng tội ra đầu thú tại cơ quan bảo vệ pháp luật là việc hết sức bình thường. Nhà nước Việt Nam luôn giữ lập trường khoan hồng đối với kẻ hối lỗi, biết tìm về với lương tri và lẽ phải, cho dù tội lỗi là không thể gột bỏ và dù ít dù nhiều ũng phải chịu sự trừng phạt của luật pháp.. Ấy vậy nhưng trên mạng xã hội lại có không ít luồng thông tin dẫn ra những bằng chứng không xác thực để kết luận rằng Cơ quan An ninh Việt Nam đã bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Đức và đưa đối tượng này về nước. Và sau đó là một làn sóng lên đồng tập thể từ Bộ Ngoại giao Đức đến các hãng truyền thông Mỹ và phương Tây, cơn lên đồng đó cũng lan cả đến các tổ chức phản động lưu vong ở Mỹ, ở Úc, ở Đức và một số nước khác. Tại sao vậy ?

Để tìm hiểu việc này, cần xác định động cơ của những thế lực, những con người đã tham gia màn lên đồng tập thể này. Câu hỏi được đặt ra một cách rất đơn giản: “Trịnh Xuân Thanh nộp mình cho Cơ quan An ninh điều tra – Bộ Công an Việt Nam, ai mừng, ai lo ? Mừng vì cái gì, lo vì cái gì ?” Giải đáp được câu hỏi này, chúng ta sẽ có một bức tranh đầy đủ về “cơn lên đồng thể” kia.

1- Sự cay đắng của một số cơ quan đặc biệt nước ngoài.

Trước hết, cần giải thích rằng cụm từ “Cơ quan đặc biệt” được dùng chung để chỉ tất cả các cơ quan tình báo, gián điệp từ Á sang Âu, từ Đông sang Tây, từ Châu Phi sang Châu Mỹ. Tại sao một số cơ quan đặc biệt nước ngoài lại dính vào vụ này ?

Theo phân tích của một nhà “Việt Nam học” người Nga, giáo sư Vladimir Kolotov, Viện trưởng Viện Hồ Chí Minh thuộc Đại học Tổng hợp Quốc gia Sainkt Petersburg (Nga) thì việc Bộ Ngoại giao Đức nổi khùng trước việc Trịnh Xuân Thanh về nước mà theo như họ nói, chỉ còn đúng một ngày nữa là đến ngày Sở di trú Berlin làm thủ tục tỵ nạn cho Trịnh Xuân Thanh đã hé lộ động cơ của người Đức về việc Trịnh Xuân Thanh chạy trốn lệnh truy nã. Bởi Trịnh Xuân Thanh không đơn giản là một tên tội phạm tham nhũng cấp thấp mà đã từng giữ những chức vụ cấp cao. Trước khi bị khai trừ khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam và bị tước bỏ mọi chức vụ, từ đại biểu Quốc hội cho đến Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân một tỉnh, Trịnh Xuân Thanh từng giữ các chức vụ Phó Chánh văn phòng Bộ Công thương, Vụ trưởng – Trưởng ban đổi mới doanh nghiệp của Bộ này.

Khi được bầu và bổ nhiệm giữ chức vụ Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hậu Giang ở tuổi 50, Trịnh Xuân Thanh là cán bộ thuộc diện Ban Tổ chức Trung ương quản lý. Bởi vậy, “cái lưỡi” của Trịnh Xuân Thanh quan trọng hơn cái án tham nhũng đang kề cổ y. Trịnh Xuân Thanh không chỉ nắm giữ nhiều bí mật về các nhóm lợi ích, về các hành vi phạm tội tham ô, tham nhũng của bản thân y và các đồng phạm mà còn nắm giữ một số bí mật nhà nước thuộc diện “sống để dạ, chết mang đi”. Trong con mắt của các cơ quan đặc biệt một số nước lớn như Mỹ, Đức, Anh, Pháp, Nhật Bản, Trung Quốc và kể cả Nga, Trịnh Xuân Thanh không chỉ là một nhân vật được coi là hàng VIP mà còn là một “mục tiêu rất có giá trị” đối với các hoạt động tình báo, gián điệp có thể gây phương hại cho an ninh quốc gia Việt Nam, trước hết là an ninh kinh tế.

