Thursday, September 18, 2014

Bài học quý giá từ thực tiễn


ĐỌC LẠI VÀ SUY NGẪM. TS. Lê Kiên Thành, con trai của cố Tổng Bí thư Lê Duẩn trao đổi: "Dám nghĩ dám thay đổi, đúng đắn đến dường nào" trong bài viết trên VietNamNet "Bao năm làm đủ cách che chỏ doanh nghiệp nhà nước"thật đáng suy ngẫm: "...Bộ máy nào cũng sẽ có những khiếm khuyết nhất định. Nhưng khi mà anh dám tổ chức ra một ngân hàng hoàn chỉnh, tinh vi như bộ máy của con người, thì những nguy cơ sẽ được hạn chế đến mức tối đa. Những  sự cố nhỏ, tình cờ, sẽ không khiến bộ máy tàn lụi, mà thậm chí còn tạo ra những kháng thể cho bộ máy, giúp nó hoàn chỉnh dần lên. Một khi ngân hàng phải tự bảo vệ sự sinh tồn của mình, nó sẽ học được cách phản ứng nhanh nhạy, tức thời, phải biết tự bảo vệ mình. Đó là bài học quý giá từ thực tiễn. Nó giống như việc chúng ta đi tiêm chủng hàng năm, chúng ta cấy virus vào người để tạo ra kháng thể. Kháng thể đó bảo vệ chúng ta khỏi nguy cơ bệnh tật. Mỗi khi nhìn lại những gì chúng ta đã mạnh dạn thay đổi ở lĩnh vực ngân hàng, tôi lại băn khoăn không cắt nghĩa nổi tại sao chúng ta lại không làm được việc đó với những bộ phận khác của nền kinh tế? Tại sao chúng ta trong suốt bao năm qua vẫn tìm mọi cách bảo vệ, che chở cho những doanh nghiệp nhà nước như bảo vệ một bào thai trong bụng mẹ, dù chúng ta đã có đủ bài học nhãn tiền khi mà sự che chở vô lý đó đã vô tình tạo ra những hậu quả khôn lường?" (hình trên : Ông Lê Kiên Thành, ảnh Minh Trí- xem toàn bài trên VietNamNet)

Video yêu thích 
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam


Trở về trang chính
 
hoangkim vietnam, hoangkim, hoangkimvietnam,
Hoàng Kim, Ngọc Phương NamChào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, VietnamAfricaCassavaRice, Khát khao xanh, DayvahocHọc mỗi ngày,  Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook  Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sốngThơ cho con  


Tuesday, September 2, 2014

Những lời dặn không bao giờ cũ


ĐỌC LẠI VÀ SUY NGẪM. 
Học Bác nên nói ít làm nhiều, thấm nhuần gương xử thế của Hồ Chí Minh "Suy nghĩ trước khi nói. Cương quyết khi thi hành. Bình tĩnh sáng suốt khi nguy nan. Nhẫn nại ôn hòa khi tức giận. Cẩn thận khi cầm bút. Thẳng thắn quá hay mất lòng. Nguyên tắc quá không thành công. Giải quyết linh động tùy từng việc" "cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư" ""Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình". “Có dân mới có Đảng mà Đảng sinh ra là để lo cho dân”. Chào ngày mới 2 tháng 9 là ngày Quốc khánh Việt Nam (1945) và cũng là ngày mất của chủ tịch Hồ Chí Minh (1969). Tôi đọc lại và suy ngẫm thông tin tổng hợp về Việt Nam - Hồ Chí Minh trên Wikipedia Tiếng Việt, lướt qua các trang tin mới nhất, càng thấm thía Những lời dặn không bao giờ cũ.Trong nhiều chính khách Việt Nam gần đây, cụ Phạm Thế Duyệt là người được nhiều người kính trọng. Cụ nói ít mà chắc chắn, ít sơ hở. Điều cụ trao đổi học Bác nên nói ít làm nhiều thật đáng suy ngẫm. (Hoàng Kim).

Học Bác, nên nói ít làm nhiều!

