ĐỌC LẠI VÀ SUY NGẪM. Hoàng Kim. Tôi đọc lại Vương Trí Nhàn: Thử trả lời câu hỏi:Thế nào mới là văn hóa thực thụ? "Thành kính và thuần thục", ông chiêm nghiệm và tự trả lời. Hữu Mai tại tiểu thuyết lịch sử đầu tiên về đại tướng Võ Nguyện Giáp trong chiến dịch Điện Biên Phủ "Không phải huyền thoại" cũng tự chiêm nghiệm và tự trả lời "mà là trí tuệ Con Người". Câu trả lời ngoài trang sách "ý tại ngôn ngoại" cũng không nằm trong tựa đề cuốn sách nổi tiếng nêu trên được tái bản lần thứ tư mà do người đọc tự mình suy ngẫm và rút ra.
Vương Trí Nhàn kể chuyện Nguyễn Tuân viết thiên truyện mang tên 'Chén trà trong sương sớm' , sau Nguyễn Tuân giản lược đi mà chỉ gọi 'Chén trà sương': " Nhân vật chính trong truyện, một cụ già, đã làm cái việc chuẩn bị cho những chén trà uống trong buổi sớm mai của mình với tất cả thành kính và những sự dụng công, mà người ngày nay chắc bảo là cầu kỳ: nào ấm đun phải ra sao, lửa phải cháy đượm thế nào, nước sôi già phải được thử lại thế nào. Rồi pha, rồi uống, nhất nhất đều tuân thủ những nguyên tắc khắt khe của trà đạo. Nguyễn Tuân kết luận: Chưa bao giờ ông già này dám cẩu thả trong cái thú chơi thanh đạm. Pha cho mình cũng như pha trà mời khách, cụ ấy đã để vào đấy nhiều công phu. Những công phu đó đã trở nên lễ nghi. Trong ấm trà pha ngon, người ta nhận thấy có một mùi thơ và một vị triết lý . Uống trà đã vậy, đến như những ngày sóc vọng tức là tuần rằm mùng một, lên chùa lễ Phật hoặc giỗ tết thờ cúng tổ tiên, ông cha ta xưa càng đòi hỏi một sự thuần khiết trong nghi lễ, bao gồm cả tấm lòng chân thành lẫn sự tự nguyện tôn trọng mọi quy tắc ứng xử đã trở thành khuôn mẫu."
Vương Trí Nhàn cảnh báo: "Những cách làm phi văn hóa đang quá phổ biến ... Đang thấy xảy ra một quá trình đối nghịch đáng ngại, tức là người đến với văn hoá càng đông thì văn hoá lại càng trở nên xô bồ, thô lậu và chưa biết bao giờ tìm lại được vẻ thiêng liêng thanh khiết của nó. Đôi khi, người ta không khỏi phì cười để rồi sau đó thấm thía buồn trước việc mấy cô mấy cậu choai choai vào chùa mà ăn mặc hở hang và cả mấy câu cầu khấn tối thiểu cũng không thuộc. Lại càng buồn hơn khi phải tận mắt chứng kiến những công trình tu bổ di tích văn hoá theo lối học đòi, làm mất vẻ cổ kính vốn có, hoặc phải đọc những dòng mô tả lịch sử một nghệ thuật truyền thống nào đó được viết vội vàng theo kiểu nói lấy được, khen lấy được. Dẫu sao, những vụng dại ấy còn có thể tạm tha thứ. Đến như những người mở hội lễ chỉ nhằm thu tiền lệ phí, góp tiền công đức xây chùa đúc tượng cốt để cầu mong thần thánh bỏ qua cho mọi hành động gian manh, đội bát hương cốt để phát tài phát lộc thăng quan tiến chức... tóm lại, làm tất cả những việc cao quý với mục đích vụ lợi, rồi lại tự lừa luôn cả mình và lớn tiếng khuyên nhủ mọi người trở về với văn hoá dân tộc, thì trước khi nói đến khía cạnh đạo đức, ở đây còn có vấn đề chính danh tức là người ta đã không làm đúng một việc như ý nghĩa việc đó phải có".