Là người từng đứng đầu Ban Đổi mới doanh nghiệp của Bộ Công thương, Trịnh Xuân Thanh nắm giữ nhiều thông tin chính xác về thực trạng của các doanh nghiệp Việt Nam, về chủ trương đổi mới, sắp xếp lại doanh nghiệp, về cổ phần hóa .v.v… Những chủ trương kế hoạch lớn về phát triển công nghiệp của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Việc người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam trong suốt hơn 300 ngày qua đã liên tục hối thúc các cơ quan chức năng của Viejt Nam, từ Công an, Tình báo đến Ngoại giao phải phối hợp để truy bắt bằng được Trịnh Xuân Thanh đem về nước xử lý không chỉ vì vấn đề chống tham nhũng mà sâu xa hơn, còn là việc ngăn chặn “cái lưỡi” của y phun ra những bí mật quốc gia cho các Cơ quan đặc biệt nước ngoài.

Từ đó, có thể thấy hành vi cản trở, gây khó khăn, không hợp tác đối với việc bắt giữ Trịnh Xuân Thanh theo nguyên tắc phối hợp trong Cộng đồng INTERPOL của Đức và một số nước không đơn giản chỉ là cản trở công cuộc chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam mà còn là mưu toan chiếm đoạt bí mật quốc gia của Việt Nam thông qua bị can Trịnh Xuân Thanh. Dù không thể có tầm cỡ to lớn nư Edward Snowden nhưng những thồn tin àm Trịnh Xuân Thanh cung cấp vẫn có thể gây phương hại đến an ninh quóc gia của Việt Nam, trước hết là an ninh kinh tế.

Cho đến nay, mọi người vẫn còn nhớ vụ lộ bí mật quốc gia về kinh tế đặc biệt nghiêm trọng xảy ra ở Bộ Kế hoạch Đầu tư những năm 1998-2002 dưới thời Bộ trưởng Võ Hồng Phúc, có sự dính líu của đại biểu Quốc hội bị phế truất Đặng Thị Hoàng Yến đã gây nhiều phương hại cho lợi ích quốc gia về kinh tế cũng như công tác quản lý kinh tế của Đảng và Nhà nước Việt Nam khi đó. Khi vụ việc đang trong quá trình điều tra, Đặng Thị Hoàng Yến và người lái xe cho Bộ trưởng Võ Hồng Phúc đã được Cơ quan An ninh điều tra – Bộ Công an Việt Nam ra thông báo cấm xuất cảnh.

Vì vậy, có thể thấy ngay từ khi Bộ Công an Việt Nam phát lệnh truy nã quốc tế đói với Trịnh Xuân Thanh thì Cơ quan đặc biệt của một số nước cũng tích cực vào cuộc. Nhưng sự vào cuộc sốt sắng của họ không phải là nhằm mục đích giúp Việt Nam mau chóng bắt được đối tượng trọng phạm Trịnh Xuân Thanh mà là tiếp cận, khai thác thông tin tình báo từ chính miệng Trịnh Xuân Thanh để phục vụ cho lợi ích quốc gia của họ. Tất nhiên cũng như những người tự nhận thức được “tầm quan trọng” của mình, Trịnh Xuân Thanh chắc chắn là người biết mặc cả. Cái mà Trịnh Xuân Thanh đòi hỏi phía Đức đáp ứng là việc có được một thủ tục tỵ nạn chính trị để cư trú hợp pháp, lâu dài tại Đức hoặc cao hơn là nhập quốc tịch Đức. Cái mà Trịnh Xuân Thanh phải trả chính là những thông tin mà y biết về nội bộ Đảng và Nhà nước Việt Nam, trong đó có những thông tin thuộc hàng “Top Security”.

Khỏi phải nói BND (Cơ quan tình báo CHLB Đức) và CIA (Cơ quan tình báo Mỹ) vui mừng như thế nào khi lịch làm việc giữa Trịnh Xuân Thanh và Sở Di trú Berlin đã được sắp xếp vào ngày 24-7-2017 để Trịnh Xuân Thanh chính thức bước ra khỏi làn sương mù từ khi chạy trốn với sự che chở của chính quyền Đức. Họ cho rằng mình sắp vớ được một “con cá” tuy chưa hẳn là to lắm nhưng khá “sộp” để không chỉ khai thác thông tin mật ủa Việt Nam mà còn sử dụng thành một ngọn cờ chống phá Việt Nam sau này.