(VietQ.vn) Chúng ta nên nói ít thôi và làm nhiều lên”, nguyên Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Phạm Thế Duyệt trò chuyện với PV nhân kỷ niệm 45 năm thực hiện di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Tin tức liên quan:
Thưa ông, năm nay chúng ta kỷ niệm 45 năm thực hiện di chúc Bác Hồ. Có rất nhiều bài học mà chúng ta phải học tập Bác. Riêng đối với ông, là một Đảng viên lão thành, ông thấm thía nhất những bài học nào?
 
Di chúc của Bác thể hiện một tư tưởng lớn mà Bác muốn căn dặn lại cho toàn Đảng, toàn dân, cho các thế hệ mai sau để thực hiện tốt việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của mình. Các bài học của Bác thể hiện rất gần gũi. Trong cuộc đời tôi, những điều Bác dạy tôi luôn ghi trong quyển nhật ký của mình suốt cuộc đời.
 

Không bao giờ có điều gì khuất tất, không bao giờ mơ ước những điều gì không đáng có, không bao giờ nghĩ đến chuyện quyền chức. Đảng giao việc gì, Nhà nước giao việc gì, nhân dân giao việc gì, phân công tín nhiệm thì tôi làm việc ấy. Từ những năm 1952, tôi đã thấm nhuần Gương xử thế của Hồ Chủ tịch:
 
Suy nghĩ trước khi nói
Cương quyết khi thi hành
Bình tĩnh sáng suốt khi nguy nan
Nhẫn nại ôn hòa khi tức giận
Cẩn thận khi cầm bút
Thẳng thắn quá hay mất lòng
Nguyên tắc quá không thành công
Giải quyết linh động tùy từng việc
.....

Ông Phạm Thế Duyệt, nguyên Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam.     
 
Mỗi khi cầm bút ký viết cái gì hay nói một điều gì, tôi lại thầm nhủ: “Nói một cách vô trách nhiệm, nói một cách như người ngoài cuộc, nói thiếu xây dựng thì nói thế nào được” hay “Nói đề cao, kiêu căng ngạo mạn sao được”. Tất cả những cái đó đã thấm vào trong tư duy tôi. Đọc bản Sửa đổi lề lối làm việc của Bác, nghĩ đến những lời Bác dạy, càng nghe càng thấm thía lắm!
 
Ông nghĩ thế nào về câu Bác Hồ đã viết trong Di chúc: "Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình"?
 
Đoàn kết trong Đảng mới có đoàn kết toàn dân, tính chiến đấu trong Đảng phải cao, phê bình và tự phê bình một cách nghiêm túc từ chi bộ đến Trung ương, đó còn là “cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư”. Mỗi một Đảng viên phải ý thức được mình vừa là lãnh đạo vừa là đầy tớ trung thành của nhân dân. Đối chiếu lại, xem liệu rằng đã đoàn kết chưa? Trên đoàn kết, dưới đoàn kết và đoàn kết có thực sự không? Trong Đảng từ chi bộ cho đến Trung ương đã thẳng thắn với nhau chưa?
 
Cán bộ Đảng viên phải luôn rèn đạo đức cách mạng, sống phải gương mẫu trong gia đình, với vợ con, với anh em, với đồng chí đồng nghiệp, với quê hương đất nước, tổ chức trong Đảng, trong nhân dân... “Có dân mới có Đảng mà Đảng sinh ra là để lo cho dân”. Phải tạo uy tín đối với nhân dân, đoàn kết mới tạo ra sức mạnh được.
 
Cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh thời gian qua đã thu được kết quả bước đầu. Ông có đề xuất gì vào việc tiếp tục thực hiện để góp phần đẩy lùi những suy thoái, tiêu cực trong một số cán bộ, đảng viên và để họ thực sự là đầy tớ của dân như lời Bác dạy?
 
Tôi nghĩ việc Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là rất quan trọng và Di chúc của Bác đã thể rất cô đọng những tư tưởng lớn của Người về vấn đề xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, chăm lo đời sống của dân. Bác đã đúc kết cả cuộc đời sự nghiệp cách mạng của mình bằng những văn bản, từ ngữ rất giản dị đơn giản nhưng vẫn thể hiện một tư tưởng to lớn.
 