Giáo sư Hoàng Đạo Kính trao đổi: Đừng "rượt đuổi" theo hai chữ bảo tồn : “Trung Quốc có diện tích mênh mông và bề dày văn hóa như vậy mà sở hữu số di tích cấp quốc gia chỉ bằng phân nửa Việt Nam. Có nghĩa, việc ôm một lượng di tích, di sản quá rộng, không tương ứng với năng lực thực tế sẽ làm chúng ta kiệt quệ và mất đi cơ hội bảo tồn những tinh hoa đích thực”.
Xuân sang, suy ngẫm về "Góc nhìn" góp phần bảo tồn và tôn vinh Văn Hóa Việt. Hãy học thái độ của nước mà đi như dòng sông. Bảo tồn và phát triển những giá trị đích thực. Dòng sông văn hóa Việt thao thiết chảy, thao thiết đi về biển lớn, lắng đọng phù sa sỏi đá, tắm mát cây cối ruộng đồng và neo giữ bến quê lòng người... Thế nào là văn hóa thực thụ? "Thành kính và thuần thục, đi như dòng sông"
TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
Hãy học thái độ của nước mà đi như dòng sông (Hoàng Kim)
Góc nhìn 271
Góc nhìn 270
Góc nhìn 269
Góc nhìn 268
Góc nhìn 267
Góc nhìn 266
Góc nhìn 265
Góc nhìn 264
Góc nhìn 263
Góc nhìn 262
Góc nhìn 261
Góc nhìn 260
Góc nhìn 259
Góc nhìn 258
Góc nhìn 257
Góc nhìn 256
Góc nhìn 255
Góc nhìn 254
Góc nhìn 253
Góc nhìn 252
Góc nhìn 251
Góc nhìn 250
Góc nhìn 249
Góc nhìn 248
Góc nhìn 247
Góc nhìn 246
Góc nhìn 245
Góc nhìn 244
Góc nhìn 243
Góc nhìn 242
Góc nhìn 241
Góc nhìn 240
Góc nhìn 239
Góc nhìn 238
Góc nhìn 237
Góc nhìn 236
Góc nhìn 235
Góc nhìn 234
Góc nhìn 233
Góc nhìn 232
Góc nhìn 231
Góc nhìn 230
Góc nhìn 229
Góc nhìn 228
Góc nhìn 227
Góc nhìn 226
Góc nhìn 225
Góc nhìn 224
Góc nhìn 223
Góc nhìn 222
Góc nhìn 221
Góc nhìn 220
Góc nhìn 219
Góc nhìn 218
Góc nhìn 217
Góc nhìn 216
Góc nhìn 215
Góc nhìn 214
Góc nhìn 213
Góc nhìn 212
Góc nhìn 211
Góc nhìn 210
Góc nhìn 209
Góc nhìn 208
Góc nhìn 207
Góc nhìn 206
Góc nhìn 205
Góc nhìn 204
Góc nhìn 203
Góc nhìn 202
Góc nhìn 201
Góc nhìn 200
Góc nhìn 199
Góc nhìn 198
Góc nhìn 197
Góc nhìn 196
Góc nhìn 195
Góc nhìn 194
Góc nhìn 193
Góc nhìn 192
Góc nhìn 191
Góc nhìn 190
Góc nhìn 189
Góc nhìn 188
Góc nhìn 187
Góc nhìn 186
Góc nhìn 185
Góc nhìn 184
Góc nhìn 183
Góc nhìn 182
Góc nhìn 181
Góc nhìn 180
Góc nhìn 179
Góc nhìn 178
Góc nhìn 177
Góc nhìn 176
Góc nhìn 175
Góc nhìn 174
Góc nhìn 173
Góc nhìn 172
Góc nhìn 171
Góc nhìn 170
Góc nhìn 169
Góc nhìn 168
Góc nhìn 167
Góc nhìn 166
Góc nhìn 165
Góc nhìn 164
Góc nhìn 163
Góc nhìn 162
Góc nhìn 161
Góc nhìn 160
Góc nhìn 159
Góc nhìn 158
Góc nhìn 157
Góc nhìn 156
Góc nhìn 155
Góc nhìn 154
Góc nhìn 153
Góc nhìn 152
Góc nhìn 151
Góc nhìn 150
Góc nhìn 149
Góc nhìn 148
Góc nhìn 147
Góc nhìn 146
Góc nhìn 145