Và cũng thật cay đắng cho người Đức và người Mỹ vì chỉ một ngày trước khi lịch làm việc được tiến hành, ngày 23-7-2017, Trịnh Xuân Thanh “biến mất”. Cũng khỏi phải nói rằng các nhân viên BND của Đức và CIA ở Châu Âu đã náo loạn như thế nào trong suốt một tuần để truy tìm bằng được Trịnh Xuân Thanh và thực hiện cái “hợp đồng” bẩn thỉu kia. Trong một tuần đó, hang nghìn, hang vạn tin đồn được lan truyền trên mạng. Cả những tin đồn có lợi cho Việt Nam cũng như bất lợi cho Việt Nam. Cả những suy diễn, thậm chí là quy kết rằng Đảng và Nhà nước Việt Nam đã thất bại nặng nề khi không bắt được Trịnh Xuân Thanh.

Phía Việt Nam đã giữ im lặng suốt 7 ngày trước những tin đồn đó. Họ lẳng lặng theo dõi phản ứng của các bên và thu được vô khối thông tin có giá trị đối với an ninh quốc gia của Việt Nam thông qua một tuần náo loạn của các đối thủ. Và cũng sau 7 ngày cân nhắc lợi - hại, phía Việt Nam quyết định cho Trịnh Xuân Thanh bước ra khỏi màn sương mù. Họ không cần phải nói rằng Cơ uan An ninh Việt Nam đã làm thế nào để đưa được Trịnh Xuân Thanh về nước mà chỉ càn thông tin rằng Trịnh Xuân Thanh đã ra đầu thú. Thế là lại tiếp theo một màn náo loạn thứ hai diễn ra. Nhưng lần này, sự náo loạn diễn ra ở những dói tượng khác. Đó là từ các tổ chức và cá nhân thù địch với Việt Nam ở cả trong và ngoài nước.

2- Sự hoảng loạn của các tổ chức và cá nhân thù địch với Việt Nam.

Xuất phát từ những nguồn tin chưa được kiểm chứng, trang mạng “Thời báo”, chuyên mục “Người Việt tại Đức” của một tổ chức chống Việt Nam tại Đức đã tung ra thông tin rằng các nhân viên an ninh Việt Nam đã bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ngay giữa thanh thiên bạch nhật ở Berlin rồi đưa qua Ba Lan và Belarus, sau đó bay về Việt Nam. Đúng thời điểm này, ở trong nước, Cơ quan An ninh Việt Nam đang truy quét mạnh mẽ các ổ nhóm phản động. Tính từ 10 thang qua, các cơ quan bảo vệ an ninh quóc gia và trật tự xã hội đã bắt 18 đối tượng, xử tù 3 đối tượng, truy nã 3 đối tượng, trục xuất khỏi Việt Nam 1 đối tượng.

Khỏi phải nói rằng các tổ chức và cá nhân chống đối Nhà nước Việt Nam ở Đức đã run sợ như thế nào trước thông tin cơ quan An ninh Việt Nam đàng hoàng xuất hiện ở ngay giữa thủ đô nước Đức, bắt giữ trọng phạm Trịnh Xuân Thanh và đưa qua hai biên giới quốc gia trong vòng phong tỏa điệp trùng của cơ quan an ninh, cảnh sát, biên phòng Đức và Ba Lan. Một số tên trong bọn chúng đã hiểu ngay vấn đề và lo sợ rằng đến một ngày nào đó, cơ quan An ninh Việt Nam sẽ bí mật tóm cổ chúng và đưa về nước trị tội, cho dù chúng có là bùa hộ mệnh là công dân Đức, công dân Mỹ, công dân Pháp, công dân Anh và một só nước phương Tây khác.

Vì thế, những thông tin về việc cơ quan An ninh Việt Nam “bắt cóc” Trịnh Xuân Thanh tại Berlin là xuất phát từ trang mạng của “Người Việt ở Đức”. Mặc dù không có chứng cứ nào khả dĩ có thể tin cậy được về việc này nhưng người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đức vẫn tuyên bố rằng một trong các bí thư của Đại sứ quán Việt Nam tại Đức là “Personal non grata” (Người không được hoan nghênh). Và cũng ngay sau đó, trên các trang mạng của những phàn tử thù địch với Việt Nam đã khuếch trương những thông tin về việc cơ quan An ninh Viejt Nam “bắt cóc” Trịnh Xuân Thanh tại Đức và nèo vào đó việc quy kết rằng Việt Nam vi phạm Công pháp quốc tế. Và chúng lờ tịt đi chuyện Trịnh Xuân Thanh đang là tội phạm bị truy nã quốc tế bởi một tổ chức Cảnh sát quốc tế có tên là INTERPOL. Khỏi pghari nói rằng những đám người đó đã đánh rơi cái mặt nạ, để lộ ra bộ mặt thật của chúng như thế nào khi trước đó, chúng ra rả nói suốt ngày này qua tháng khác về việc Việt Nam để cho tham nhũng lan tràn. Chúng nó khốn nạn thế đấy !