Mỗi cán bộ Đảng viên luôn phải nghĩ mình đã làm được gì và dân có suy nghĩ như thế nào về Đảng? Nghĩ gì về đạo đức, lý tưởng của thế hệ cha ông đi trước? Đảng phải vì dân, không thể đứng trên lợi ích cá nhân, vì hơn 90 triệu dân chứ không vì 3 đến 4 triệu đảng viên. Trước tiên phải làm tốt việc xây dựng Đảng thì mới có thể lãnh đạo được nhân dân, bởi “đẩy thuyền là dân, lật thuyền cũng là dân”, cho nên luôn phải lấy dân làm gốc.
 
“Trồng cây thì mười năm, trồng người thì trăm năm”, định hướng cho thế hệ sau là điều rất quan trọng từ việc học hành, từ việc giáo dục đạo đức tư tưởng. Thế hệ đi trước phải gương mẫu để cho các lớp sau noi theo “Nhân dân nhìn Đảng với tấm gương sáng nên gì cũng thành công”.
 
Ông có cho rằng, học Bác đã khó, làm theo Bác càng khó hơn trong thời buổi hiện nay?
 
Theo tôi, chúng ta nên nói ít hơn và làm nhiều lên.
 
Trong các nghị quyết chúng ta vẫn thường nói một số không nhỏ cán bộ suy thoái, không nhỏ có nghĩa là không ít, tức là có nghĩa là lớn. Mà đã lớn mà lại rơi vào những người có chức có quyền. Đảng gần 4 triệu người nhưng thực tế ra cũng chỉ có mấy chục vạn là cán bộ thôi, chứ còn toàn là Đảng viên là công dân hay đã về hưu..., người ta cũng không có gì đó để cho dân phải suy nghĩ. Bởi vậy mà các Đảng viên là cán bộ từ xã, huyện, tỉnh đến Trung ương, từ các bộ, các ngành đều là Đảng viên cả thì cái số không ít mà lại rơi vào số đó thì rất nguy hiểm. 
 
Phải xử lý những sai phạm đến nơi đến chốn, không bỏ lửng, có như thế dân mới tin, đúng sai phải rõ ràng.
 
Trưởng thành chính là do quần chúng giáo dục, chứ không phải tự nhiên hình thành được một con người có được ưu điểm này, ưu điểm kia. Công lao đấy là công lao của Đảng, công lao của Đoàn Thanh niên, công lao của nhân dân. Tôi cho rằng, học tập và làm theo Bác đúng là khó nhưng không phải là không làm được.
 
Xin trân trọng cảm ơn ông!
 

Monday, September 1, 2014

Đọc lại và suy ngẫm Việt Nam Thống nhất



VIỆT NAM TỔ QUỐC TÔI. Chào ngày mới  2 tháng 9. Chào ngày mới Việt Nam. Hôm nay là ngày Quốc khánh Việt Nam (1945) ngày mất của chủ tịch Hồ Chí Minh (1969). Việt Nam phải ba mươi năm sau ngày Quốc khách mới đạt được một đất nước thống nhất (1975), và phải hơn ba mươi năm sau nữa vết thương chia cắt mới dần lành lặn, và có lẽ phải hơn ba mươi năm sau nữa chất lượng cuộc sống, dân chủ tự do, môi trường trong lành mới an tâm hơn. Thống nhất, Độc lập, Tự do, Hạnh phúc vẫn vừa là động lực vừa là mục tiêu để đi tới. Đọc lại và suy ngẫm về thống nhất tài liệu dịch của Phan Ba.  Nguyễn Cao Kỳ: Thống nhất là mục tiêu lịch sử của mọi người Việt. "Chúng tôi gọi miền Bắc là vệ tinh của Nga và họ gọi chúng tôi là bù nhìn của Mỹ. Cả hai đều không đúng: chúng tôi là những người dân tộc chủ nghĩa, là người Việt. Chúng tôi đã và đang là một nước nhỏ và nghèo. Tôi thật đau lòng khi một vài người vẫn còn nghĩ rằng chúng tôi chiến đấu cho Hoa Kỳ hay cho ai đó, nhưng không cho Việt Nam. Ngày nay, đất nước lại thống nhất. Đó là mục tiêu lịch sử của mọi người Việt. Tất nhiên là chúng tôi phải giải quyết nhiều vấn đề; có kẻ thắng và người thua. Và có nhiều điều tàn ác trong vòng 25 năm vừa qua trong người Việt, nhưng chúng tôi đã đạt tới mục tiêu của chúng tôi – thống nhất đất nước."