Góc nhìn 144
Góc nhìn 143
Góc nhìn 142
Góc nhìn 141
Góc nhìn 140
Góc nhìn 139
Góc nhìn 138
Góc nhìn 137
Góc nhìn 136
Góc nhìn 135
Góc nhìn 134
Góc nhìn 133
Góc nhìn 132
Góc nhìn 131
Góc nhìn 130
Góc nhìn 129
Góc nhìn 128
Góc nhìn 127
Góc nhìn 126
Góc nhìn 125
Góc nhìn 124
Góc nhìn 123
Góc nhìn 122
Góc nhìn 121
Góc nhìn 120
Góc nhìn 119
Góc nhìn 118
Góc nhìn 117
Góc nhìn 116
Góc nhìn 115
Góc nhìn 114
Góc nhìn 113
Góc nhìn 112
Góc nhìn 111
Góc nhìn 110
Góc nhìn 109
Góc nhìn 108
Góc nhìn 107
Góc nhìn 106
Góc nhìn 105
Góc nhìn 104
Góc nhìn 103
Góc nhìn 102
Góc nhìn 101
Góc nhìn 100
Góc nhìn 99
Góc nhìn 98
Góc nhìn 97
Góc nhìn 96
Góc nhìn 95
Góc nhìn 94
Góc nhìn 93
Góc nhìn 92
Góc nhìn 91
Góc nhìn 90
Góc nhìn 89
Góc nhìn 88
Góc nhìn 87
Góc nhìn 86
Góc nhìn 85
Góc nhìn 84
Góc nhìn 83
Góc nhìn 82
Góc nhìn 81
Góc nhìn 80
Góc nhìn 79
Góc nhìn 78
Góc nhìn 77
Góc nhìn 76
Góc nhìn 75
Góc nhìn 74
Góc nhìn 73
Góc nhìn 72
Góc nhìn 71
Góc nhìn 70
Góc nhìn 69
Góc nhìn 68
Góc nhìn 67
Góc nhìn 66
Góc nhìn 65
Góc nhìn 64
Góc nhìn 63
Góc nhìn 62
Góc nhìn 61
Góc nhìn 60
Góc nhìn 59
Góc nhìn 58
Góc nhìn 57
Góc nhìn 56
Góc nhìn 55
Góc nhìn 54
Góc nhìn 53
Góc nhìn 52
Góc nhìn 51
Góc nhìn 49
Góc nhìn 48
Góc nhìn 47
Góc nhìn 46
Góc nhìn 45
Góc nhìn 44
Góc nhìn 43
Góc nhìn 42
Góc nhìn 41
Góc nhìn 40
Góc nhìn 39
Góc nhìn 38
Góc nhìn 37
Góc nhìn 36
Góc nhìn 35
Góc nhìn 34
Góc nhìn 33
Góc nhìn 32
Góc nhìn 31
Góc nhìn 30
Góc nhìn 29
Góc nhìn 28
Góc nhìn 27
Góc nhìn 26
Góc nhìn 25
Góc nhìn 24
Góc nhìn 23
Góc nhìn 22
Góc nhìn 21
Góc nhìn 20
Góc nhìn 19
Góc nhìn 18
Góc nhìn 17
Góc nhìn 16
Góc nhìn 15
Góc nhìn 14
Góc nhìn 13
Góc nhìn 12
Góc nhìn 11
Góc nhìn 10
Góc nhin 9
Góc nhìn 8
Góc nhìn 7
Góc nhìn 6
Góc nhìn 5
Góc nhìn 4
Góc nhìn 3
Góc nhìn 2
Góc nhìn 1
Xem thêm
GS Hoàng Đạo Kính:
Đừng 'rượt đuổi' theo 2 chữ bảo tồn
(Thethaovanhoa.vn) - “Trung
Quốc có diện tích mênh mông và bề dày văn hóa như vậy mà sở hữu số di
tích cấp quốc gia chỉ bằng phân nửa Việt Nam. Có nghĩa, việc ôm một
lượng di tích, di sản quá rộng, không tương ứng với năng lực thực tế sẽ
làm chúng ta kiệt quệ và mất đi cơ hội bảo tồn những tinh hoa đích
thực”, GS - KTS Hoàng Đạo Kính, thành viên Hội đồng Di sản Văn hóa Quốc
gia, Phó chủ tịch Hội KTS Việt Nam, nhận xét.
* Năm qua dân làng cổ Đường Lâm đòi “trả lại” bằng di tích để được xây nhà mới, một cây cầu vượt qua Đàn Xã Tắc tốn bao bài báo tranh luận, hay dự án giãn dân phố cổ Hà Nội nhiều năm thực hiện vẫn vô cùng chậm chạp… Có nhiều di sản đôi khi cũng không lấy gì làm “sung sướng” phải không thưa ông?
- Vấn đề khả thi của chuyện bảo tồn đang đặt ra với toàn bộ hệ thống di sản của chúng ta. Toàn quốc đang có tới gần 4 vạn di tích các loại được xếp hạng mà di tích nào cũng cần trùng tu cả. Một di tích trung bình cần đầu tư 10 tỷ đồng cho mỗi lần trùng tu, vậy tổng kinh phí sẽ là bao nhiêu? Riêng Hà Nội đã có 5.100 di tích. Thậm chí, chỉ một phường Văn Miếu gần nhà tôi đã có 5 ngôi chùa được xếp hạng các loại, trong đó có ngôi chùa “sinh” năm 1938, tức là chỉ hơn tôi vài tuổi thôi. Ngày xưa, trong một giai đoạn nhất định, chúng ta xếp hạng để bảo vệ và giữ cho được chùa. Bây giờ, chuyện phá bỏ đình chùa của một thời không còn nữa, thậm chí người ta lại còn đua nhau xây thêm. Duy trì, bảo tồn tràn lan di tích như vậy và trông cả vào nguồn kinh phí Nhà nước, vào trách nhiệm của các ngành quản lý thì có làm nổi không?
GS Hoàng Đạo Kính
Chuyện
làng cổ cũng thế thôi, thậm chí còn khổ hơn bảo tồn di tích nhiều lần.
Hà Nội có nhiều ngôi làng cổ mang giá trị văn hóa, là hình ảnh của sự
chuyển tiếp mềm mại trong lịch sử đô thị hóa đầu thế kỷ trước. Nhưng bây
giờ, với tình trạng đường sá, hạ tầng cơ sở, dân cư chen chúc nhau, đó
lại là những dị thể đang tồn tại trong lòng một đô thị phát triển. Duy
trì được những ngôi làng bình thường thôi, để không bị đô thị “nuốt
chửng” đã là điều khó tưởng rồi.
Quê ngoại tôi ở làng Đại Yên, thuộc đất “Thập tam trại” của Thăng Long xưa. Giá trị lịch sử thì cao, nhưng trong làng bây giờ thì vô cùng chật chội, ô nhiễm, cư dân cãi lộn đánh chửi nhau suốt ngày. Có nghĩa, đó là những di sản đô thị nhưng đồng thời cũng là những ứ tồn lịch sử. Hoặc, gọi cho đúng, đó cũng là những khu ổ chuột của thời văn minh. Việc giải quyết những ứ tồn ấy còn khó khăn và tốn thời gian hơn nhiều so với ý tưởng “giải tán” những khu nhà tập thể lắp ghép thời Xã hội chủ nghĩa đang nằm trong lòng Hà Nội đấy.
-
Cuối cùng, vẫn là câu chuyện ta phải xét tới tính khả thi để điều chỉnh
đối tượng bảo tồn thôi. Đành rằng di tích, di sản là hồn của dân tộc
mình, nhưng ta thích mà không giữ được thì dở vô cùng. Bây giờ, với trào
lưu bảo tồn tràn lan, các di tích cấp tỉnh, cấp thành phố đều có xu
hướng xin được nâng lên cấp quốc gia. Rồi chạy đua để thành di tích quốc
gia đặc biệt, thành di sản của UNESCO nữa. Cuộc chạy đua như thế vô
hình đang đi ngược lại cơ may mà thế hệ chúng ta đang cố làm trong khả
năng của mình: giữ cho được, duy trì cho được, bênh vực cho được những
tinh hoa thật sự.
* Nhiều nhà nghiên cứu nhận xét: đặt trong xu thế tìm về cội nguồn hiện nay, chúng ta đang có quá nhiều những người đặt di sản xưa trong một khoảng cách lý tưởng rồi đứng ở xa mà xuýt xoa ca ngợi - trong khi lại quá ít những trí thức tìm cách “đứng gần” và tiếp cận di sản bằng một cái nhìn văn hóa cần thiết.
- Vậy thì chúng ta sẽ phải tiếp tục cuộc rượt đuổi quanh vấn đề bảo tồn. Càng giữ tràn lan, chúng ta lại càng gặp nhiều thách thức và càng dễ bỏ qua, không tập trung bảo tồn những gì bức thiết nhất. Bởi cuộc sống là sự đào thải dần những gì không phù hợp với quy luật vận động của nó. Để tồn tại được tới bây giờ, rất nhiều những di tích, di sản trong lịch sử cũng đã trải qua những cuộc đào thải, thanh lọc tự thân rồi.
Những trường hợp như làng cổ Đường Lâm cần được ưu tiên bảo tồn, thay vì chạy theo diện rộng?
*
Như vậy, nghĩa là chúng ta phải bảo tồn chọn lọc, và chấp nhận để những
di sản không có nhiều giá trị tự biến đổi theo quy luật của xã hội?
- Việc bảo tồn những gì phải nghiên cứu thấu đáo, từ đó có cuộc sàng lọc để bảo tồn những gì bức thiết nhất. Và như tôi đã nói nhiều lần, chúng ta cần phân biệt rõ di tích và di sản kiến trúc - những thiết chế cộng cư sống động và đang diễn ra những hoạt động bình thường và tiếp nối của cuộc sống. Bắt những di sản này phải được bảo tồn như các đình, chùa, miếu cụ thể thì không thể được.
Chẳng hạn, về di sản kiến trúc đô thị và di sản kiến trúc nông thôn, Hà Nội có 2 trường hợp điển hình là khu phố cổ và làng cổ Đường Lâm. Tập trung đầu tư và giữ thật tốt 2 di sản này đã là đáng mừng lắm rồi. Bởi, muốn bảo tồn 2 trường hợp ấy, chúng ta lại phải nghiên cứu đầy đủ để giữ được hồn cốt, nếp sống và những giá trị văn hóa phi vật thể kèm theo nó. Nghĩa là phải có chính sách đi từ thực tế để có sự cộng sinh hài hòa giữa nhu cầu bảo tồn và việc phát triển đời sống của người dân nơi đây, chứ không thể áp đặt một cách khiên cưỡng máy móc được đâu.
* Xin cám ơn GS.
* Năm qua dân làng cổ Đường Lâm đòi “trả lại” bằng di tích để được xây nhà mới, một cây cầu vượt qua Đàn Xã Tắc tốn bao bài báo tranh luận, hay dự án giãn dân phố cổ Hà Nội nhiều năm thực hiện vẫn vô cùng chậm chạp… Có nhiều di sản đôi khi cũng không lấy gì làm “sung sướng” phải không thưa ông?
- Vấn đề khả thi của chuyện bảo tồn đang đặt ra với toàn bộ hệ thống di sản của chúng ta. Toàn quốc đang có tới gần 4 vạn di tích các loại được xếp hạng mà di tích nào cũng cần trùng tu cả. Một di tích trung bình cần đầu tư 10 tỷ đồng cho mỗi lần trùng tu, vậy tổng kinh phí sẽ là bao nhiêu? Riêng Hà Nội đã có 5.100 di tích. Thậm chí, chỉ một phường Văn Miếu gần nhà tôi đã có 5 ngôi chùa được xếp hạng các loại, trong đó có ngôi chùa “sinh” năm 1938, tức là chỉ hơn tôi vài tuổi thôi. Ngày xưa, trong một giai đoạn nhất định, chúng ta xếp hạng để bảo vệ và giữ cho được chùa. Bây giờ, chuyện phá bỏ đình chùa của một thời không còn nữa, thậm chí người ta lại còn đua nhau xây thêm. Duy trì, bảo tồn tràn lan di tích như vậy và trông cả vào nguồn kinh phí Nhà nước, vào trách nhiệm của các ngành quản lý thì có làm nổi không?
GS Hoàng Đạo Kính
Quê ngoại tôi ở làng Đại Yên, thuộc đất “Thập tam trại” của Thăng Long xưa. Giá trị lịch sử thì cao, nhưng trong làng bây giờ thì vô cùng chật chội, ô nhiễm, cư dân cãi lộn đánh chửi nhau suốt ngày. Có nghĩa, đó là những di sản đô thị nhưng đồng thời cũng là những ứ tồn lịch sử. Hoặc, gọi cho đúng, đó cũng là những khu ổ chuột của thời văn minh. Việc giải quyết những ứ tồn ấy còn khó khăn và tốn thời gian hơn nhiều so với ý tưởng “giải tán” những khu nhà tập thể lắp ghép thời Xã hội chủ nghĩa đang nằm trong lòng Hà Nội đấy.