3- Những kẻ phạm tội tham nhũng có liên quan đến Trịnh Xuân Thanh.

Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược và khoa học Công an Nhân dân cho rằng, Trịnh Xuân Thanh không “đơn thương độc mã”, phải có một lực lượng che chắn phía sau. Muốn làm rõ điều này, cần sự trung thực từ Trịnh Xuân Thanh và cái tài của cơ quan điều tra. Khi Trịnh Xuân Thanh bị đưa vào vòng ngắm của cơ quan kiểm tra Trung ương Đảng, bị cơ quan bảo vệ pháp luật “sờ gáy”, không ít những kẻ đã o bế tên này, đã nhúng chàm trong nhiều vụ tham nhũng đã thực sự run sợ như ngày tận thế sắp đến nơi. Tuy nhiên, sau khi có tin Trịnh Xuân Thanh đã trốn ra nước ngoài và cơ quan Công an Việt Nam đã phát lệnh truy nã toàn quốc, đồng thời thông qua INTERPOL để phát lệnh truy nã quốc tế thì có nhiều kẻ đã mừng thầm. Thậm chí, có kẻ còn cầu mong cho Trịnh Xuân Thanh chết mất xác ở nơi nào đó cho rảnh. Thực ra thì “giết người, diệt khẩu” luôn là thủ đoạn che giấu tội ác của bọn tội phạm, bất kể chúng là ai. Vì thế, việc bảo toàn mạng sống cho Trịnh Xuân Thanh là điều trước tiên mà Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công Việt Nam phải tính đến.

Vậy mà bây giờ, tự dưng Trịnh Xuân Thanh bằng xương bằng thịt lù lù trở về để ra đầu thú trước cơ quan An ninh điều tra. Rồi anh ta xuất hiện cả trên sóng truyền hình VTV1 với tờ đơn xin tự thú. Hai lý do khiến Trịnh Xuân Thanh phải về tự thú đã được anh ta nói ra trước ống kính của VTV1 khá đơn giản. Một là sau quá trình trốn chạy do suy nghĩ không chín chắn, tôi thấy rằng cần phải quay về để đối diện với sự thật. Hai là anh ta thấy cần về gặp lại mọi người, đặc biệt là những lãnh đạo để báo cáo nhận khuyết điểm, xin lỗi. Nhưng chỉ bấy nhiêu thôi cũng đủ để bọn tội phạm có dính líu đến các vụ việc tham nhũng ở PVC nói riêng và PVN nói chung rụng rời chân tay đến mức hoang loạn.

Nếu như nhân dân cả nước vui mừng vì việc kẻ phạm tội cộm cán Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú bao nhiêu thì những kẻ đã “dính chàm” lại càng “tim đập chân run” bấy nhiêu. Và cũng vì thế mà dư luận không ngạc nhiên trước việc những phần tử này về hùa với các thế lực thù địch với Việt Nam ở nước ngoài, đặc biệt là các tổ chức chi nhánh của Việt Tân ở Đức đồng loạt cáo buộc chính quyền Việt Nam đã vi phạm công pháp quốc tế khi cho lực lượng an ninh, tình báo bắt Trịnh Xuân Thanh tại Đức và đưa về Việt Nam để trình diện.

Tuy nhiên, có một câu hỏi mà tất cả các bên đều không lý giải được. Phía Việt Nam thì không nói gì hơn là đưa ra hình ảnh Trịnh Xuân Thanh đã đầu thú tại cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an Việt Nam lên sóng truyền hình VTV vào giờ vàng trong Chương trình Thời sự quan trọng nhất trong ngày. Còn phía Đức thì không thể đưa ra được một chứng cứ thuyết phục nào để chứng minh rằng Cơ quan An ninh Việt Nam đã “bắt cóc” Trịnh Xuân Thanh tại Đức.