THỐNG NHẤT LÀ MỤC TIÊU LỊCH SỬ  CỦA MỌI NGƯỜI VIỆT

Nguyễn Cao Kỳ

(Theo Phan Ba Truyện dịch - Sách dịch)
Tháng Chín 1, 2014




Nguyễn Cao Kỳ


Nguyễn Cao Kỳ (ảnh) là thủ tướng từ 1965 tới 1967 và phó tổng thống Nam Việt Nam từ 1967 tới 1971. Sinh ra ở gần Hà Nội, ông học tại một học viện quân đội Việt Nam vào cuối những năm 40 và sang Paris từ 1951 cho tới 1954 để được đào tạo thành phi công. Sau cuộc đảo chính Diệm năm 1963, ông chỉ huy lực lượng Không quân Nam Việt Nam. Trong thời gian nhậm chức thủ tướng, ông đã phá vỡ lực lượng đối lập của Phật giáo trong đất nước với những biện pháp tàn bạo, chạy sang Hoa Kỳ năm 1975 dưới sự bảo vệ của người Mỹ và ngày nay là doanh nhân ở đó.  


 Vào cuối cuộc chiến tranh chống Pháp – sau Hiệp định Genève năm 1954 – Việt Nam bị chia ra thành miền Bắc và miền Nam. Nam Việt Nam trở thành một cái gì đó giống như tiền đồn của cuộc Chiến tranh Lạnh. Đó không phải là quyết định của nhân dân Việt Nam, đó là một thỏa thuận của các cường quốc.


Chúng tôi gọi miền Bắc là vệ tinh của Nga và họ gọi chúng tôi là bù nhìn của Mỹ. Cả hai đều không đúng: chúng tôi là những người dân tộc chủ nghĩa, là người Việt. Chúng tôi đã và đang là một nước nhỏ và nghèo. Tôi thật đau lòng khi một vài người vẫn còn nghĩ rằng chúng tôi chiến đấu cho Hoa Kỳ hay cho ai đó, nhưng không cho Việt Nam. Ngày nay, đất nước lại thống nhất. Đó là mục tiêu lịch sử của mọi người Việt. Tất nhiên là chúng tôi phải giải quyết nhiều vấn đề; có kẻ thắng và người thua. Và có nhiều điều tàn ác trong vòng 25 năm vừa qua trong người Việt, nhưng chúng tôi đã đạt tới mục tiêu của chúng tôi – thống nhất đất nước.


Đầu những năm sáu mươi, chính phủ Nam Việt Nam bắt đầu yếu đi. Có những căng thẳng trầm trọng với người theo đạo Hồi và đạo Phật. Vào thời gian này, tôi là sĩ quan cấp dưới, không tham gia hoạt động chính trị. Sau lần giết chết Diệm trong tháng Mười một 1963, Nam Việt Nam bước vào một thời kỳ hết sức không ổn định. Có đảo chính và phản đảo chính, hầu như mỗi ngày, mỗi tuần. Trong vòng hai năm – từ 1963 tới 1965 – có cho tới bảy hay tám chính phủ quân đội và dân sự khác nhau. Chính phủ cuối cùng trước nhiệm kỳ của tôi là một chính phủ dân sự. Người đứng đầu nhà nước thuộc một đảng khác với thủ tướng. Thế là họ chống nhau và vì vậy mà cuối cùng không thể cầm quyền.