* Có nghĩa là theo ông chúng ta đang “tham” quá?
* Nhiều nhà nghiên cứu nhận xét: đặt trong xu thế tìm về cội nguồn hiện nay, chúng ta đang có quá nhiều những người đặt di sản xưa trong một khoảng cách lý tưởng rồi đứng ở xa mà xuýt xoa ca ngợi - trong khi lại quá ít những trí thức tìm cách “đứng gần” và tiếp cận di sản bằng một cái nhìn văn hóa cần thiết.
- Vậy thì chúng ta sẽ phải tiếp tục cuộc rượt đuổi quanh vấn đề bảo tồn. Càng giữ tràn lan, chúng ta lại càng gặp nhiều thách thức và càng dễ bỏ qua, không tập trung bảo tồn những gì bức thiết nhất. Bởi cuộc sống là sự đào thải dần những gì không phù hợp với quy luật vận động của nó. Để tồn tại được tới bây giờ, rất nhiều những di tích, di sản trong lịch sử cũng đã trải qua những cuộc đào thải, thanh lọc tự thân rồi.
Chúng
ta tiếc gốc đa, giếng nước, gốc cây, vườn cảnh… trong khi người dân
thấy cuộc sống như vậy không tiện nghi. 95% người dân tại một xã của Hải
Dương không muốn sống trong những ngôi nhà cũ.
Thật lòng, theo
nghề bảo tồn 40 năm nay, tôi chỉ muốn nói: chúng ta hãy cố hiểu cuộc
sống của những người dân tại các làng cổ đi, chứ đừng mãi hoài niệm một
cách duy ý chí. Vài năm trước, xuống điều tra một xã tại Hải Dương,
chúng tôi được biết, 95% người dân bản địa không muốn sống trong những
ngôi nhà cũ. Chúng ta tiếc gốc đa, giếng nước, gốc cây, vườn cảnh nọ
kia, trong khi họ thấy cuộc sống như vậy là không tiện nghi, không khép
kín, và muốn sửa theo kiểu cũ thì cũng không biết tìm đủ tre gỗ ở đâu để
sửa. Và muốn bảo tồn tràn lan, thì chúng ta có đủ sức bắt cả vạn người ở
trong những gian nhà 3 gian 2 chái truyền thống như vậy được không?Những trường hợp như làng cổ Đường Lâm cần được ưu tiên bảo tồn, thay vì chạy theo diện rộng?
- Việc bảo tồn những gì phải nghiên cứu thấu đáo, từ đó có cuộc sàng lọc để bảo tồn những gì bức thiết nhất. Và như tôi đã nói nhiều lần, chúng ta cần phân biệt rõ di tích và di sản kiến trúc - những thiết chế cộng cư sống động và đang diễn ra những hoạt động bình thường và tiếp nối của cuộc sống. Bắt những di sản này phải được bảo tồn như các đình, chùa, miếu cụ thể thì không thể được.
Chẳng hạn, về di sản kiến trúc đô thị và di sản kiến trúc nông thôn, Hà Nội có 2 trường hợp điển hình là khu phố cổ và làng cổ Đường Lâm. Tập trung đầu tư và giữ thật tốt 2 di sản này đã là đáng mừng lắm rồi. Bởi, muốn bảo tồn 2 trường hợp ấy, chúng ta lại phải nghiên cứu đầy đủ để giữ được hồn cốt, nếp sống và những giá trị văn hóa phi vật thể kèm theo nó. Nghĩa là phải có chính sách đi từ thực tế để có sự cộng sinh hài hòa giữa nhu cầu bảo tồn và việc phát triển đời sống của người dân nơi đây, chứ không thể áp đặt một cách khiên cưỡng máy móc được đâu.
* Xin cám ơn GS.
Sơn Tùng (thực hiện)
Thể thao & Văn hóa Cuối tuần
Thể thao & Văn hóa Cuối tuần
Trở về đầu trang
Chào ngày mới !
Video yêu thích
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam
Những trang liên kết chính
Hoàng Kim, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Học mỗi ngày, Danh nhân Việt, Food Crops News, KimTwitter, KimFaceBook, CassavaViet, foodcrops.vn
thank bạn, vì bài viết rất hay, rất ý nghĩa
ReplyDeleteKeywords: dong co dien xoay chieu khong dong bo 3 pha