Vậy thì trong hơn 300 ngày qua, Trịnh Xuân Thanh ở đâu ? Rất tiếc rằng rất rất nhiều người đã không để ý đến câu hỏi này khi họ bị hệ thống truyền thông của Mỹ và phương Tây cũng như các trang mạng của các thế lực phản động, thù địch với Việt Nam dắt mũi. Câu hỏi có thể chỉ có lời giải sau khi vụ án được xét xử hoặc thậm chí là vĩnh vĩnh viễn không có lời giải đáp. Bởi “binh pháp bất chấp yểm trá”. Nếu đánh địch mà cứ alo ầm ỹ lên cho mọi người biết mình đánh chỗ này, chỗ kia thì chẳng bao giờ đánh được ai mà thậm chí còn ăn phản đòn và chịu thiệt hại nặng nề. Thế nên, cái bọn người suốt ngày ra rả hô lên rằng “Chúng tôi muốn biết” chính là những kẻ phản quốc, những kẻ đang tiếp tay cho giặc ngoại bang và các thế lực thù địch gây phương hại cho Tổ Quốc Việt Nam chúng ta. Đó là những kẻ phản quốc đội lốt “Người yêu nước”...

https://vn.sputniknews.com/opinion/201708043740115-trinh-xuan-thanh-gian-diep-duc/

NGA tiết lộ lí do Trịnh Xuân Thanh được ĐỨC bảo kê và đánh đổi quan hê VIỆT #789 @E4



Tham Nhũng & Thế Giới Văn Minh

bởi Osin
Khi Nguyễn Tấn Dũng bị loại tại Đại hội 12, một nhà ngoại giao phương Tây tại Sài Gòn hỏi tôi, "Cô Phượng rồi sao?". Tôi nói, "Bà nên hỏi cô ấy; nhưng tôi e nước Mỹ và Phương Tây sẽ có thêm nhiều công dân giàu có và tôi muốn lưu ý bà, tiền đấy là xương máu của nhân dân chúng tôi".
Nếu quả thật, Trịnh Xuân Thanh bị "bắt cóc" thay vì bị dẫn độ, phản ứng của Đức là dễ hiểu. Việt Nam chắc chắn có khó xử dù bây giờ họ có thể gửi cho phía Đức những phủ nhận của TXT (bắt cóc thì điều quan trọng nhất là phải có nạn nhân). Tôi không đủ thông tin để bình luận thêm. Chỉ suy nghĩ rất nhiều về điều này. Mấy năm qua tôi tham gia nhiều dự án của các định chế quốc tế giúp VN phòng, chống tham nhũng, bây giờ chính những nơi mong muốn VN thực sự chống tham nhũng đó có khả năng trở thành nơi trú ẩn cho những tên trộm cướp tiền bạc của nhân dân tôi hung hãn nhất.
Tôi ủng hộ cuộc chiến chống tham nhũng và mong muốn những kẻ bỏ trốn như TXT phải bị bắt. Chính trị nào cũng có phe phái vấn đề là chúng ta còn phải chờ các phiên tòa để thấy những kẻ hôm nay bị bắt là nạn nhân của phe phái hay là những kẻ đang ăn cướp của dân. Tối qua khi theo dõi phản ứng của Đức, tôi nói với một nhà báo lớn và một luật sư tên tuổi, "Chúng ta có thể còn nghi ngờ anh công an đứng bên kia đường vẫn làm mãi lộ, nhưng nếu có kẻ cướp giật bên nay ta vẫn cần ở anh ấy".
Việc để xảy ra sự phản ứng của Đức là đáng tiếc khi lần đầu tiên đảng CSVN thực sự có truy đuổi những tên tham nhũng (lúc đầu tôi cũng ngờ rằng với những dây nhợ của TXT, BCA sẽ không muốn bắt). Nhưng, "tái ông thất mã", tôi hy vọng là trước phản ứng của Đức trong vụ TXT, ông Trưởng ban chỉ đạo chống tham nhũng và các đồng chí của ông nhận ra, cải cách là đòi hỏi cấp thiết của đất nước. Có dân chủ, có nhà nước pháp quyền chưa chắc đã chống được tham nhũng; nhưng nếu không có dân chủ, không có nhà nước pháp quyền thì các thành tựu chống tham nhũng nếu đạt được cũng chỉ là cục bộ.
Thể chế nào muốn chống tham nhũng cũng đều phải cần những bàn tay sạch. Nhưng nếu chỉ trông chờ vào những bàn tay sạch thay vì một thể chế thì các thành tựu chống tham nhũng dù có đạt được cũng chỉ là tạm thời.




Video yêu thích
KimYouTube

2 comments: