Thursday, May 29, 2014

Đối thoại và Sự thật


ĐỌC LẠI VÀ SUY NGẪM. Hai bài viết gần đây về chủ tịch Hồ Chí Minh thật đáng đọc lại và suy ngẫm. Một là  Về Vấn Đề Dùng Bút Danh “Trần Dân Tiên” Của Cụ Hồ do tác giả Trần Khuê - Ng. Thị Thanh Xuân, trích chuyên luận “Đấng minh triết Hồ Chí Minh trong đời sống tâm linh Việt” đăng trên website:   http://sachhiem.net/THOISU_CT/ChuTr/TranKhue.php. Hai làNhật ký trong tù và lời bình” hay trò đùa của nhà phê bình Lê Xuân Đức? – Kỳ 1: Tan một nguyên tác thơ Hồ Chí Minh ; Kỳ 2: Đạo văn để bình văn ; Kỳ 3: Không có chữ dạy người biết chữ; Kỳ 4: Đạo đồ giả và sáng tạo nhầm của tác giả  Hoàng Tuấn Công đăng trên website Quà tặng xứ mưa Tôi tâm đắc với ý kiến của Trần Khuê- Ng. Thị Thanh Xuân là đối thoại thẳng thắn tiếp cận sự thật.: " Vấn đề là người nghe phải kiểm tra và phân tích xem có đúng sự thật hay không. Một xã hội chìm đắm trong trạng thái tư duy tiểu nông hàng ngàn năm như ở nước ta thì việc nhẹ dạ cả tin những lời đồn thất thiệt, những ý kiến hồ đồ thật chẳng có gì lạ. Tóm lại, cũng như việc đọc thơ Thần của Lý Thường Kiệt và việc viết chữ lên lá của Nguyễn Trãi, việc Cụ Hồ Chí Minh tự kể chuyện đời mình trong tác phẩm “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch” chính là đáp ứng một nhu cầu của Đời sống và Lịch sử. Riêng đối với bài  “Nhật ký trong tù và lời bình” hay trò đùa của nhà phê bình Lê Xuân Đức? kỳ 1 đến kỳ 4 của tác giả  Hoàng Tuấn Công thì tôi còn nhiều suy tư giữa đối thoại và sự thật. Những lỗi mà tác giả chỉ ra trong bài này có là sự thật và đúng mực hay là sự "chẻ sợi tóc làm tư" để đạt những mục đích khác của phê bình? Tôi chưa đủ trình độ Hán học và sự tâm giao trong quan hệ để hiểu đời, hiểu người và thẩm định đúng nên xin lưu để đọc lại và suy ngẫm (Hoàng Kim). 


VỀ VẤN ĐỀ DÙNG BÚT DANH "TRẦN DÂN TIÊN" CỦA CỤ HỒ 


Trần Khuê– Ng. Thị Thanh Xuân


23-Apr-2013
LTS: "Đối thoại" là một sinh hoạt dân chủ cần thiết để nâng kiến thức của những người đọc hay khán thính giả. Sách báo điện tử đã giúp chúng ta được đối thoại, dù trực tiếp hay gián tiếp, với những giáo điều, kinh điển, là những thứ dễ làm cho trí não con người bị khô cằn do sự lập đi lập lại nhiều ngày, nhiều nơi. Nhưng, nếu đối thoại được thể hiện đông đảo, nhưng phát xuất từ cảm tính, thường là thiếu kiến thức, sẽ làm cho ảnh hưởng của đối thoại bị "phản tác dụng," thay vì đem lại ích lợi lại thêm có hại, vì người ta quên suy nghĩ cặn kẽ, chỉ vì bị áp lực "số đông." Do đó không phải đếm số đông của các trang web hay các bloggers đăng cùng quan niệm mà xem là đúng. Chọn "tư tưởng hay", "nhận định đúng" không phải là chọn những vị dân biểu, nên không thể dựa vào số đông. Chúng tôi xem trọng các ý kiến có tính cách nghiên cứu, có phẩm lượng hơn là khối lượng, để cân bằng kiến thức của người đọc trong sinh hoạt đối thoại. Xin giới thiệu bài viết của tác giả Trần Khuê– Ng. Thị Thanh Xuân Về Vấn Đề Dùng Bút Danh “Trần Dân Tiên” Của Cụ Hồ. (SH)


Cụ Hồ đã ra đi khỏi thế giới này gần nửa thế kỷ rồi (1969-2012). Người đi nhưng tinh thần và tâm hồn vẫn ở lại. Và có lẽ còn ở lại nhiều thế kỷ nữa nếu con người, đặc biệt với những con người cần lao mong “đủ cơm ăn, áo mặc và được học hành”. Trước khi là Chúa, là Phật, là thần thánh, là vĩ nhân… tất cả đều là người bình thường với rất nhiều vấn đề liên quan đến nhân loại.
Hồ Chí Minh, một con người bình thường mà vĩ đại, vẫn tồn tại với đủ điều khen, tiếng chê, lòng hận thù và tinh thần cảm phục, chắc vẫn còn đứng mãi với thời gian.
Ở Châu Á với nhiều trường học, công viên, đường phố mang tên Cụ, hình tượng Cụ. Đặc biệt ở Ấn Độ:
“Một người đàn ông cho hay, những năm 1970, nhiều thanh niên còn truyền nhau phiên bản khác của khẩu hiệu ủng hộ Việt Nam: "Tên cha tôi, tôi có thể quên, nhưng không bao giờ quên Việt Nam". (nguồn: bài Tên anh, tên tôi, Việt Nam, Việt Nam của Hồng Nga trên Website BBC). Thời điểm đó, nếu không ủng hộ cụ Hồ Chí Minh thì sao yêu quí Việt Nam đến thế?

tượng HCM ở Kolkata (Ấn độ)

tượng HCM ở Kolkata (Ấn độ)
Đặc biệt hơn nữa, ngoài bức tường danh nhân ở Paris còn là hình ảnh Hồ Chí Minh bên cạnh 19 vĩ nhân khác của 20 thế kỷ của nhân loại do một danh họa vẽ trên vòm nhà hữu nghị ở Mexico (có cả hình thánh Gandhi và Giáo hoàng) Tin mới : tháng 8-2012 người ta mới lại làm lễ khánh thành tượng đài Hồ Chí Minh ở thủ đô thủ đô Buenos Aires, Argentina.  



Và ngày 24/3/2013 vừa qua, Đảng Phong trào Cánh tả Thống nhất của Cộng hòa Dominicana, chính quyền và nhân dân thành phố Santo Domingo de Este đã tổ chức trọng thể Lễ khánh thành Quảng trường và Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại thủ đô Santo Domingo, Cộng hòa Dominica.

tượng đài HCM ở Dominica (Trung Mỹ)

Riêng vấn đề bút danh Trần Dân Tiên mà Cụ Hồ đã ký trên một tác phẩm tự viết về mình (Những mẩu chuyện đời hoạt động của Hồ Chủ tịch). Tuy v/đ nhỏ nhưng lại cần phải được thảo luận vì nó chạm đến khía cạnh văn hóa và tâm linh của đời sống cộng đồng.
Có những người sau khi đọc tác phẩm “Đối thoại” của chúng tôi (gồm Đối thoại 2000 và đối thoại 2001) đã nêu thắc mắc: “Hai tác gỉa đã sùng bái và thần thánh hóa Hồ Chí Minh lại không thấy rằng Hồ Chí Minh đã viết tác phẩm tự khen mình rồi ký tên là Trần Dân Tiên để dối trá và lừa bịp mọi người hay sao?
Chúng tôi đã từng trả lời miệng rằng: “Chúng tôi không sùng bái ai cả nhưng với tư cách người có văn hóa, chúng tôi có trách nhiệm tôn trọng sự sùng bái trong đời sống tâm linh của cộng đồng”.
Ở Trà Vinh và nhiều tỉnh nhân dân lập đền thờ Hồ Chí Minh, tôn Hồ Chí Minh là bậc thánh cứu nước thì chuyên đó không ai ngăn cản được và cũng không được quyền báng bổ." Không ai được phép xúc phạm đến đời sống tâm linh của Cộng đồng nếu muốn chứng tỏ mình là người có văn hóa. Mọi sự báng bổ Chúa, Phật, Thần Thánh đều biểu lộ tình trạng thiếu tim, thiếu óc và vô Văn hoá.


đền thờ Đức Thánh Trần ở Nha Trang


đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Long Đức (Trà Vinh)

Có lúc chúng tôi đã hỏi lại họ:

"Các anh có dám phê phán rằng khi đức Nguyễn Trãi cùng với đức Lê Thái Tổ tự xưng mình là người nhà giời rồi 2 sai nghĩa quân lấy mỡ viết lên lá cây hàng chữ “Lê Lợi vi quân, Nguyễn Trãi vi thần” như thế là lừa bịp nhân dân không?”.
Tất nhiên mọi người đều im lặng không thể trả lời.

Đó là chưa kể đến trường hợp danh tướng anh hùng Lý Thường Kiệt cho quân vào miếu thần trên bờ chiến tuyến sông Như Nguyệt giả làm người nhà giời đọc to bài thơ Nam Quốc sơn hà lúc nửa đêm:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Rất tiếc mấy nhà Hán học lại dịch “Nam đế” là “vua Nam”, dịch “cư” là ở, lại bỏ mất chữ “nghịch” trong “nghịch lỗ” (giặc trái mệnh trời), lại dịch nhầm mấy chữ thủ bại hư (lũ giặc nghịch mệnh trời ắt sẽ nắm chắc phần thất bại, dịch “nhữ đẳng hành khan thủ bại hư” thành “chúng bay sẽ bị đánh tơi bời”, như thế là làm mờ đi cái từ “thiên thư”, “thiên mệnh” vốn là dụng ý là cái thần của bài thơ.


Vậy là chuyện viết chữ trên lá và chuyện đọc thơ ở miếu thần đều là phản đòn rất đắc dụng của tiền nhân. Ai dám coi những cao kiến, cao sách đó là không chính đáng?


Xưa kia người ta coi Trời là đấng tối cao sinh ra tất cả và điều khiển tất cả. Giai cấp thống trị Trung Hoa tôn xưng người đứng đầu là hoàng đế và hoàng đế tự nhận mình là Con Trời (thiên tử) được Trời giao cho sứ mệnh cai trị muôn dân (trị quốc) và dẹp yên tất cả các nước nhỏ (bình thiên hạ). Chủ nghĩa bành trướng Trung Hoa bắt nguồn từ đây và đã tồn tại ít nhất là hơn 5000 năm.


Các tộc người thuộc Bách Việt trồng lúa nước và sống yên bình trên miền Nam sông Dương tử. Sau bị Hán tộc tràn qua sông Dương tử, cửa xuống đó nay còn được gọi là Hán khẩu (Hồ Bắc) xuống đánh chiếm. Các tộc Việt chạy tán loạn sang đảo Đài Loan, quần đảo Nhật Bản và đa đảo phương Nam. Những tộc nào không chạy kịp tất nhiên bị cai trị và bị đồng hóa như Mần Việt, Đông Việt, Lưỡng Việt, Choang… Hiện nay nên có những công trình nghiên cứu về người Hoa gốc Việt.


Đặc biệt trường hợp Lạc Việt của chúng ta chạy không chịu chạy, đồng hóa không chịu đồng hóa nên đã trở thành những vấn nạn của lịch sử, thành chuyện đau đầu của các hoàng đế Trung Hoa từ bao đời nay. Không những thế các vị nguyên thủ của Lạc việt còn lớn tiếng khẳng định địa vị bình đẳng của mình với các hoàng đế phương Bắc.


Chính vì lẽ đó chúng tôi khẳng định rằng không ai được dịch chữ “đế” trong bản Tuyên ngôn độc lập thứ nhât của Lý Thường Kiệt.



Sông núi nước Nam, Nam đế ngự.
Rành rành phận định tại Sách Trời.
Cớ sao nghịch tặc dám xâm phạm?
Thảm bại kìa bay nắm chắc rôi!

(Trần Khuê dịch)

Không thể dịch: "sông núi nước Nam vua Nam ở" mà phải dịch là: "Sông núi nước Nam, Nam đế ngự". Còn chữ "đế" trong Bình Ngô đại cáo không thể dịch là: Từ Triệu, Đinh Lý Trấn xây nền độc lập cùng Hán Đường Tống Nguyên hùng cứ (làm chủ) một phương, mà phải dịch: “các đế nhất phương” là mỗi bên làm đế một phương.


Do đó phương Bắc tự xưng là con trời thì phương Nam cũng xưng là mình thuộc mệnh trời, là những người do trời sai xuống để bình giặc Tống, bình giặc Minh. Gọi vấn đề thiên thư và thiên mệnh là đối pháp chính trị hay gọi là gì cũng được nhưng không ai dám nói đây là thủ đoạn lừa dối nhân dân. Đó là phương lược mà các đấng tiên liệt đã dùng để quy tụ lòng người, tập hợp lực lượng nhằm chiến thắng giặc ngoại xâm.  