Vào một đêm nào đó, chúng tôi nhận được một lời yêu cầu từ người đứng đầu nhà nước và thủ tướng, hãy tới tìm họ trong văn phòng nhà nước. Khi chúng tôi đến đó, họ tuyên bố: “Chúng tôi từ chức và giao quyền lực cho các anh, giới quân đội.” Lúc đầu, chúng tôi cố thuyết phục họ đừng từ chức, vì sau bao nhiêu đảo chính và phản đảo chính chúng tôi thật sự là đã quá chán ngán chính trị vào thời gian này. Chúng tôi không muốn bị lôi kéo vào việc đó. Chúng tôi cố thuyết phục họ năm, sáu tiếng, nhưng vào khoảng một giờ sáng thì lời nói không của họ là chắc chắn. Hết sức mệt mỏi, chúng tôi trở về nhà, để rồi lại gặp nhau vào ngày hôm sau – lần này thì chỉ những người chủ huy quân đội. Chúng tôi phải thành lập một chính phủ mới, để nghị một vài cái tên, nhưng không ai muốn nhận lấy trách nhiệm nặng nề này. Thật là kỳ lạ: trước đó thì tất cả đều tranh giành lấy chức vụ này, rồi thì không ai muốn nó. Hai ngày sau đó, người ta đến gặp tôi và đề nghị tôi. Nếu đó là ý muốn của quân đội và nhân dân thì tôi còn phải nói gì? Thế là vào ngày hôm sau đó, tôi trở thành thủ tướng trẻ tuổi nhất của toàn cuộc chiến. Tôi chưa từng bao giờ xin vị trí đó, chưa từng bao giờ tranh giành nó, tôi là người lính, phi công lái máy bay chiến đấu. Nhưng là người châu Á thì tôi tin vào số phận.

Dinh Gia Long trong lúc đảo chánh năm 1963

Dinh Gia Long trong lúc đảo chánh năm 1963

Sau cuộc họp đó, quân đội mời tôi nhận trách nhiệm lập chính phủ, để bình thường hóa tình hình. Tôi rất hãnh diện, rằng tôi đã làm tròn nhiệm vụ của mình – lo ổn định, phác thảo một hiến pháp mới và tiến hành bầu cử. Sau đó, tôi từ chức, để trở về với quân đội. Nếu như tôi ham muốn quyền lực thì tôi đã có thể ngồi lại trên ngai vàng của tôi, vào lúc đó, tôi là người có nhiều quyền lực nhất ở Việt Nam. Nhưng tôi ghét chính trị. Người ta không thể là một nhà chính trị thành công khi người ta thật thà.

Vấn đề lớn nhất là toàn bộ sự lộn xộn mà tôi phải tiếp nhận sau hai năm tranh cãi nội bộ. Thêm vào đó là xâm lược của miền Bắc. Đó là một việc rất khó khăn, khi chúng tôi phải chống lại quân du kích và thêm vào đó là quân đội chính quy Bắc Việt. Là sai lầm khi nói rằng cuộc Chiến tranh Việt Nam mà một cuộc xung đột chỉ giữa Nam Việt Nam và Việt Cộng hay chỉ giữa Mỹ và Việt Cộng. Đó là một cuộc chiến giữa miền Bắc và miền Nam thì nhiều hơn.

Thời đó tôi còn rất trẻ, mới 35, và không phải là chính trị gia. Tôi không biết gì ngoài lái máy bay. Nhưng là thủ tướng thì tôi luôn cố làm điều tốt nhất cho đất nước tôi. Nhiều người có thể hoàn toàn không biết: đó xuất phát từ sáng kiến của tôi, việc Hoa Kỳ rút quân đội của họ về. Vâng, tôi đề cập tới vấn đề đó với ngài Nixon khi tôi đến thăm ông ấy trong Nhà Trắng. Tôi nói với ông ấy, rằng trước bầu không khí phản chiến trong người dân Mỹ thì trước sau người ta cũng phải rút các đơn vị ra khỏi Việt Nam. Thế thì tại sao không ngay từ bây giờ? Nixon dường như nhẹ nhỏm, đồng ý. Nhưng ông ấy còn đưa ra vài câu hỏi: “Anh có tin rằng quân đội Nam Việt có thể tiến hành cuộc chiến một mình hay không?” Tôi nói với ông, đã đến lúc phải đối phó với thực tế. Một ngày nào đó thế nào đi nữa thì ông phải rút lui. Tức là tốt hơn thì hãy sắp xếp ngay từ bây giờ, để sau này những người lính Nam Việt có khả năng tự khẳng định mình.

Thế là Nixon gọi điện cho bộ trưởng Bộ Quốc phòng, và vào ngày hôm sau đó họ sắp xếp một cuộc gặp gỡ với tất cả những người có trách nhiệm trong Lầu Năm Góc. Lần đầu tiên chúng tôi nói chính thức về việc rút quân đội Mỹ ra khỏi Việt Nam. Và tôi nhớ rằng tất cả chúng tôi đều thống nhất với nhau rằng đó là con đường đúng đắn duy nhất. Rồi còn bàn về cái tên chính thức cho kế hoạch. Họ muốn gọi nó là “phi Mỹ hóa” cuộc chiến. Tôi không đồng ý, vì điều đó có nghĩa là cho tới bây giờ đó thuần túy là một cuộc chiến của Mỹ. Cuối cùng, chúng tôi thỏa thuận cái tên “Việt Nam hóa”.

Sự hợp tác giữa quân đội Mỹ và các lực lượng Nam Việt Nam tương đối tốt, ví dụ như quan hệ giữa tướng Westmoreland và tổng tư lệnh của người Việt hay cả quan hệ cá nhân của tôi với ông ấy và với tất cả các viên chỉ huy Mỹ. Đó là một quan hệ thân thiện, đầy sự thông hiểu. Tôi tôn trọng họ. Tôi nghĩ mặc dù tôi rất trẻ nhưng cả họ cũng tôn trọng tôi. Đặc biệt là tổng thống Johnson. Tôi nhớ lại một cuộc họp ở Honolulu. Vào buổi tối có tiệc chiêu đãi lớn. Johnson bất chợt bước đến với tôi và nói: “Thiếu tướng, mời ông đi theo tôi!” Hai chúng tôi vào phòng ngủ của ông. Ở đó, ông ấy giải thích cho tôi. “Tất cả những lời nói đó trước báo chí hay trên hội nghị và hội họp – anh hãy quên nó đi. Tất cả chỉ là một việc giữa anh và tôi. Chúng ta đưa ra một quyết định. Tức là chỉ hai chúng ta thôi!” Đó là một ví dụ cho việc họ thật sự tôn trọng tôi.

Với sự thông hiều ngày nay của tôi về nhân dân Mỹ – tôi sống từ 24 năm nay ở Hoa Kỳ – về hệ thống và về đất nước, tôi nhận ra rằng tôi đã không thật sự hiểu người Mỹ vào thời đó. Khi nhìn lại, tôi nhận ra rằng cả họ cũng không hiểu người Việt. Giá như thời đó mà tôi có được kiến thức của ngày nay thì các quan hệ của chúng tôi đã có thể được tạo dựng tốt hơn rất nhiều. Tôi đã có thể xin sự trợ giúp, không phải xin chính phủ Hoa Kỳ mà là nhân dân Mỹ.

Năm 1968, tôi từ chức thủ tướng và tổ chức bầu cử. Người ta mời tôi đảm nhận trách nhiệm thêm một lần nữa. Thế là tôi trở thành phó tổng thống trong bốn năm. Sau nhiệm kỳ chính phủ năm 1971, tôi lui ra khỏi chính trường hoàn toàn. Mặc dù tôi vẫn còn cấp bậc của một thống chế, tôi sống hoàn toàn ẩn dật như một người nông dân ở nông thôn.

Từ tháng Ba cho tới tháng Sáu 1966 đã xảy ra nhiều cuộc bạo loạn Phạt giáo ở Huế và Đà Nẵng. 180 người chết và hơn 700 người bị thương trong thời gian đó.

Từ tháng Ba cho tới tháng Sáu 1966 đã xảy ra nhiều cuộc bạo loạn Phạt giáo ở Huế và Đà Nẵng. 180 người chết và hơn 700 người bị thương trong thời gian đó.

Khi quân đội Mỹ rút năm 1973, Nam Việt Nam phải chống chọi một mình với du kích quân và người Bắc Việt. Cùng với lần rút quân, sự hỗ trợ của Hoa Kỳ về kinh tế và quân sự tiến về gần tới con số không. Bắc Việt có sự giúp đỡ của Nga và Trung Quốc. Vì thế mà kết cuộc là không thể tránh khỏi. Nhưng nó đến quá nhanh, quá đột ngột, chỉ trong vòng 30 ngày – đó là một thảm bại.

Hai tuần trước khi kết thúc, mọi người đều đến gặp tôi, quân đội, chính khách, người Phật giáo, người Công giáo – tất cả. Và họ nói: “Anh là hy vọng cuối cùng của chúng tôi. Xin hãy làm gì đó!” Nhưng tất nhiên là tôi đã nhận thấy rằng tất cả đã quá muộn. Đến người Mỹ không cũng muốn chúng tôi ở lại và chiến đấu. Tôi còn nhớ tôi đã gặp đại sứ Hoa Kỳ. Tôi hỏi ông, liệu chúng tôi có thể tổ chức quân đội ở vùng châu thổ để tiếp tục chiến đấu với sự giúp đỡ của người Mỹ hay không. Ông ấy nói: “Không. Anh đừng nghĩ về một điều như vậy. Ngày mai chúng tôi sẽ biến đi. Và anh đi cùng với chúng tôi.” Vào buổi sáng ngày 29 tháng Tư 1975 tôi một mình ở trong sở chỉ huy của tổng tư lệnh. Khi tôi cố liên lạc với các chỉ huy dù và thủy quân lục chiến thì tất cả đều đã bỏ đi rồi. Tôi còn ở lại một mình với một chiếc máy bay trực thăng, mười người lính gác và người phục vụ. Vào lúc hai giờ trưa họ nói với tôi: “Thiếu tướng, xin hãy đi đi. Thiếu tướng còn làm gì được nữa?”

Ngày nay vẫn còn có người nghĩ rằng Việt Nam gồm hai nước, miền Bắc và miền Nam. Nhưng chỉ tồn tại một Việt Nam thôi. Người ta phải chấp nhận sự thật, rằng đất nước ngày nay đã thống nhất và tự do.  Nhưng hệ thống đó không tốt. Điều mà chúng tôi phải đấu tranh cho nó là một trật tự dân chủ. Chúng tôi cần một sự biến đổi hệ thống, cần những người lãnh đạo tốt, suy nghĩ và hành động cho nhân dân, Những người ngày nay chiếm các vị trí lãnh đạo ở Việt nam biết vấn đề đó. Họ biết nếu cứ tiếp tục như cho tới nay thì sẽ không còn có chỗ cho họ trong thế kỷ 21. Bầu cử và mở cửa Việt Nam là không thể tránh khỏi.

Nhiều người Việt lưu vong, di cư sang Mỹ, đã nhập tịch. Tôi là người duy nhất vẫn còn quốc tịch Việt. Lần nào tôi rời đất nước này thì tôi đều phải xin phép được tái nhập cảnh. Hải quan và cơ quan di dân hiện giờ đã biết mặt tôi. Và đại sứ của những nước mà tôi xin thị thực đều nói: “Kỳ, hoàn toàn không phải là vấn đề!” Bây giờ tôi đã 70 tuổi, và trong thời gian còn lại của tôi, tôi sẽ làm tất cả để Việt Nam có thể sống trong hòa bình và thịnh vượng. Giấc mơ của tôi là trở về, làm nông dân và chơi đánh golf.


Phan Ba trích dịch từ “Apokalypse Vietnam”

Đọc những bài phỏng vấn khác ở trang Chiến tranh Đông Dương