Cụ Hồ cũng thế thôi! chỉ khác là Cụ không phải viện đến “thần quyền” hay “thiên mệnh”. Trong khi mọi người chưa biết Hồ Chí Minh là ai thì Cụ buộc phải viết “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch” để tự giới thiệu mình. Trong tập tự truyện này, Hồ Chí Minh kể một số quãng đời bôn ba hải ngoại và tìm đường cứu nước giải phóng dân tộc.
Phải công bằng và xác nhận rằng cụ Hồ đã kể toàn sự thật. Vì đơn giản là tất cả những nhân vật mà Cụ đã tiếp xúc có ít nhiều liên quan đến đời hoạt động của Cụ không một ai phê phán cụ Hồ đã bịa đặt một chi tiết nào; và mấy chục năm qua ngay cả những người đã ra rả chê trách Cụ ký bút danh Trần Dân Tiên cũng không nêu được một chi tiết nào sai sự thật và họ cũng chẳng bao giờ dám bàn về nội dung cuốn sách, chỉ một mực nhẩn mạnh: ký bút danh để tự viết về mình như thế là thiếu khiêm tốn kém đạo đức, lừa dối nhân dân.
Thực tế chứng minh rằng Cụ Hồ viết không nhằm mục đích để khoe khoang mà chỉ nhằm tự giới thiệu với quốc dân và công luận. Quá trình hoạt động của Cụ chứng minh Cụ là một người yêu nước hết lòng vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Việc tự giới thiệu nhằm tập hợp quần chúng đi theo mình kiên quyết chống thực dân Pháp xâm lược để bảo vệ nền độc lập còn non trẻ rõ ràng là tối cần thiết và cũng chẳng có thể coi đó là lập dị, cần chê trách.
Thông thường trong việc giao tiếp với cộng đồng người ta còn cần tự giới thiệu, huống hồ muốn làm đại sự không cho mọi người biết về mình thế nào được. Lịch sử đã chứng minh việc toàn dân Việt đoàn kết đi theo Cụ Hồ để đánh Pháp, chống Mỹ đã tạo nên những kỳ tích của thế kỷ. Người có lương tri không ai đi chê trách những việc “tự giới thiệu” của các vị anh hùng như Lý Thường Kiệt, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Hồ Chí Minh…
Vậy mà những nhân định hồ đồ kiểu này cứ được tự do nói, tự do viết trên Mạng rồi lại được tiếp tục tự do truyền từ miệng người nọ sang tai người kia mấy chục năm liền không thấy ai kể cả các cơ quan hữu trách thấy cần phải suy nghĩ, phân tích sự đúng sai phải trái. Đúng như ông William James, một học giả Hoa Kỳ đã nói: “Nhiều khi người ta cứ tưởng mình đang suy nghĩ nhưng thực ra họ chỉ đang sắp xếp lại những thành kiến mà thôi”.
Nhân đây chúng tôi đề nghị đã đến lúc nên thảo luận để loại bỏ đi những nếp tiêu cực trong đời sống văn hóa dân tộc chứ không nên coi đó là “bản sắc” cần làm “đậm đà thêm”…
Sao lại cứ coi việc tự nói về mình là không nên, là kém đạo đức? Cứ để cho người khác nói về mình mới là khách quan ư?. Thật ra chủ quan hay khách quan hoàn toàn phụ thuộc vào việc nói đúng sự thật hay sai sự thật. Ai biết rõ sự thực về mình và những điều mình quan sát bằng bản thân mình.
Có một hiện tượng khá buồn cười là những tướng bại trận của Pháp của Mỹ thì đua nhau viết hồi ký còn những tướng thắng trận của ta, rất nhiều người né tránh vì e rằng người ta chê kể chuyện về cuộc chiến đấu đời mình như thế là thiếu khiêm tốn hoặc nhằm lừa dối mọi người. Có một chi tiết trong hồi ký của bộ trưởng bộ quốc phòng Mỹ Mác Namara chắc chắn không ai dám coi đó không phải là sự thật:
“Trong bữa tiệc có một bà đứng trước tôi hỏi “Này ông Mac Namara hôm nay ông đã giết bao nhiêu phụ nữ và trẻ em ở Việt Nam. Rồi không đợi tôi trả lời bà ấy đã nhổ toẹt vào mặt tôi rồi bỏ đi”.
Rồi những chi tiết như ông Mac Namara công khai thú nhận “Chúng tôi đã sai lầm một cách khủng khiếp. Chúng tôi thua Việt Nam vì đã không hiều lịch sử Việt Nam và văn hóa Việt Nam” thì đó là sự thật hay sự không thật? Chúng tôi vốn căm ghét ông Mac Namara người đã đồng tình trong việc dội 7 triệu tấn bom đạn lên đầu dân Việt nhưng không thể không bày tỏ lòng cảm phục trước sự chân thực của ông.
Kể những sự thật mà mình đã trải nghiệm mà lại coi là lừa dối thì đúng là “có đầu mà không có óc” (GS Trần Chung Ngọc) Vấn đề là người nghe phải kiểm tra và phân tích xem có đúng sự thật hay không. Một xã hội chìm đắm trong trạng thái tư duy tiểu nông hàng ngàn năm như ở nước ta thì việc nhẹ dạ cả tin những lời đồn thất thiệt, những ý kiến hồ đồ thật chẳng có gì lạ.
Tóm lại, cũng như việc đọc thơ Thần của Lý Thường Kiệt và việc viết chữ lên lá của Nguyễn Trãi, việc Cụ Hồ Chí Minh tự kể chuyện đời mình trong tác phẩm “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch” chính là đáp ứng một nhu cầu của Đời sống và Lịch sử.

TP Hồ Chí Minh, 05 – 2012 _04-2013

Trần Khuê – Ng.Thị Thanh Xuân
(Nguồn: Trích chuyên luận ”Đấng minh triết Hồ Chí Minh trong đời sống tâm linh Việt”)

Bài liên quan với đề tài:
- Đã tìm thấy Trần Dân Tiên? (Nguyễn Thanh Tùng).


" NHẬT KÝ TRONG TÙ VÀ LỜI BÌNH" HAY TRÒ ĐÙA
CỦA NHÀ PHÊ BÌNH LÊ XUÂN ĐỨC


Hoàng Tuấn Công
Kỳ 1: TAN MỘT NGUYÊN TÁC THƠ HỒ CHÍ MINH

Hôm trước, tình cờ đọc bài “Thiếp thư Bác Hồ gửi cho tướng Nguyễn Sơn…” trên Báo Hậu Giang, thấy tác giả Trần Thư Trung viết: “Một số sách báo viết về thiếp thư Bác Hồ gửi Nguyễn Sơn có sai sót. Cuốn Đi tìm xuất xứ thơ Hồ Chí Minh (NXB Văn học, Hà Nội, 2012) của Lê Xuân Đức có in chữ Hán mấy câu Bác viết trong thiếp thư nhưng lại sai 2 chữ:Tặng sai thành tốngđệ (bộ cung) nghĩa là em, sai thành đệ (bộ trúc) nghĩa là thứ bậc.
Tôi thầm nghĩ, thư của Bác chỉ vẻn vẹn 12 chữ mà sai mất 2 chữ, kể cũng hơi nhiều! Lại nghĩ lại: Trần Thư Trung và độc giả nên thông cảm. Bởi “thiếp thư” ấy, người kể về nó thì nhiều mà tận mắt nhìn thấy nó thì ít. Riêng với Lê Xuân Đức, không biết chữ “đệ” nghĩa là em, khác chữ “đệ” là thứ (tự) phải viết khác nhau thế nào là điều không có gì đáng ngạc nhiên. Thực ra, “cái tội” dịch sai câu “Trí dục viên nhi hạnh dục phương” của Lê Xuân Đức còn chưa được Trần Thư Trung nêu ra.
Vậy Lê Xuân Đức là ai?
Ông tự giới thiệu ngoài bìa sách kèm ảnh: “Lê Xuân Đức – Dạy văn, viết văn, Hội viên Hội nhà văn Việt Nam, Đại biểu Quốc hội khóa VIII.
“Mỗi năm hoa đào nở” người ta lại thấy ông Lê Xuân Đức trịnh trọng xuất hiện trên trang nhất các báo Xuân từ trung ương đến địa phương, với những bài văn bình giảng thơ Bác Hồ. Bác thường làm thơ xuân. Mùa xuân nhớ Bác, đọc lại thơ Bác cũng là điều thú vị. Thế nhưng tôi thường không ngó qua những bài kiểu này của Lê Xuân Đức. Bởi không đọc cũng biết ông “hươu vượn” những gì trong đó. Ấy cũng là một cách “mũ ni che tai” mà im lặng! Và “thượng sách” này đã giúp chúng tôi giữ được “vàng” trong mấy chục năm qua.
Thế nhưng, cách đây ít hôm, có cô giáo dạy văn cấp III nhờ chúng tôi thể hiện bài thơ chữ Hán của Hồ Chí Minh trên giấy khổ rộng để làm “giáo cụ” cho các em học sinh. Cô mang theo “Nhật ký trong tù và lời bình” của Lê Xuân Đức, có phần nguyên tác chữ Hán. Thế là sau bao năm giữ “thượng sách”, hôm nay buộc chúng tôi phải dùng “hạ sách” để “mở miệng” về hiện tượng Lê Xuân Đức: không biết chữ dạy người biết chữ, đạo văn để bình văn!
Cái sai đầu tiên trong “Nhật ký trong tù và lời bình” của Lê Xuân Đức nằm ở phần thể hiện nguyên tác chữ Hán thơ Hồ Chí Minh. Phiên âm một nơi, chữ một nơi, nghĩa một nẻo, cuối cùng thành xuyên tạc nguyên tác:

1. Bài “Nạn hữu Mạc mỗ (Bạn tù họ Mạc):
Câu “Tại tù nhưng tưởng ngật nhân sâm. Nguyên tác chữ “ngật” 吃 nghĩa là ăn uống, lại viết thành chữ “khiết” 喫. Tuy “khiết” trong cổ văn cũng có nghĩa là ăn uống, nhưng văn bạch thoại ít dùng. Quan trọng hơn, nguyên tác chữ Hán của Hồ Chí Minh là “ngật”, phiên âm cũng là “ngật”, sao chữ lại viết là “khiết” 喫?

2. Bài “Điền Đông”:
- Câu “Đỗ tử thì thì tại thán hu, phiên âm đúng là “Đỗ tử” nhưng Lê Xuân Đức lại phiên thành “Đổ tử” là không đúng. Bởi “đỗ tử” cổ văn nghĩa là cái dạ dày, văn bạch thoại nghĩa là cái bụng. Còn “đổ tử” lại phải hiểu thành “thằng con cờ bạc” (Nhật ký trong tù có bài “Đổ phạm” – Người tù cờ bạc). Cũng xin lưu ý, chữ “đổ” được Lê Xuân Đức nhắc lại hai lần trong bài.
- Câu “Bạch phạn tam nguyên bất câu bão”, (Cơm nhạt ba đồng chẳng đủ no). Chữ “câu” trong câu thơ có nghĩa là đủ (chữ câu có bộ nhân), lại bị viết thành câu có nghĩa là cái lưỡi câu. Sai sót này đã đem đến cho “nguyên tác” chữ Hán một nghĩa mới: Cơm nhạt ba đồng, chẳng có (thêm) cái lưỡi câu để ăn cho no (!).
Nhà nghiên cứu phê bình Lê Xuân Đức thật là tài tình!

3. Bài Sơ đáo thiên bảo ngục” (Mới đến nhà lao Thiên Bảo):
- Câu “Triệt dạ hựu vô an thụy xứ” (Suốt đêm lại chẳng có chỗ ngủ yên). Hai chữ “triệt dạ” 徹夜 có nghĩa là suốt đêm, lại bị phiên âm thành “triệt hạ. Đáng chú ý, trong phần “lời bình” Lê Xuân Đức thêm hai lần nữa phiên âm “triệt dạ” thành ‘triệt hạ”. Đó là ở trang 33 và trang 93, bài “Nhà ngục Nam Ninh, chữ“Triệt dạ” trong câu “Triệt dạ huy hoàng chiếu điện đăng” (Suốt đêm đèn điện chiếu sáng rực) lại vẫn bị Lê Xuân Đức “phiên” thành “Triệt hạ huy hoàng chiếu điện đăng” (!).
 Không hiểu ý soạn giả muốn “giết” ai ở đây?

4. Bài “Đồng Chính”:
- Câu “Thủy hòa quang tuyến hẩn sung túc” (Nước và ánh sáng thì rất đầy đủ). Chữ “hẩn” 很 trong “hẩnsung túc” nghĩa là rất đầy đủ lại bị viết thành chữ cấp là rảo bước, đi mau rất vô nghĩa. (Đối với người không biết chữ Hán, hai chữ “hẩn” và cấp tưởng như một).
- Câu “Nhật nhật hoàn khai lưỡng thứ lung” (Ngày ngày hai lần mở cửa buồng giam). Nguyên văn chữ Hán của Lê Xuân Đức thấy viết “mỗi nhật” (mỗi ngày), nhưng phần phiên âm lại là “nhật nhật” (ngày ngày) là cớ gì? Thế là nguyên văn một nơi, phiên âm một nẻo!
- Câu “Mỗi xan nhất chúc đỗ không không” (Mỗi bữa một bát cháo, bụng đói cồn cào), Lê Xuân Đức phiên âm thành “Mỗi san nhất chúc đỗ không không” Thưa ông Lê Xuân Đức, “mỗi xan” (chữ X) chứ không phải “mỗi san” (chữ S). Vì “xan” mới có nghĩa là bữa ăn. Còn “san” có nhiều nghĩa. Nếu là chữ san 潸 nghĩa là chảy nước mắt, rơi lệ đầm đìa, thì phiên âm “Mỗi san nhất chúc đỗ không không” lại có thể hiểu là:mỗi một lần khóc, nước mắt hòa vào bát cháo, không ăn nổi, khiến cái bụng đói cồn cào (!).

5. Bài “Nạn hữu đích chỉ bị” (Chăn giấy của người bạn tù):
- Câu “Ngọc sàng cẩm trướng nhân tri phủ” (Người nằm giường ngọc, trướng gấm có biết không?) Chữ “tri phủ” bị phiên âm thành “chi phủ”. Ở đây “tri phủ” 知否 mới có nghĩa là “biết không”? Còn “chi phủ” (chi là trợ từ nghĩa là cái ấy, cái đó). Cứ “trong ý tứ mà suy”, câu “Ngọc sàng cẩm trướng, nhân chi phủ? của Lê Xuân Đức có thể hiểu là: Ngọc sàng cẩm trướng, người có thích cái giường ngọc trướng gấm đó không (!) Bằng không, cũng chẳng biết nó là cái chi?

6. Bài “Điệt lạc” (Hụt chân ngã):
Chữ “lạc” trong từ Điệt lạc (đầu đề bài thơ) có bộ thảo để biểu thị nghĩa rơi rụng. (Câu “Diệp lạc tri thu” cũng là chữ lạc 落 này). Chữ lạc trong “điệt lạc” có nghĩa là thụt (tụt) chân xuống hố mà ngã. Tuy nhiên Nhà nghiên cứu Lê Xuân Đức lại dùng chữ lạc (có bộ thủy mà không có bộ thảo) với nghĩa chỉ địa danh một con sông bên Tàu. Thế là “Hụt chân thụt xuống hố sâu, nguy hiểm quá” lại thành bị ngã (xuống) con sông Lạc nguy hiểm quá!?

7. Bài “Song thập nhất” (Ngày 11 tháng 11):
Câu “Nhưng tu nỗ lực phản công thì” (Nhưng vẫn phải gắng sức lúc phản công”, chữ “phản công” bị phiên âm thành “phân công”: “Nhưng tu nỗ lực phân công thìTheo cách của Lê Xuân Đức, nghĩa câu thơ sẽ thành: Đến lúc được phân công sẽ cố gắng nỗ lực (!)

8. Bài “Việt hữu tao động” (Việt Nam có biến động):
- Chữ “tao động” nghĩa là rối loạn, biến động lại được Lê Xuân Đức làm mới bằng cách dịch thành “báo động”: “Việt Nam có báo động. Xin hỏi “báo động” gì trong bài thơ đó?
- Câu “Vị đắc cung thân thượng chiến trường”. “Thượng chiến trường” nghĩa là ra chiến trường, bị phiên âm thành “thương chiến trường”. Theo đó, câu “Vị đắc cung thân thương chiến trường” của Lê Xuân Đức có thể hiểu là: Bản thân chưa bị vết thương nào trên chiến trường (!)
 
9. Bài “Đáo Liễu Châu” (Đến Liễu Châu)
- Câu “Thiên tân vạn khổ phi vô hạn” (Muôn cay nghìn đắng không phải là vô hạn), chữ “tân” (nghĩa làcay) trong “thiên tân” nghĩa là nghìn điều cay đắng, nhọc nhằn, bị viết thành chữ phụ, nghĩa là thịnh vượng, giàu có, béo tốt. Mà “thiên phụ” 千阜 có thể hiểu là nghìn điều thịnh vượng, giàu có?! Và “Thiênphụ, vạn khổ phi vô hạn” là: được hưởng ngàn lần giàu có thịnh vượng nên mới phải gặp vạn khổ đắng cay, điều đó không phải là vô hạn (!)
- Câu “Tỉnh lai diện thượng đới dư sầu” (Tỉnh ra trên mặt còn vương nét sầu), chữ “đới” bị phiên nhầm thành chữ “đối”. Lại “theo ý tứ mà suy”, câu Lê Xuân Đức phiên âm “Tỉnh lai diện thượng đối dư sầu” này có thể dịch theo cách dịch cổ văn là: “Tỉnh ra, soi gương (đối kính) thấy nét mặt vẫn còn buồn (!) 

10. Bài “Cựu bất đệ giải” (Giam lâu không được xét):
- Câu “Nan quan mạt bộ bội gian nan” (Cửa ải khó, đến chặng cuối càng khó khăn). Chữ “nan quan” nghĩa là cửa ải khó khăn, bị phiên âm thành “nam quan, một địa danh (tên gọi khác của Hữu Nghị quan). Thế là nguyên tác đã bị phiên âm “xuyên tạc” thành “Nam Quan mạt lộ bộ gian nan” nghĩa là: Chặng cuối về tới ải Nam Quan thấy càng gian nan (!)
- Chữ “mạt” trong “mạt bộ” nghĩa là chặng cuối, chặng về sau, bị phiên âm thành “mát bộ”. Dân ta có kiểu nói “mát ga, mát số” (từ mát vay mượn max = lớn; mát ga, mát số là ga to, số lớn = điều khiển xe với tốc độ lớn). Nếu hiểu “mát bộ” theo kiểu “mát số”, lại cộng cả cái sai “nan quan” thành “Nam Quan” của Lê Xuân Đức, câu thơ sẽ được hiểu: Tới ải Nam Quan, phải đi bộ rất gấp nên càng thêm bội phần vất vả (!)

11. Bài “Đáo đệ tứ chiến khu chính trị bộ” (Đến Cục chính trị chiến khu 4):
- Tên bài thơ “Đáo đệ tứ chiến khu chính trị bộ. Chữ “đệ” (có bộ trúc đầu) trong “đệ tứ” nghĩa là thứ(trong thứ tự), bị viết thành chữ “đệ” nghĩa là em trai. Sự lầm lẫn này chính là trường hợp Lê Xuân Đức thể hiện “thiếp thư” bằng chữ Hán của Bác Hồ gửi cho tướng Nguyễn Sơn mà Trần Thư Trung nêu (đệ có nghĩa là em thành đệ có nghĩa là thứ). Chỉ khác lần này là lầm lẫn ngược lại. Nguyên nhân cũng là do với người lơ mơ về chữ nghĩa, hai chữ “đệ” này trông “giống nhau” như gà với… cuốc!
-Câu “Trú liễu thập bát cá giam phòng” (Từng trú lại mười tám nhà lao). Chữ “trú” 住 nghĩa là ở trọ lại, (có bộ nhân đứng chỉ nghĩa) bị viết thành chữ “trụ” 柱 nghĩa là cái cột (có bộ mộc chỉ nghĩa). “Trú liễu” (ở hết) thành “trụ liễu” (cột hết) Thế là nguyên tác chữ Hán biến thành:.. hết mười tám cái cột ở giam phòng(!) Lầm lẫn này có lẽ do hai chữ trú và trụ âm đọc gần giống nhau, tự dạng nhìn nhang nhác như nhau (đều có bộ chủ ghi âm).

12. Bài “Mông ưu đãi” (Được ưu đãi)
Câu “Chủ nhiệm Lương công ưu đãi ngã, chữ “ưu” (có bộ nhân đứng) trong “ưu đãi” có nghĩa là nhiều, hơn lại bị chép thành chữ “ưu” (không có bộ nhân đứng) nghĩa là ưu sầu, lo buồn. Thế là nguyên tác thơ Hồ Chí Minh với nghĩa “Ông chủ nhiệm họ Lương ưu đãi ta” đã biến thành: Ông chủ nhiệm họ Lương “đãita nỗi ưu sầu (!).
Đúng là chỉ có người 40 năm nghiên cứu, phê bình thơ Bác, Chuyên gia số một Lê Xuân Đức mới có thể biến cái sai thành cái “có lý” như vậy!

13. Bài “Ngũ khoa trưởng, Hoàng khoa viên” (Khoa trưởng họ Ngũ, khoa viên họ Hoàng)
Câu “Lưỡng nhị kiến ngã thái khả lân” (Chính Lê Xuân Đức giảng: Hai người hai bận đến đến thăm thấy tình cảnh của ta đáng thương). Nguyên tác là “lưỡng nhị” nhưng bị viết thành “lưỡng nhân”. Viết là “lưỡng nhân” nhưng khi phiên âm lại là “lưỡng nhị”! Cứ như một trò đùa vậy!

14. Bài “Bào hương cẩu nhục” (Thịt chó ở Bào Hương):
- Phần tên bài thơ “Bào Hương cẩu nhục, chữ “cẩu” nghĩa là con chó, có bộ khuyển ghi nghĩa, chữ cấu(âm khác là câu) ghi âm lại bị biến thành chữ câu 拘 trong “câu lưu” nghĩa là bắt, bắt lấy cái gì (gồm bộ thủ扌ghi nghĩa và chữ câu ghi âm). Thế là nguyên tác chữ Hán “Bào Hương cẩu nhục” (Thịt chó ở Bào Hương) qua phù phép của Lê Xuân Đức đã bị biến thành “Bào Hương câu nhục” (Bọn lính ngục đi câu thịt (chó) ở Bào Hương!?).
Thế là Nhà nghiên cứu thơ Hồ Chí Minh Lê Xuân Đức nhầm lẫn lung tung cả: chữ câu (nghĩa là đủ) thành chữcâu, nghĩa là lưỡi câu Bài Điền Đông, rồi lại nhầm chữ cẩu (con chó) với chữ câu (bắt, bắt lấy cái gì).
- Câu “Khả kiến nhất ban đệ giải nhân, chữ “đệ” 遞 trong “đệ giải” nghĩa là áp giải tù nhân, lại biến thành chữ “nghinh” nghĩa là đón rước. Cái sai này nguyên nhân do hai chữ nghinh và chữ đệ nhác trông hơi giống nhau ở bộ sước. Thế là nguyên tác thơ Hồ Chí Minh áp giải tù nhân, qua tay Lê Xuân Đức đã thành đón rước tù nhân (!)
- Câu “Sinh hoạt hữu thời dã bất tục” (Sinh hoạt đôi khi cũng tỏ ra sành sỏi), chữ “hữu thời” (chữ thời có bộ nhật) nghĩa là có lúc, đôi khi, lại bị biến thành hữu “trĩ” 峙 (chữ trĩ có bộ sơn 山 nghĩa là sừng sững, đối chọi). Nguyên nhân có lẽ chữ “trĩ” với người không biết chữ nhác trông hơi giống chữ thời, (đều có chữ tự theo ghi âm) và có thể hiểu: Trong sinh hoạt có lúc đối chọi nhau, nhưng vẫn giữ được phép lịch sự (!).
Chỉ mới chép lại bài thơ “Thịt chó ở Bào Hương” mà soạn giả đã “chuếnh choáng hơi men”, nhìn gà hóa cuốc đến vậy sao? Chúng tôi bình chọn “Thịt chó ở Bào Hương” là bài thơ tập trung nhiều lỗi nhất trong sách“Nhật ký trong tù và lời bình” của Nhà nghiên cứu phê bình văn học Lê Xuân Đức. Cũng xin độc giả tạm dừng ở con số 14 bài thơ chữ Hán với những cái sai được nhà nghiên cứu phê bình Lê Xuân Đức đưa vào“Nhật ký trong tù và lời bình”, đã được phát hành rộng rãi.


Nhận xét đầu tiên chúng tôi là: Một người có chữ không bao giờ để xảy ra những sai sót tệ hại như Lê Xuân Đức. Trong trường hợp phần nguyên văn chữ Hán do người khác thực hiện, sau khi sách in xong, Lê Xuân Đức vẫn có mắt để phát hiện ra chữ với nghĩa nó sai thế nào cơ mà? Và khi ấy, với “niềm đam mê thơ Bác” như lời của chính tác giả, một người giành 40 năm đeo đuổi thơ Hồ Chí Minh, sách “Nhật ký trong tù và lời bình” sẽ bị tiêu hủy do chính tay tác giả! Thế nhưng, từ năm 2013 đến nay, một ngàn bản sách đã được phát hành để đến tay bạn đọc, đến với các thầy cô giáo và học sinh yêu thơ Bác! Như vậy, cho dù dòng tiểu sử Đại biểu Quốc hội khóa VIII ghi ở phía dưới bức ảnh sáng ngời trí tuệ ngoài bìa sách, Nhà phê bình văn học Lê Xuân Đức cũng khó có thể đổ lỗi cho ai trong trường hợp này.

Phần “chữ” là vậy. Còn phần “lời bình, Nhà phê bình Lê Xuân Đức “phê” và “bình” như thế nào?

Vốn là một người dạy văn, nên cách viết “phê bình” của Lê Xuân Đức đậm đặc chất bình giảng trong nhà trường (kiểu lấy “bằng bằng, trắc trắc”, “ngắt ngắt, nhịp nhịp”, “tu từ, thủ pháp” làm trọng). Suốt mấy chục năm qua, Lê Xuân Đức đã làm khổ bạn đọc bằng cách đem những lời nói trên bục giảng ấy đi đăng báo, in sách. In, đăng nhiều đến nỗi, ông hãnh diện khi được người ta suy tôn là “chuyên gia về thơ Bác”: “Chọn một số bài thơ của các nhà thơ khác nhau để bình mà được bạn đọc ghi nhận là điều không dễ, nhưng chọn hầu hết thơ của một tác giả để bình, đặc biệt tác giả đó là Bác Hồ, để trở thành một chuyên gia về thơ Bác thì khó gấp bội. Đọc những bài bình của nhà nghiên cứu, phê bình văn học Lê Xuân Đức, ta nhận thấy rằng ông công phu, tâm huyết và hiệu quả” (Nhà thơ Vương Trọng – Lời in ngoài bìa sách“Nhật ký trong tù và lời bình”).

Có lẽ ít nhiều Lê Xuân Đức cũng tự biết và mặc cảm với căn bệnh nghề nghiệp của mình. Thế nên, gần đây ông cố vùng vẫy thoát khỏi cái “ao văn bình giảng” chật hẹp để mong vẫy vùng, bơi lội trong “bể văn chương” rộng lớn. Thế là, thay vì chỉ “bình” và “giảng”, mõ tre sách in như trước, nay ông thêm cả “phê”, “chê” thực sự. Vậy Lê Xuân Đức “phê” và “bình” thế nào? Thưa rằng: Trong “Nhật ký trong tù và lời bình” ông lấy cái kiến thức nông cạn “chữ tác đánh chữ tộ, chữ ngộ thành chữ quá” của mình ra để “phê”, và đạo văn của người khác để “bình”.

Kỳ 2:
ĐẠO VĂN ĐỂ BÌNH VĂN


Trong Lời tác giả, Lê Xuân Đức viết: “Với niềm đam mê thơ Bác, chúng tôi đã chuyên tâm nghiên cứu và thẩm bình thơ Bác từ năm 1973 đến năm 2013 này, tròn 40 năm, và đã hoàn thành việc thẩm bình toàn bộ 133 bài thơ của Nhật ký trong tù. Trong sách Nhật ký trong tù và lời bình này, chúng tôi không đưa vào sách 39 bài thơ đã bình và một số bài bình khác chúng tôi đã in trên các sách báo mà chỉ đưa những bài bình các bài thơ chưa ai bình và chọn một số bài thể hiện tư tưởng chính trị của Nhật ký trong tù để thấy sự nhất quán của cả tập thơ. Về thẩm bình toàn bộ Nhật ký trong tù chúng tôi sẽ công bố thời gian tới.
Chúng ta chưa vội xem Chuyên gia số một về thơ Bác dạy người “thẩm bình” thơ như thế nào. Ta hãy xem Lê Xuân Đức đạo văn để bình văn ra sao.
“Căn nhà” xảy ra “vụ này” có tên “Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh – chú thích – thư pháp”. “Khổ chủ” là soạn giả GS Hoàng Tranh – Phó viện trưởng Viện khoa học xã hội Quảng Tây. Ông là người có nhiều công trình nghiên cứu về Chủ tịch Hồ Chí Minh như: Hồ Chí Minh với Trung Quốc (NXB Giải phóng quân) Hồ Chí Minh – Thơ trong tù – Chú thích (NXB Giáo dục Quảng Tây) Tập sách ảnh Hồ Chí Minh với Trung Quốc-NXB Bách khoa toàn thư Trung Quốc” (Lời giới thiệu ngoài bìa sách Thơ chữ Hán Hồ Chí minh-Chú thích-thư pháp).
Lời Nhà xuất bản chính trị Quốc gia: “Nhân kỷ niệm 115 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia phối hợp cùng bảo tàng Hồ Chí Minh xuất bản cuốn Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh – Chú thích – Thư pháp. Cuốn sách gồm hai phần chính: Phần thơ chữ Hán-Chú thích gồm thơ chữ Hán trong và ngoài Nhật ký trong tù với 169 bài, trong mỗi bài đều có chú thích, được biên soạn rất công phu, kỹ lưỡng, giúp bạn đọc hiểu được thời gian, bối cảnh, địa điểm, sự kiện, nhân vật mà Hồ Chí Minh làm thơ; phần hai Thơ chữ Hán-Thư pháp…
Như vậy, chỉ cần xem cách đặt tên cuốn sách và lời giới thiệu của NXB Chính trị quốc gia cũng đủ biết phần “chú thích” trong sách “Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh – chú thích – thư pháp” quan trọng và giá trị như thế nào.
Cũng xin nói trước rằng: Sách của GS Hoàng Tranh xuất bản tháng 5/2005, trong khi sách “Nhật ký trong tù và lời bình” của Lê Xuân Đức xuất bản năm 2013. Như vậy, chỉ trừ trường hợp GS Hoàng Tranh có tài tiên tri, mới “đạo” được chú thích trong sách của Lê Xuân Đức xuất bản sau đó 8 năm.
Xưa nay, một khi đã lọt vào nhà, dù nhà giàu hay nghèo bọn đạo chích vẫn thường nhanh chóng lấy đi những thứ giá trị nhất của căn nhà ấy. Với “căn nhà” Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh – chú thích – thư pháp của GS Hoàng Tranh, (sau đây gọi tắt GS Hoàng Tranh) Lê Xuân Đức cũng đã “bê” gần như toàn bộ “đồ đạc” đáng giá nhất của cuốn sách đem về nhà mình. Một số ông để nguyên xi, dùng đúng chức năng vốn có của nó. Phần còn lại, ông sửa chữa, thay hình đổi dạng hoặc có “sáng kiến” dùng vào việc khác.
Lấy chú thích của người khác làm chú thích của mình:

1. Bài Điền đông:
- GS Hoàng Tranh: Điền Đông là một huyện thuộc lưu vực sông Hữu Giang của tỉnh Quảng Tây, trực thuộc thành phố Bách Sắc, cách huyện lỵ Thiên Bảo (nay là Đức Bảo) hơn 80 km, cách thành phố Nam Ninh hơn 90 km, trước đây muốn đi từ Thiên Bảo đến Nam Ninh nhất thiết phải qua Điền Đông.
- Chuyên gia thơ Bác Lê Xuân Đức (sau đây gọi tắt CG Lê Xuân Đức): Điền Đông là một huyện thuộc lưu vực sông Hữu Giang, của tỉnh Quảng Tây, trực thuộc thành phố Bách Sắc, cách huyện lỵ Thiên Bảo (nay là Đức Bảo) hơn 80 km, cách thành phố Nam Ninh hơn 90 km. Trước đây, muốn đi từ Thiên Bảo đến Nam Ninh không thể không qua Điền Đông.
*Như vậy, CG Lê Xuân Đức chỉ thay “nhất thiết phải” bằng “không thể không, bỏ chữ “của” đi và chấm phẩy lại tí chút.

2. Bài Nhà lao Quả Đức:
- GS Hoàng Tranh: Quả Đức là tên một huyện thời kỳ Quốc dân Đảng, đặt ở thị trấn Quả Hóa phía tây bắc huyện lỵ Bình Quả, Quảng Tây ngày nay. Năm 1951, hợp nhất hai huyện Bình Trị và Quả Đức thành huyện Bình Quả, huyện lỵ đặt ở thị trấn Mã Đầu, nay cũng chính là huyện lỵ Bình Quả, cách Điền Đông 60 km cách Nam Ninh 130 km.
- CG Lê Xuân Đức: Năm 1951, Quả Đức hợp nhất với huyện Bình Trị lấy tên là huyện Bình Quả, huyện lỵ đặt ở thị trấn Mã Đầu, cách Điền Đông 60 km, cách Nam Ninh 130 km.
*Ở đây, Lê Xuân Đức bỏ bớt đi một câu. Cụm từ “hợp nhất hai huyện Bình Trị và Quả Đức” được diễn đạt thành “Quả Đức hợp nhất với huyện Bình Trị”.

3. Bài Sở trưởng Long An họ Lưu:
- GS Hoàng Tranh: Long An là một huyện ở lưu vực sông Hữu Giang, tỉnh Quảng Tây, nay trực thuộc thành phố Nam Ninh, cách huyện lỵ Bình Quả hơn 30 km, cách Nam Ninh khoảng 100 km.
- CG Lê Xuân Đức: Nhà lao Long An cũng là nhà tù cấp huyện, cách Quả Đức 37 km, cách Nam Ninh khoảng 100 km, dọc theo sông Hữu Giang chếch về phía Nam. Nay Long An thuộc thành phố Nam Ninh.
*Chú thích này cũng được LXĐ “chỉnh trang” lại đôi chỗ như bạn đọc thấy.

4. Bài Đồng Chính:
- GS Hoàng Tranh: (1) Đồng Chính, tên một huyện cũ của tỉnh Quảng Tây, một khu hành chính trong thời kỳ Quốc Dân Đảng, nay ở thị trấn Trung Đông phía tây bắc huyện lỵ Phù Tuy, cách Long An 30 km, cách Nam Ninh 50 km.
- CG Lê Xuân Đức: (1) Đồng Chính là một huyện, một khu hành chính trong thời kỳ Quốc Dân Đảng cai quản, nay là thị trấn Trung Đông phía tây bắc huyện lỵ Phù Tuy, cách Long An 30 km, cách Nam Ninh 50 km.
Đây cũng là chú thích LXĐ thêm bớt đi chút ít để thành ‘đồ nhà” mình.
- GS Hoàng Tranh:
 (2) Bình Mã, tức thị trấn Bình Mã, là huyện lỵ của Điền Đông, tỉnh Quảng Tây. Hồ Chí Minh đã từng bị giam ở nhà lao huyện Điền Đông.
- CG Lê Xuân Đức:
 (2) Bình Mã là thị trấn, huyện lỵ của Điền Đông. Bác đã từng bị giải đến nhà giam ở đây, rồi Quả Đức, Long An, bây giờ là Đồng Chính.
Như thế, ở bài “Đồng Chính” có hai chú thích của GS Hoàng Tranh, Lê Xuân Đức đã “chôm” cả hai. Ngoài ra, bài “Đồng Chính” còn một chú thích đánh dấu sao của người dịch Nguyễn Huy Hoan: “Hai chữ ‘chính đồng có nghĩa là giống nhau” được CG Lê Xuân Đức “lấy” và đưa nguyên xi vào phần “lời bình” của bài này (phần sau ở mục Lấy chú thích làm lời bình chúng tôi sẽ nói rõ hơn).

5. Bài Ngục Thiên Giang:
- GS Hoàng Tranh: Thiên Giang là tên một huyện thời Quốc dân Đảng, ngày nay trở thành thị trấn, trực thuộc khu Hưng Tân, thành phố Lai Tân, tỉnh Quảng Tây, cách Tân Dương 49km về phía Bắc.
- CG Lê Xuân Đức: Thiên Giang là tên một huyện thời Trung Hoa dân quốc, nay là thị trấn, trực thuộc khu Hưng Tân, thành phố Lai Tân, tỉnh Quảng Tây, cách Tân Dương 49km về phía Bắc cách Lai Tân 42 km.
Ở đây ta thấy có một cái lạ. Dường như GS Hoàng Tranh đi điền dã ở Quảng Tây, Lê Xuân Đức cũng sang tận Quảng Tây để “đo đường”. Thậm chí Lê Xuân Đức đo kỹ, làm “nghiêm túc” hơn. Đó là chi tiết “cách Lai Tân 42 km” mà GS Hoàng Tranh không có. Nhưng xin thưa, đó là số liệu Lê Xuân Đức “vặt” trong chú thích bài “Đáp xe lửa đi Lai Tân” của GS Hoàng Tranh. Ở đó GS cho biết, “Lai Tân cách Thiên Giang 40 km”. Còn ở đây CG Lê Xuân Đức nói Thiên Giang cách Lai Tân 42 km!

6. Bài Đến Liễu Châu:
- GS Hoàng Tranh: “Liễu Châu là tỉnh Quảng Tây chếch về phía đông bắc, có sông Liễu Giang là một nhánh của sông Tây Giang chảy qua, Liễu Châu ngày nay là một thành phố cấp địa khu”.
- CG Lê Xuân Đức: “Liễu Châu nằm giữa tỉnh Quảng Tây chếch về phía Đông Bắc, có sông Liễu Giang là một nhánh của sông Tây Giang chảy qua, trên đường từ Nam Ninh đi Quế Lâm. Liễu Châu ngày nay là một thành phố cấp địa khu”.

7. Bài Đáp xe lửa đi Lai Tân:
- GS Hoàng Tranh: “Lai Tân là một huyện cũ, ngày nay đã trở thành khu (quận) Hưng Tân, trực thuộc thành phố Lai Tân ở cấp địa khu (trên cấp huyện theo cấp quản lý của Trung Quốc), cách Tân Dương 90 km, cách Thiên Giang 40 km, cách Liễu Châu 80 km”.
- CG Lê Xuân Đức: “Lai Tân là huyện thời Trung Hoa dân quốc, nay trở thành khu (quận) Hưng Tân, trực thuộc thành phố Lai Tân ở cấp địa khu trên cấp huyện theo cấp quản lý của Trung Quốc hiện nay. Những năm 40 của thế kỷ XX gần huyện lỵ Lai Tân có cơ sở khai thác than, có đường xe lửa chuyên chở than của Công ty Hợp Sơn”.
Sao Lê Xuân Đức lại biết rõ hơn GS Hoàng Tranh thế này nhỉ? (phần gạch chân) Hình như đoạn này CG Lê Xuân Đức đi Quảng Tây điền dã thật thì phải? Nhưng không! Nguyên ở bài “Đáp xe lửa đi Lai Tân” GS Hoàng Tranh có hai chú thích. Chú thích (1) đã được CG Lê Xuân Đức sử dụng (phần không gạch chân). Còn chú thích (2) GS viết: “Ở gần huyện Lai Tân là nơi sản xuất than, có Cục khoáng sản Hợp Sơn. Những năm 40 của thế kỷ XX đã có xe lửa chuyên chở than. Năm ấy, Hồ Chí Minh rời Thiên Giang, sau một chặng đường đi bộ đã lên xe lửa chở than của Công ty Hợp Sơn để đến huyện lỵ Lai Tân.Thế là CG Lê Xuân Đức đã “biên tập” lại hai chú thích của GS Hoàng Tranh thành một chú thích của mình.
Ở trên, chúng tôi có nói, phần “chú thích” trong “Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh-chú thích-thư pháp”quan trọng và giá trị bởi đây là lần đầu tiên, các địa danh, địa điểm Bác Hồ từng bị giam cầm và ghi lại trong“Nhật ký trong tù” được chú thích một cách chi tiết, cụ thể như vậy. Ở đất nước Trung Hoa rộng lớn, mỗi huyện của họ tương đương một tỉnh ở mình, thời gian xảy ra câu chuyện đã hơn nửa thế kỷ. Địa danh lúc tách, lúc nhập; đường sá, sự vật, con người đã thay đổi quá nhiều. Đặc biệt là sự phát triển nóng của kinh tế Trung Quốc khiến cho chính những người tù từng bị giam giữ, giải đi giải lại ở vùng Quảng Tây nếu trở lại cũng khó có thể nhận ra. Việc xác định lại như GS Hoàng Tranh làm là việc không hề đơn giản. Chú thích của GS Hoàng Tranh không chỉ là công sức, trí tuệ mà còn là tiền bạc. Mặt khác, công trình này còn có vai trò đóng góp quan trọng, của tập thể cán bộ NXB Chính trị quốc gia, của dịch giả Nguyễn Huy Hoan. Bởi vậy, chẳng có lý do gì, Chuyên gia Lê Xuân Đức ngồi mát ở khu Bán đảo Linh Đàm – Hà Nội lại tự tiện “thó” về dùng mà không một lời chú dẫn. Giả sử những thông tin trong chú thích của “Nhật ký trong tù và lời bình”được lấy ra từ một cuốn sách địa dư chí của Quảng Tây, (tài liệu không liên quan gì đến chủ đề thơ Bác) thì Lê Xuân Đức vẫn phải chú thích nguồn gốc tài liệu, thông tin ấy. Đó là cách làm của người đường hoàng, tôn trọng bản quyền, luật pháp. Huống chi, ở đây, GS Hoàng Tranh viết về Thơ chữ Hán của Hồ Chí Minh, Lê Xuân Đức cũng viết về “Nhật ký trong tù, sao có thể “đạo” trắng trợn đến vậy?

Ngoài đạo “chú thích” làm “chú thích”, Lê Xuân Đức còn đạo “chú thích” của GS Hoàng Tranh làm “lời bình” (“thẩm bình”) Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh. Sau đây là một số trường hợp:

1. Bài Điền Đông:
Ở phần trên, ta đã biết Lê Xuân Đức đạo “chú thích” của GS Hoàng Tranh trong bài này làm “chú thích” của mình. Phần còn lại, ông đưa vào lời bình:
Câu Tân như quế dã, mễ như châu (Củi đắt như quế, gạo như châu):
- GS Hoàng Tranh chú thích: “Ý câu thơ trên muốn nói gạo và củi đều đắt đỏ. Trong sách Chiến quốc sách, sở sách tam có câu: “Lương thực ở nước Sở quý như ngọc, củi quý như quế”
- CG Lê Xuân Đức “bình”: “Câu kết bài thơ có thể Bác mượn ý từ câu “Sở quốc chi thực quý ư ngọc, tân quý ư quế” (Ở nước Sở lương thực đắt đỏ như ngọc, củi đắt như quế) trong sách Chiến quốc sách, Sở sách tam..”`

2. Bài Thịt chó ở Bào Hương:
- GS Hoàng Tranh chú thích: “Bào Hương là địa danh, trước đây gọi là Bào Kiều Hương, ngày nay gọi là làng Bào Kiều (Bào Kiều khu) trực thuộc thị trấn Lục Oát, huyện Vũ Minh, cách huyện lỵ Vũ Minh 15km về phía đông bắc. Nhân dân làng này rất thích ăn thịchó, nhưng theo phong tục, tập quán cũ thường không được giết chó trong nhà, mà phải ăn thịt chó ở các hàng thịt chó bên ngoài, vì vậy, các quán thịt chó ở vùng này rất nhiều”.
- CG Lê Xuân Đức “bình: “Bào Hương thuộc huyện Vũ Minh, cách huyện lỵ Vũ Minh 15km về phía Đông Bắc, trực thuộc thị trấn Lục Oát. Huyện Vũ Minh trước đây gọi là Bào Kiều Hương ngày nay, gọi là làng Bào Kiều (Bào Kiều khu). Nhân dân làng này rất thích ăn thịt chó, nhưng theo phong tục, tập quán cũ thường không được giết chó trong nhà, mà phải ăn thịt chó ở các hàng thịt chó bên ngoài, vì vậy, các quán thịt chó ở vùng này rất nhiều, quán nối quán”.
Giống như kẻ ăn cắp được cái nồi đồng, Lê Xuân Đức cố tình “đập” cho méo mó, biến dạng một chút để phòng khi đem ra “xào nấu”, không ai phát hiện ra. Thế nhưng khổ nỗi, ông đập mạnh tay quá, làm hỏng luôn cả cái nồi: GS Hoàng Tranh viết: “Bào Kiều Hương, ngày nay gọi là làng Bào Kiều (Bào Kiều khu) trực thuộc thị trấn Lục Oát, huyện Vũ Minh…, (chú ý: sau cụm từ “huyện thị trấn Lục Oát” là dấu phẩy, nghĩa là làng Bào Kiều thuộc thị trấn Lục Oát, và thị trấn Lục Oát lại thuộc huyện Vũ Minh). Thế nhưng, trong lúc dấm dúi, Chuyên gia “xào xáo” Lê Xuân Đức đã nhầm lẫn tai hại: Ông cắt dán và đặt dấu chấm (.) thay cho dấu (,) ngăn cách giữa hai cụm từ “thị trấn Lục Oát, huyện Vũ Minh”, thành “Huyện Vũ Minh trước đây gọi là Bào Kiều Hương, ngày nay gọi là làng Bào Kiều” (!) Thế là CG Lê Xuân Đức đã viết lại lịch sử làng Bào Hương, biến làng Bào Kiều thành huyện Vũ Minh trước đây (!) Như thế, theo tay bút “đạo văn” Lê Xuân Đức, Bào Hương vốn là một huyện chứ không phải là một làng như trong “Nhật ký trong tù” và GS Hoàng Tranh đã viết.
Đối với phần sau chú thích của GS Hoàng Tranh nói lý do ở Bào Hương lắm quán thịt chó, Lê Xuân Đức để nguyên từng dấu chấm, dấu phẩy, và thêm vào 4 từ “quán nối nối quán để thành “lời bình” của ông! (Cũng xin lưu ý thêm, phần “lời bình” bài “Thịt chó ở Bào Hương” của Lê Xuân Đức chỉ vẻn vẹn có 20 dòng, trong đó, riêng phần “chú thích” của GS Hoàng Tranh mà ông “chôm” về làm “lời bình” đã chiếm mất 8 dòng).

3. Bài Tiền đèn:
- GS Hoàng Tranh chú thích: “Quế tệ là loại giấy bạc do chính quyền địa phương Quảng Tây phát hành”
- CG Lê Xuân Đức “bình”: “Quế tệ là loại giấy bạc do chính quyền địa phương Quảng Tây phát hành, lưu thông trong tỉnh.
Như vậy, ông Đức chỉ thêm có 4 từ mà chúng tôi gạch chân.

4. Bài Đến Quế Lâm:
- GS Hoàng Tranh chú thích: Trước khi Hồ Chí Minh bị giam, Người từng sống và làm việc một thời gian tại trụ sở của Văn phòng Bát lộ quân Quế Lâm, nên người rất quen thuộc với thành phố nối tiếng về cây quế và hoa quế này. Nhưng ở đây, Người viết: “Quế lâm vô quế diệc vô lâm, Chỉ kiến sơn cao dữ thủy thâm” để nói lên cảnh tối tăm của nhà tù và tâm trạng buồn chán của mình.- CG Lê Xuân Đức“bình: “Đây không phải là lần đầu Bác đến Quế Lâm khi đang hoạt động ở Trung Quốc, Bác thường đi về Quế Lâm làm việc tại trụ sở Bát lộ quân và có một vài lần đến Quế Lâm (…), Quế Lâm chẳng có gì xa lạ với Bác, một vùng đất nổi tiếng về cây quế và hoa quế, nhưng lần này đến Quế Lâm mang thân phận của người tù, chẳng thấy rừng, thấy quế đâu.

5. Bài Đến cục chính trị chiến khu 4:
- GS Hoàng Tranh chú thích: “Theo những ghi chép của Hồ Chí Minh trong cuốn “Nhật ký trong tù, thì 13 huyện đó đi theo trình tự như sau: Thiên Bảo (ngày nay là Đức Bảo), Tĩnh Tây, Điền Đông, Quả Đức (nay là Bình Quả) Long An, Đồng Chính (nay là Phù Tuy), Nam Ninh, Vũ Minh, Tân Dương, Thiên Giang (là thị trấn Thiên Giang) Lai Tân, Liễu Châu, Quế Lâm”.
- CG Lê Xuân Đức “bình”: “Theo thứ tự ghi chép trong cuốn Ngục trung nhật ký, thì 13 huyện mà Bác bị giải đến là: Thiên Bảo (nay là Đức Bảo), Tĩnh Tây, Điền Đông, Quả Đức (nay là Bình Quả) Long An, Đồng Chính (nay là Phù Tuy), Nam Ninh, Vũ Minh, Tân Dương, Thiên Giang (là thị trấn Thiên Giang) Lai Tân, Liễu Châu, Quế Lâm”.
*Cái khác đáng kể ở đây, GS Hoàng Tranh nói “Nhật ký trong tù” còn Lê Xuân Đức viết “Ngục Trung nhật ký. Phần còn lại là bản copy. Không chỉ có thế, Lê Xuân Đức còn đưa cả đoạn này vào “nhật ký điền dã” của mình (chúng tôi nói rõ ở phần sau).

6. Bài Đọc lời giáo huấn của ông Tưởng:
- GS Hoàng Tranh chú thích: “Tưởng công huấn từ, chỉ những lời nói của Tưởng Giới Thạch. Những lời phát biểu của Tưởng Giới Thạch quyết kháng chiến đến cùng trong thời kỳ chiến tranh chống Nhật, Hồ Chí Minh đã được đọc trên các báo xuất bản ở Đệ tứ chiến khu bấy giờ như tờ Trần Trung Nhật báo”.
- CG Lê Xuân Đức “bình”: “Tưởng công huấn từ, trong bài thơ này là những lời phát biểu của Tưởng Giới Thạch. Những lời phát biểu của Tưởng Giới Thạch quyết kháng chiến đến cùng trong thời kỳ chiến tranh chống Nhật, Bác đã đọc được những lời huấn từ trên các tờ báo xuất bản ở Đệ tứ chiến khu, trong đó có tờTrần Trung Nhật báo”.
*Cái khác đáng kể ở đây là Lê Xuân Đức chữa hai chữ “được đọc” thành “đọc đượcthay “Hồ Chí Minh” bằng “Bácnhư tờ thành trong đó có tờ.

7. Bài Tướng quân Lương Hoa Thịnh thăng chức phó tư lệnh:
- GS Hoàng Tranh chú thích: Lương Hoa Thịnh nguyên là Chủ nhiệm Cục chính trị Đệ tứ chiến khu.Tháng 5 năm 1943, ông được thăng chức Phó tư lệnh Đệ tứ chiến khu. Ông đã từng tham gia chiến đấu chống Nhật ở các chiến trường Chiết Giang, Hồ Nam, sau đó dẫn quân từ Vân Nam vào chiến khu Miến Điện (Mianma). Khi Lương Hoa Thịnh làm chủ nhiệm Cục chính trị Đệ tứ chiến khu, ông đã thẩm tra Hồ Chí Minh ở trại giam, vì thế Hồ Chí Minh đã ít nhiều hiểu về binh nghiệp của ông.
- CG Lê Xuân Đức “bình”: Trung tướng Lương Hoa Thịnh là Chủ nhiệm Cục chính trị Đệ tứ chiến khu ở Liễu Châu, tỉnh Quảng Tây đã có lần trực tiếp xét hỏi Bác, và có những ưu đãi với Bác khi bị giam giữ ở nhà giam của Cục chính trị. Tiếp xúc với vị tướng quân này Bác hiểu ít nhiều cuộc đời binh nghiệp của ông,Bác khâm phục tài năng và đức độ của ôngTháng 5-1943, ông được thăng thức Phó tư lệnh…
Ở đây, Lê Xuân Đức cũng chỉ thay “Hồ Chí Minh” bằng “Bác” là đáng kể, cộng thay đổi chút diễn đạt là thành của mình.

8. Bài Tức cảnh:
- GS Hoàng Tranh chú thích: “Trương Phi và Quan Vũ là hai danh tướng nhà Thục Hán thời Tam quốc. Trương Phi nổi tiếng về tính cương trực, Quan vũ nổi tiếng về các đức tính tín nghĩa, trung dũng. Hai người cùng là anh em kết nghĩa của Lưu Bị”.
- CG Lê Xuân Đức “bình”: “Trương Phi và Quan Vũ là hai danh tướng nhà Thục Hán thời Tam quốc. Trương Phi (còn có tên là Trương Dực Đức) nổi tiếng về tính cương trực và dũng cảm, Quan vũ (Quan Văn Trường, Quan Công) nổi tiếng về các đức tính tín, nghĩa, trung dũng. Hai người cùng Lưu Bị.kết nghĩa anh em “Đào viên kết nghĩa”.
*Đoạn này Lê Xuân Đức chỉ thêm chút ít phần mở ngoặc.
- GS Hoàng Tranh chú thích: Hai câu thơ: “Cành lá khéo in hình Dực Đức, Vầng hồng sáng mãi dạ Quan Công, chính là lúc Hồ Chí Minh nhìn cảnh vật rồi liên tưởng tới hai nhân vật Trương Phi và Quan Công trong lịch sử Trung Quốc, được nhân dân rất sùng kính để nói lên tình cảm của mình. Từ trong tù nhìn ra xa, Hồ Chí Minh thấy những ngọn cây lá tua tủa giống như khuôn mặt Trương Phi với bộ râu quai nón,và cũng nghĩ đến bộ râu của mình trong tù không được cạo giống như Trương Phi vậy. Lại nhìn mặt trời đỏ, Người nghĩ đến tấm lòng son sắt, trung nghĩa của Quan Vũ, liên tưởng đến mình cũng đang ấp ủ trong lòng trung son sắt với Tổ quốc và nhân dân.
- CG Lê Xuân Đức “bình”: “Ngọc cây khéo vẽ hình Trương Phi, Vầng hồng sáng mãi lòng Quan Vũ.Trong lịch sử và trong đời sống tinh thần Trung Quốc, hai tướng Trương Phi và Quan Công được nhân dân rất sùng kính, là biểu tượng đẹp đẽ, biểu tượng sống được lưu truyền, ai ai cũng biết. Điều chắc chắn hình ảnh hai vị để lại ấn tượng sâu đậm trong tâm khảm Bác, nên từ trong tù nhìn thấy những ngọn cây lá tua tủa, Bác đã tưởng giống như khuôn mặt cương nghị Trương Phi với bộ râu quai nón oai hùngVà, khi nhìn mặt trời đỏ rực, Bác liên tưởng đến tấm lòng son sắt, trung nghĩa của Quan Vũ, liên tưởng đến mình cũng đang ấp ủ trong lòng trung son sắt với Tổ quốc và nhân dân.
Như vậy, không chỉ đạo ý, đạo lời mà Lê Xuân Đức còn đạo nguyên xi từng đoạn của GS Hoàng Tranh. Chỉ dừng ở đây thôi, chúng ta cũng thấy rằng, tính chất “đạo văn để bình văn” của Lê Xuân Đức rõ như thế nào.

Sách có tên “Nhật ký trong tù và lời bình”, vậy mà ông Lê Xuân Đức lấy “chú thích” của người khác để làm “lời bình” của mình như vậy đó! Chẳng nhẽ với 40 năm “thẩm bình” thơ Bác, và là người đầu tiên “thẩm bình” hết toàn bộ 133 bài thơ trong “Nhật ký trong tù” và “sẽ công bố thời gian tới, ông Lê Xuân Đức vẫn chưa hiểu thế nào là “chú thích” thế nào là “lời bình”? Sách ông đề “Nhật ký trong tù và lời bình,nhưng phần “Nhật ký trong tù” đã bị ông xuyên tạc nguyên tác, “chữ tác, đánh chữ tộ”; phần “lời bình” ông lại “chôm” chú thích của người khác để “bình”. Như thế, chẳng phải độc giả đã mất tiền oan để mua về “nguyên tác” thơ Hồ Chí Minh bị ông xuyên tạc, và mua lại “chú thích” đã có trong sách Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh-chú thích-thư pháp của GS Hoàng Tranh hay sao?

Vậy ông Lê Xuân Đức có biết ngoài tội “đạo văn”, ông có mắc tội gì nữa không? Ông “kiến thức uyên thâm, tính tình trầm tĩnh” (chữ của nhà thơ Vương Trọng nhận xét về Lê Xuân Đức) chắc hẳn phải biết “Quải dương đầu, mại cẩu nhục nghĩa là gì rồi chứ?

Ông Lê Xuân Đức đã từng tham gia và được nhận giải thưởng xuất sắc của Hội nhà văn Việt Nam về cuộc vận động sáng tác, quảng bá tác phẩm VHNT, báo chí về chủ đề “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Ông cũng từng làm Vụ trưởng vụ văn hóa giáo dục của Quốc hội, Đại biểu quốc hội khóa VIII. Vậy, ông Lê Xuân Đức có biết, hành động xuyên tạc nguyên tác thơ Hồ Chí Minh và đạo văn để bình văn của ông mắc vào tội gì, và đã xúc phạm tới những ai không? Ông kỷ niệm 40 năm nghiên cứu thơ Bác và 70 năm “Nhật ký trong tù” (2013) bằng một “tác phẩm” như “Nhật ký trong tù và lời bình”như thế này chăng?
 
Tên sách là “Nhật ký trong tù và lời bình” nhưng phần nguyên văn chữ Hán, phiên âm, dịch thơ (ông giới thiệu nhiều bản dịch của nhiều người) chiếm phần lớn. Phần “lời bình” của ông ngắn cũn, ngoài “đạo” nội dung chú thích của GS Hoàng Tranh, Lê Xuân Đức tán nhăng, tán cuội, kiến thức chắp vá, nông cạn, đầy rẫy sạn.
 
Kỳ 3: KHÔNG CÓ CHỮ DẠY NGƯỜI BIẾT CHỮ
Ở phần I và phần II bài viết, bạn đọc đã được biết đến chuyên gia số 1 về thơ Bác, Lê Xuân Đức chữ tác đánh chữ tộ, không chỉ phá hỏng nguyên tác “Nhật ký trong tù”, lại còn “vào” Nhà xuất bản chính trị quốc gia để “đạo” nội dung cuốn sách “Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh-chú thích-thư pháp” của GS Hoàng Tranh (Trung Quốc). Chuyện động trời tới mức, chúng tôi tưởng đó là trò đùa. Nhưng hôm nay, khi đặt bút viết đến phần “không biết chữ dạy người biết chữ” chúng tôi thấy Lê Xuân Đức không hề đùa tí nào. Hay nói đúng hơn, Lê Xuân Đức đã “Lộng giả thành chân”, lên tiếng dạy bảo người khác để nghiễm nhiên trở thành bậc thầy thiên hạ.
Vậy Lê Xuân Đức dạy ai ?
1.Bài Cấm hút thuốc.
Hai câu:
Yên cấm thử gian hẩn lệ hại, Nhĩ yên kiểu nhập tha yên bao;
Nam Trân dịch nghĩa:
Ở đây lệnh cấm hút thuốc lá rất gắt gao, Thuốc của anh phải nộp vào túi thuốc của nó
Và dịch thơ:
Hút thuốc nơi này cấm gắt gao, Thuốc anh nó tịch bỏ vào bao.
Tưởng chẳng có gì đúng và hợp lý hơn nữa. Thế nhưng Lê Xuân Đức lại bức xúc: “Trước đây, câu đầu bài thơ được dịch là “Hút thuốc nơi này cấm gắt gao”, xin được lưu ý nguyên bản câu thơ này là “Yên cấm thử gian hẩn lệ hại”; lệ hại có nghĩa là lợi hại, hẩn lệ hại là rất lợi hại. Như vậy, nghĩa và ý câu thơ khác hoàn toàn với gắt gao. Rất lợi hại ngầm ý châm biếm cái lệnh cấm vô lý ấy”.
Nhưng Lê Xuân Đức biết một mà không biết hai. “Lệ hại” 厲害trong nguyên tác “Ngục trung nhật ký” dùng với nghĩa là “ghê gớm”, “khủng khiếp” chứ không phải là lợi hại theo cái nghĩa ông phỏng đoán.
- Hán Việt tự điển (Thiều Chửu) giải nghĩa: “Lệ 厲: Mạnh dữ. Như tái tiếp tái lệ 再接再厲 lại đánh lại càng hăng dữ. ⑤ Ác, bạo ngược”.
-Từ điển Hán Việt (Đào Duy Anh): “Lệ: Mài, Dữ tợn, Nghiêm khắc, ác”.
-Từ điển Hán Việt (Phan Văn Các chủ biên): + Lệ: nghiêm ngặt; lệ hành thi hành nghiêm ngặt. 2, Nghiêm túc, nghiêm khắc, nghiêm nghị. + Lệ hại: 厲害 ghê gớm/lợi hại/kịch liệt/hung dữ.
Lưu ý, chữ “lợi hại” mà từ điển của Phan Văn Các dùng để miêu tả từ “lệ hại” cũng được hiểu với nghĩa là ghê gớm, đáng sợ. Ví dụ: vũ khí lợi hại (chứ không phải lợi hại là mối quan hệ so sánh giữa cái lợi và cái hại như Lê Xuân Đức nghĩ). Vậy Nam Trân dịch: Yên cấm thử gian hẩn lệ hại là “Hút thuốc nơi này cấm gắt gao” có gì là “khác hoàn toàn” với nguyên tác như Lê Xuân Đức phản đối ?

2. Bài Đường đời hiểm trở.
Câu:”Cao sơn ngộ hổ chung vô dạng”, Nam Trân dịch: “Núi cao gặp hổ mà vô sự” vừa hay vừa bám sát nguyên tác. Thế nhưng Lê Xuân Đức lại không vừa ý: “Nếu dịch vô dạng là vô sự thì chưa chính xác. Trước tai họa gặp hổ mà nói là vô sự, gặp nguy hiểm rồi đấy chứ. Có nhà nghiên cứu cho biết vô dạng là lời người xưa hỏi thăm người gặp nguy hiểm nhưng được yên lành, không có chuyện gì xảy ra, nên vô dạng có nghĩa là bình yên, yên ổn và đề nghị dịch là: Non cao gặp hổ mà yên ổn”.
Chẳng có “nhà nghiên cứu” nào đâu. Lê Xuân Đức hãy giở Hán Việt tự điển của Thiều Chửu và Trần Văn Chánh ra mà xem nghĩa của chữ dạng 恙: ① Bệnh xoàng. ② Việc gì, như hỏi thăm ai thì nói vô dạng 無恙 không việc gì chứ ? 3. An nhiên vô dạng: 安然無恙 Bình yên không có việc gì.
Lê Xuân Đức lại giở thêm Hán Việt từ điển của Đào Duy Anh: “Vô dạng 無恙: Không có tật bệnh,lo lắng gì-không có hề gì, không nguy hiểm gì”.
Vô sự tức không có chuyện gì xảy. Mà không có chuyện gì xảy ra nghĩa là yên ổn, bình an chứ còn gì nữa ? Riêng chuyện Lê Xuân Đức thắc mắc: “Trước tai họa gặp hổ mà nói là vô sự, gặp nguy hiểm rồi đấy chứ”. Xin giải thích thế này: Bác Hồ viết “Núi cao gặp hổ mà vô sự, Đường phẳng gặp người bị tống lao” là muốn tạo ra hiệu quả so sánh, đối lập giữa hổ và người (cụ thể là chính quyền bắt giam Bác) để nói “chính sự hà khắc còn đáng sợ hơn hổ dữ” đó. Vì không hiểu ý tứ sâu xa trong câu thơ của Bác nên Lê Xuân Đức mới sửa lời thơ dịch của Nam Trân: “Núi cao gặp hổ mà vô sự” thành: “Non cao gặp hổ mà yên ổn” (!) Đọc lên thấy tênh hênh như vậy đó.
Nói thêm: Chuyện Hà chính mãnh ư hổ và câu nói của Khổng tử với học trò khi đi qua núi Thái Sơn nhiều bạn đọc đã biết. Nhưng xin ghi lại để nếu tình cờ đọc được Lê Xuân Đức khỏi thắc mắc, chê bai Nam Trân: Khổng Tử đi ngang qua núi Thái Sơn, thấy một người đàn bà đang khóc lóc ở mộ rất bi thương. Phu tử tựa đòn ngang xe, cúi xuống nghe thấy, sai Tử Lộ hỏi bà rằng: “Tiếng khóc của bà dường như đang có nỗi đau buồn chất chứa ?”. Người đàn bà mới trả lời: “Đúng thế. Ngày trước cha chồng tôi chết vì cọp, sau đó chồng tôi chết vì cọp, bây giờ con trai tôi cũng chết vì cọp”. Phu tử mới hỏi: “Tại sao bà lại không bỏ đi nơi khác ?”. Người đàn bà đáp lại: “Vì ở đây chính sự không hà khắc”. Phu tử mới quay lại nói: “Các trò hãy ghi nhớ điều đó. Chính sự hà khắc còn tàn bạo hơn cọp vậy”. (theo sách Lễ Ký -HTC dịch lại trên cơ sở bản dịch của Trần Văn Chánh)

3. Bài Viết báo thay cho bạn tù
Đồng chu cộng tế nghĩa nan từ, Thế hữu biên tu báo cáo thư. Phụng thử đẳng nhân kim thủy học, Đa đa bác đắc cảm ân từ.
Nam Trân dịch nghĩa:
Cùng hội cùng thuyền việc nghĩa khó từ chối, Viết hộ báo cáo giúp bạn; Phụng thử đẳng nhân nay mới học, Thế mà đã nhận được bao lời cảm ơn.
Và dịch thơ:
Cùng hội cùng thuyền nên phải giúp, Viết thay báo cáo dám từ nan; Chiểu theo thừa lệnh nay vừa học, Đã được bao lời bạn cảm ơn.
Với bản dịch này của Nam Trân, Lê Xuân Đức lên giọng kẻ cả: “Bản của Nam Trân thanh thoát, giản dị như nguyên tác. Tuy nhiên, cần chuyển ngữ một số từ sao cho sát nghĩa, đúng nghĩa. Ví như “nan từ” có nghĩa là khó từ chối, nếu chuyển “nan từ” thành “từ nan” thì vẫn chưa rõ nghĩa, thậm chí còn có thể gây hiểu lầm từ chối một việc khó khăn, “từ nan” như bản dịch”.
Ở đây, Lê Xuân Đức không hiểu, hoặc hiểu lầm là do trình độ hạn chế của mình, phải đâu tại cụ Nam Trân dịch thơ ? Được biết Lê Xuân Đức rất am tường lịch sử và văn học Việt Nam, vậy xin ông bớt cao ngạo một chút để đọc lại hai câu thơ đánh giặc Đèo Cát Hãn của Lê Lợi trên bia cổ Hào Tráng, khắc trên vách đá sông Đà, (nay đã đem về Sở văn hóa thể thao du lịch Hòa Bình):
-Kỳ khu hiểm lộ bất từ nan, Lão ngã do tồn thiết thạch can. Nghĩa là:
Đường gồ ghề hiểm trở, chẳng ngại khó khăn, Ta tuy già mà gan còn vững như sắt đá.
Đọc lại rồi, chắc Lê Xuân Đức hiểu tại sao Lê Lợi cũng dùng hai chữ “từ nan” (giống như cụ Nam Trân) mà mọi người vẫn không hiểu lầm là Lê Lợi đã “từ chối một việc khó khăn”. Bởi vì trước hai chữ “từ nan” có chữ “bất”. “Bất từ nan” nghĩa là không ngại khó khăn. Với Nam Trân, đã có chữ “dám” đứng trước hai chữ “từ nan”, thành: “dám từ nan”, nghĩa là không dám từ chối khó khăn: “Viết thay báo cáo dám từ nan” (Chữ “dám” ở đây nghĩa là đâu dám, không dám. Việt Nam tự điển: “Dám: bạo, không sợ. Dẫu mòn bia đá dám sai tấc vàng (Kiều).
Như thế, Hồ Chí Minh dùng “nan từ” là khó có thể từ chối, Nam Trân dịch là “dám từ nan” nghĩa là không dám từ chối, thì có đâu là nghịch nghĩa, có gì mà hiểu lầm ?
Như thế, cái “vốn Hán học phong phú, lại am hiểu lịch sử và văn học Việt Nam, lịch sử văn học Trung Hoa đến độ sâu sắc” (chữ của Nhà thơ Hữu Thỉnh khen tặng LXĐ) cộng bốn mươi năm nghiên cứu thơ Bác của Lê Xuân Đức đang phô bày một cách rất chân thực qua từng câu, từng chữ trong sách “Nhật ký trong tù và lời bình”.
Cũng trong bài “Viết  hộ báo cáo cho người bạn tù”, câu “Phụng thử, đẳng nhân kim thủy học”, Nam Trân dịch: Chiểu theo, thừa lệnh nay vừa học. Lê Xuân Đức lại không bằng lòng và tiếp tục “truy” Nam Trân: “Cũng như những từ “phụng thử”, “đẳng nhân” là các từ thường dùng trong các bản tấu biểu xưa của Trung Quốc, nay các công văn giấy tờ của chính quyền Trung Hoa dân quốc cũng có dùng (Lưu ý bạn đọc, đoạn này Lê Xuân Đức “chôm” của GS Hoàng Tranh. Nguyên văn: “Phụng thử, đẳng nhân” là các từ ngữ thường dùng trong các bản tấu biểu xưa của Trung Quốc” – Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh-chú thích-thư pháp tr.191- LXĐ chỉ bỏ đi một chữ “ngữ” trong “từ ngữ” mà thôi-HTC chú thích). Khi Bác viết hộ đơn từ cho những tù nhân, Bác đã sử dụng các từ ấy mà Bác cho là nay mới học được, kim thủy học. Trong văn bản dịch thơ những từ “phụng thử đẳng nhân” được dịch là chiểu theo, thừa lệnh thì chưa sát nghĩa. Song nếu bản dịch để nguyên không chuyển nghĩa thì sẽ có bạn đọc không hiểu nghĩa câu thơ”.
Như  thế, Lê Xuân Đức chê cho có chê. Mà chê lại không đúng tí nào:
-Ba từ “kim thủy học” nghĩa là nay mới (bắt đầu) học (kim = nay; thủy = bắt đầu). Ý Bác nói những từ ấy vốn xa lạ với Bác, Bác không dùng đến (vì khi còn tự do, có dùng làm gì đâu ?). Nay vì cảnh ngộ, bất đắc dĩ mới phải học cách dùng. Thế nhưng “kim thủy học” (nay mới học) Lê Xuân Đức lại dịch là “nay mới học được”. Thưa ông, “nay mới học” và “nay mới học được” ý nghĩa hoàn toàn khác nhau. Bởi “nay mới học được” của Lê Xuân Đức có nghĩa: điều cần thiết ấy đáng ra phải biết, phải học được từ lâu rồi mà lại chẳng học trước đi, hoặc chẳng ai dạy cho mà học (!)
-Lê Xuân Đức chê Nam Trân dịch: “chiểu theo, thừa lệnh thì chưa sát nghĩa”, nhưng ngay sau đó lại thừa nhận: “Song nếu bản dịch để nguyên không chuyển nghĩa thì sẽ có bạn đọc không hiểu nghĩa câu thơ”. Thế là Lê Xuân Đức cũng chẳng biết làm thế nào hơn. Ở đây, Lê Xuân Đức còn thể hiện một điều ấu trĩ, máy móc nữa: các từ “phụng thử, đẳng nhân” Hồ Chí Minh đưa ra chỉ có ý muốn nói đây là những từ cổ, bản thân chưa từng dùng trong các văn bản giấy tờ, nhưng vì cảnh ngộ bị bắt giam, lại gặp bạn tù không biết chữ, không viết được báo cáo, mình là người có chữ chẳng lẽ lại chối từ. Bác đã làm một việc lần đầu tiên làm, thế nhưng: “Đa đa bác đắc cảm ân từ” (Đã được bao lời bạn cảm ơn-Nam Trân dịch) Cho nên “phụng thử, đẳng nhân” đâu có quan trọng đến mức khi dịch thơ phải thật “sát nghĩa” như yêu cầu của Lê Xuân Đức ? Mà Nam Trân dịch như vậy ông còn đòi “sát” thế nào nữa ?

4. Bài Quán trọ:
Chiếu lệ sơ lai chư nạn hữu, Tất tu thụy tại xí khanh biên; Giá như nhĩ tưởng hảo hảo thụy, Nhĩ yếu đa hoa kỷ khối tiền
Nam Trân dịch nghĩa:
Theo lệ các bạn tù mới đến, Ắt phải ngủ cạnh hố xí; Nếu anh muốn ngủ ngon giấc, Anh phải tốn thêm mấy đồng bạc.
Và dịch thơ:
Lệ thường tù mới đến, Phải ngồi cạnh cầu tiêu; Muốn ngủ cho ngon giấc, Anh phải trả tiền nhiều.
Lê Xuân Đức tiếp tục đem trình độ “Trung văn” lớp đồng ấu ra dạy Nam Trân tiên sinh: “Ở câu thơ thứ ba cần lưu ý đến hai từ hảo hảo. Tiếng Trung Quốc nói hảo có nghĩa là tốt, hảo hảo là tốt tốt, tương đối tốt, kha khá một chút, nếu dịch hảo hảo thụy là ngủ ngon giấc thì chưa sát nghĩa lắm, trong văn cảnh “Giả như nhĩ tưởng hảo hảo thụy”, hảo hảo thụy có nghĩa là ngủ yên một chút, hoặc ngủ kha khá một chút mà thôi”.
Mời Lê Xuân Đức xem “Hán điển tuyển tự thích nghĩa” của Trung Quốc: 好好: 形容很好,完好 ( Hảo hảo: hình dung hẩn hảo, hoàn hảo. Nghĩa là: Hảo hảo: hình dung việc gì rất tốt, hoàn hảo)
Như thế, câu “Giá như nhĩ tưởng hảo hảo thụy”, cụ Nam Trân dịch nghĩa: Nếu anh muốn ngủ ngon giấc, dịch thơ: Muốn ngủ cho ngon giấc, có gì là “không sát nghĩa lắm” ? Mà dẫu có “chưa sát nghĩa lắm”, cũng đâu có “tày đình” như tội phá hỏng nguyên tác thơ Hồ Chí Minh, lại đạo văn để bình văn như Lê Xuân Đức ? Đây là dịch thơ kia mà ? Cụ Nam Trân đâu có dịch sai, hoặc dịch làm mất đi ý nghĩa quan trọng của ý nguyên tác ? Vả lại cái ý tưởng “hảo hảo thụy có nghĩa là ngủ yên một chút, hoặc ngủ kha khá một chút” Lê Xuân Đức đưa ra để chê Nam Trân, (giả sử có đúng và hay) cũng đâu phải là phát hiện của ông ? Các vị Nam Sơn, Nguyễn Thế Nữu đã từng dịch (trích lần lượt): “Ví anh ngủ yên đôi chút”  và: “Giá như anh muốn ngủ khá chút ít” hãy còn rành rành trong “Nhật ký trong tù và lời bình” do chính Lê Xuân Đức chép lại đấy thôi. Sao lại có kiểu lập lờ đánh lận con đen như vậy ?

5.Bài “Mới đến nhà lao Thiên Bảo”.
Lê Xuân Đức “chấm điểm” cho mọi người, và tiếp tục “phê” Nam Trân: “Bài thơ Sơ đáo Thiên Bảo ngục” là một trong những bài thơ có nhiều bản dịch, bản dịch nào cũng khá trôi chảy, giàu chất thơ. Tuy nhiên, có bản dịch còn những hạt sạn, tuy giữ được âm điệu thơ nhưng lại không diễn dịch được đúng cái thần của nguyên tác. Ví như hai câu: Triệt hạ hựu vô an thụy xứ,
(đúng ra là triệt dạ, LXĐ phiên thành triệt hạ-HTC)
Xí khanh thượng tọa đãi triêu lai.
Mà dịch là:
Lại khổ thâu đêm không chỗ ngủ, Ngồi trên hố xí đợi ngày mai.
Thì quả là không ổn chút nào, bởi nghĩa trong nguyên tác là:
Suốt đêm lại không có chỗ ngủ yên, Ngồi trên hố xí đợi trời sáng.
Hiểu hai chữ lại khổ mang ý nghĩa ca thán thì càng không chính xác. Như ta biết, dù bị hành hạ, dù khổ cực đến mấy, có bao giờ Bác than thở đâu”.
Đoạn này, Lê Xuân Đức nên đọc lại hai câu đầu của bài thơ:
Nhật hành ngũ thập tam công lý, Thấp tận y quan, phá tận hài; (Cả ngày đi bộ năm mươi ba cây số, Ướt hết áo mũ, rách cả dép)
Như thế, ý thơ rất rõ: Ban ngày đã khổ sở, vất vả mệt nhọc, những tưởng đêm về được nghỉ ngơi, nhưng “Suốt đêm lại không có chỗ ngủ, Phải ngồi trên hố xí đợi trời sáng”. Chính Lê Xuân Đức đã dẫn: “Trần Dân Tiên kể: Ban đêm, cụ Hồ phải ngồi trên cầu xí ngay ở trong phòng giam. Nhưng cụ vẫn không được yên ổn. Lâu lâu lại phải đứng dậy nhường chỗ cho một người đi ỉa đêm”. Như thế, ngày đã khổ, đêm lại càng khổ ! Hai chữ “Lại khổ” Nam Trân dịch có phải là “than thở” hay không ? Và “than thở” với ý lên án chế độ ngục tù, hay than thân trách phận phụ thuộc vào trình độ cảm nhận của Lê Xuân Đức. Không nên đổ lỗi cho câu thơ Nam Trân dịch. Bởi “Thịt da ai cũng là người”. Tình cảnh cùng cực chất chồng của Bác như thế, Nam Trân dịch là “Lại khổ thâu đêm không chỗ ngủ, Ngồi trên hố xí đợi ngày mai” mà còn chê là “hạt sạn”  thì Lê Xuân Đức còn “muốn gì” ở đây nữa cho không có “sạn” ? Có lẽ phải phong cho Lê Xuân Đức là “Thánh chê” mới phải ?!

6. Bài Tức cảnh
Hai câu:
Tổ quốc chung niên vô tín tức, Cố hương mỗi nhật vọng hồi âm. Nam Trân dịch thơ: Năm tròn cố quốc tăm hơi vắng, Tin tức bên nhà bữa bữa trông.
Lê Xuân Đức tiếp tục cao giọng: “rất đáng tiếc từ Tổ quốc được chuyển ngữ là cố quốc. Tuy cố quốc cũng là nói Tổ quốc, nhưng hai chữ Tổ quốc trong bài thơ có một ý nghĩa đặc biệt. Trong tập “Ngục trung nhật ký”, khi nói về Tổ quốc, Bác đã dùng: Việt địa (đất Việt), Nam thiên (trời Nam), cố hương, non sông…chỉ duy nhất một lần trong bài thơ Tức cảnh này, Bác mới dùng hai chữ Tổ quốc. Đây chính là nhãn tự của bài thơ, thần thái của bài thơ. Rất mong có bản dịch giữ nguyên được hai chữ Tổ quốc”.
Cái kiểu “thẩm bình” đếm đếm, xem xem mấy lần Bác dùng từ Việt địa, Nam thiên, Tổ quốc; cố hương, non sông (mà “Ngục trung nhật ký” là thơ chữ Hán, Bác dùng từ “non sông” bao giờ vậy ông Lê Xuân Đức ?) là kiểu dụng công của học trò. Đâu phải phát hiện gì đáng kể ? Hơn nữa Lê Xuân Đức tiếc hai từ “Tổ quốc” và coi đây là “nhãn tự” của bài thơ chỉ với lý do là nó xuất hiện một lần duy nhất trong “Nhật ký trong tù” là sáo. Vậy, bây giờ bình đến bài “Bệnh trọng” ông lại nói, từ “Việt địa” cũng xuất hiện một lần duy nhất rồi tán tụng chữ đó là “nhãn tự” hay sao ? Lê Xuân Đức hãy cùng chúng tôi đọc lại thêm lần nữa:
Tổ quốc chung niên vô tín tức, Cố hương mỗi nhật vọng hồi âm.
Nguyên tác: “Tổ quốc” (câu trên) đối với “cố hương” (câu dưới). Từ “cố hương” ở đây gợi nỗi nhớ nhung, xa cách vời vợi của Bác-một người tha hương, lại đang lâm cảnh ngộ lao tù chưa biết khi nào được ra. Khi dịch thơ, Nam Trân đã giữ lại chữ “cố” của tác giả “Ngục trung nhật ký” bằng cách chuyển “cố hương” thành “cố quốc”: “Năm tròn cố quốc tăm hơi vắng, Tin tức bên nhà bữa bữa trông” là rất hay, rất đúng, sao Lê Xuân Đức còn phải phàn nàn, chê bai ?

7.Bài Bạn tù họ Mạc
Hai câu:
“Xa đại pháo” tài chân vĩ đại, Tại tù nhưng tưởng ngật nhân sâm.
Lê Xuân Đức dạy: “Ở đây cần lưu ý đến chữ tài. Trước đây có mấy bản dịch thơ đã dịch với nghĩa là tài giỏi. Từ Hán, tài trong văn cảnh này có nghĩa là mới, một tật xấu: một tấc đến trời, thì không thể cho là tài giỏi được”. Chẳng có ai dốt tới mức, dịch chữ “tài” là mới thành tài giỏi như Lê Xuân Đức nghĩ. Mà ai dịch như vậy, sao ông không trích dẫn ? (Ngoài chê Nam Trân những điều không đáng chê, Lê Xuân Đức còn tạo ra những cái sai giả tưởng, để chính ông quay lại giảng giải, phê phán, phân tích, đính chính rất uyên thâm. Với cách này ông đã lừa được bao người). Lê Xuân Đức nên nhớ, “Nhật ký trong tù” không viết bằng văn ngôn (cổ văn) mà là văn bạch thoại. Chữ nghĩa của Hồ Chí Minh lại trong sáng, giản dị nên dẫu có “ý tại ngôn ngoại” vẫn rất dễ hiểu. Ví như câu: “Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan” trong bài Đi đường, cụ Nam Trân đã dịch: Đi đường mới biết gian lao từ giữa thế kỷ trước rồi. Lại nữa, Lê Xuân Đức cho rằng “một tật xấu: một tấc đến trời, thì không thể cho là tài giỏi được”. Nhưng Lê Xuân Đức hãy yên tâm. Bốc phét, khoe khoang khoác lác vẫn được người ta gọi là “tài” là “giỏi” như thường. Ví dụ ngày thường ta vẫn nói: “Ông (lão, thằng) ấy chỉ có tài (giỏi) bốc phét thôi” chẳng hạn. Thế nên, Lê Xuân Đức đừng ngạc nhiên khi có người khác dịch hoặc nói đến chuyện “tài giỏi” trong câu “Xa đại pháo tài chân vĩ đại”. (Thực ra câu “Xa đại pháo tài chân vĩ đại” Khương Hữu Dụng đã dịch: Ba hoa khoác lác thật là tài, và đã được chính LXĐ in vào sách của ông). Cũng như cái tài “xa đại pháo”, tài “nổ” như pháo ở đây đã được tác giả “Nhật ký trong tù” mỉa mai là “chân vĩ đại” đó thôi ! Thậm chí trong lịch sử văn học có nhân vật vừa phét, vừa láo, dám ngang nhiên “đá bèo” giữa ban ngày còn được tôn là “trạng” nữa kia mà !

8. Bài Đường đời khó khăn.
Câu:”Nghĩ đáo Trung Hoa kiến yếu nhân” (Định đến Trung Hoa để gặp người quan trọng) Lê Xuân Đức lại chê: “Nam Trân dịch thơ: “Tìm đến Trung Hoa để hội đàm” thì xa ý. Sau này Trần Đắc Thọ dịch là: “Định gặp yếu nhân của đất Hoa” tuy sát ý hơn nhưng lại yếu chất thơ”. Dịch thơ là như vậy đó. Được cái nọ lại mất cái kia là chuyện thường. Phần Lê Xuân Đức, ông có cách dịch để được cả hai sao không công bố ? Nếu dịch dở, dịch sai, độc giả có quyền chê. Nhưng chê theo cách dạy bảo “dễ ợt” của Lê Xuân Đức mới thật trớ trêu !

Lê Xuân Đức không hiểu về thơ và dịch thơ phải thế nào nên loạn bàn lung tung cả. Thế nhưng, tại sao Lê Xuân Đức lại cứ nhắm vào Nam Trân và Viện văn học mà “xô”, mà “dìm” nhỉ ? Nam Trân tiên sinh (1907-1967) là bậc túc nho, người chủ trì dịch và có nhiều bản dịch thơ “Nhật ký trong tù” hay nhất, đạt nhất cơ mà ? Có lẽ Lê Xuân Đức đã từng và vẫn muốn dựa bóng, thậm chí dẫm đạp lên lưng những người khổng lồ để được cao lớn hơn một cách mau chóng, bất chấp tất cả !

Theo chúng tôi, để hiểu được thơ Bác và “trao đổi” được với cụ Nam Trân, Lê Xuân Đức ít nhất cũng cần có thêm 40 năm nữa để trau dồi Hán học và viết lại cái tên Đức cho đúng nghĩa. Lúc đó, nếu Nam Trân rộng lòng cho phép, Lê Xuân Đức có thể trực tiếp gặp Nam Trân tiên sinh ở “bển” mà “phê” mà “thẩm” mà “bình” cũng chưa muộn ! Sao phải vội vàng, cẩu thả, cho ra đời cuốn sách đầy rẫy những sai sót như “Nhật ký trong tù và lời bình” ?

Trong bài “Bình và nghĩ về thơ Hồ Chí Minh” của GS Phong Lê (tài liệu gồm toàn các GS của ta và của Tàu ngợi khen Lê Xuân Đức, do chính ông Đức phô tô gửi tặng nhiều người trong dịp về nghỉ 30/4-1/5 tại Thanh Hóa) có viết: “Ông (tức Lê Xuân Đức-HTC chú thích) thuộc trong số không nhiều người có thâm niên theo đuổi khá lâu và khá sâu trong định hướng được lựa chọn, có những đóng góp đáng kể”.

Quả đúng là riêng “thâm niên” 40 năm nghiên cứu “thẩm bình” thơ của Lê Xuân Đức đã nhiều quá nửa số năm hưởng dương của Nam Trân tiên sinh rồi. Mà đã “có thâm niên” nghiễm nhiên được lên “lão làng”. Cộng với tài đạo văn, xáo xáo, chúng ta hiểu tại sao Lê Xuân Đức trở thành Chuyên gia số 1 về thơ Bác. Chúng tôi cũng đồng ý rằng, đã 40 nghiên cứu phê bình thơ Bác, nhưng đến hôm nay, sự nghiệp của Lê Xuân Đức vẫn chỉ gói trọn trong hai chữ “theo đuổi”. Mặt khác, chặng cuối ông càng thêm đuối sức (Nhật ký trong tù và lời bình-cuốn sách mới nhất của Lê Xuân Đức đã nói lên điều đó). Và cuối cùng, công bằng mà nói, ông Lê Xuân Đức đã có “đóng góp đáng kể” trong việc phá hỏng nguyên tác thơ chữ Hán, và tuyên truyền cho mọi người hiểu sai về “Nhật ký trong tù” !

Kỳ 4: ĐẠO ĐỒ GIẢ VÀ SÁNG TẠO NHẦM
Chuyện “đạo văn” của Lê Xuân Đức đã quá rõ. Nhưng, cái hay, cái đúng Lê Xuân Đức đạo đã đành. Đằng này, những sai sót nhầm lẫn, thiếu chính xác của người ta Lê Xuân Đức cũng cứ “xài” liền liền.

1. Bài Bạn tù họ Mạc
Hai câu:
Xa đại pháo tài chân vĩ đại, 
Tại tù nhưng tưởng ngật nhân sâm.
Lê Xuân Đức giảng giải: “Xa đại pháo là một phương ngữ ở Quảng Đông (chứ không phải như chú thích của Viện văn học trong bản dịch năm 1983) có nghĩa là một tấc lên trời, huênh hoang khoác lác. Phương ngữ này cùng một nghĩa với thành ngữ ở Quảng Đông Đại suy đại lôi nghĩa là bốc phét quá chừng, quá mức.

Xin trao đổi với Lê Xuân Đức mấy điểm sau đây:
a. Cái ý “Xa đại pháo là phương ngữ Quảng Đông” chẳng qua Lê Xuân Đức “chôm” của GS Hoàng Tranh trong “Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh – chú thích – thư pháp” (chú thích tr.128). GS Hoàng Tranh viết: “phương ngôn, ông đổi thành”phương ngữ. Mặt khác, Lê Xuân Đức nói “phương ngữ này cùng một nghĩa với thành ngữ ở Quảng Đông” là chẳng hiểu hai khái niệm phương ngữ và thành ngữ nó giống nhau, khác nhau ra sao. Hơn nữa, Viện văn học chú thích sai như thế nào, sao ông không nói rõ mà lại lập lờ như vậy? Và cái ý “Xa đại pháo” nghĩa là “huênh hoang, khoác lác” đã được Nam Trân hiểu đúng và dịch là ”một tấc lên mây” rồi, Lê Xuân Đức còn “phát hiện” làm gì nữa? (Một tấc lên mây ghê gớm thật, Ngồi tù mà vẫn ước nhân sâm – Nam Trân dịch).
b. Câu “Đại suy đại lôi” không biết Lê Xuân Đức chép ở đâu, nhưng đã chép sai. Vì viết đúng là “Đại xuy đại lôi” (xuy chữ X) chứ không phải “Đại suy đại lôi” (suy chữ S). Chữ “xuy” này không có nghĩa là “suy” như Lê Xuân Đức “suy diễn” mà có nghĩa là thổi (xuy trong xuy địch -thổi sáoMục đồng xuy địch dẫn ngưu quy – Trẻ dắt trâu về tiếng sáo bay – Bài Hoàng hôn  “Ngục trung nhật ký” - Nam Trân dịch).
Câu Đại xuy đại lôi” (xuy = thổi; lôi = đánh) có nghĩa là cùng lúc tấu các loại nhạc cụ lên, vốn là một đoạn trong lời thoại vở kịch Tứ đại vương ca vũ Lệ Xuân đường (四 Bốn đại vương ca múa ở nhà Lệ Xuân), còn gọi là vở Lệ Xuân đường của nhà viết kịch Vương Thực Phủ đời Nguyên: “Ban cho anh hoàng kim ngàn lượng, rượu thơm trăm bình, tại Lệ Xuân đường cùng tấu tất cả nhạc khí lên (đại xuy đại lôi) tổ chức tiệc vui thật linh đình.
Trong lời thoại trên: ngàn lạng vàng, trăm bình rượu thơm, tấu tất cả các nhạc khí lên, đều mang vẻ rất khoa trương. Và “đại xuy, đại lôi” được “lẩy” ra để dùng như một thành ngữ chỉ sự khoe khoang quá mức. Như vậy, câu thành ngữ “Đại xuy đại lôi” vốn là một “tích” trong vở kịch, đâu phải là “một thành ngữ ở Quảng Đông” như Lê Xuân Đức nói.
Nói thêm: Lê Xuân Đức từng có bài viết “Đi nhiều để hiểu sâu hơn trên báo Công an nhân dân và báo Thanh Hóa. Ông viết: Đặc biệt, cùng với việc tìm hiểu một số phương ngữ, thành ngữ Quảng Tây (Trung Quốc), một số điển cố lịch sử và thơ ca cổ Trung Quốc mà Bác sử dụng và tập cổ trong Nhật ký trong tù, tôi đã có hai chuyến điền dã ở Quảng Tây, là nơi Bác bị chính quyền Tưởng Giới Thạch giam cầm trước đây. Chuyến thứ nhất, lần theo con đường tù đày của Bác qua 13 huyện tỉnh Quảng Tây: Tĩnh Tây, Thiên Bảo (nay là Đức Bảo), Điền Đông, Quả Đức, Long An, Đồng Chính (nay là Phù Tuy), Ung Ninh, Nam Ninh, Vũ Minh, Tân Dương, Lai Tân (nay là khu Hưng Tân, trực thuộc thành phố Lai Tân), Liễu Châu, Quế Lâm và một chuyến trở lại một số địa điểm cần thiết để xác định và hiểu rõ hơn những điều cần tìm hiểu.
Theo đó, Lê Xuân Đức từng sang Quảng Tây – Trung Quốc “điền dã”, và đã đi tới hai lần. Lịch trình đi của Lê Xuân Đức giống hệt cách đặt câu trong “chú thích” của GS Hoàng Tranh. Và rốt cuộc ông đã “cầm nhầm” sách “Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh – chú thích – thư pháp” của GS Hoàng Tranh rồi cứ ngỡ đây là sổ tay “điền dã” của mình! Riêng câu “Đại suy đại lôi” hiện chúng tôi chưa biết Lê Xuân Đức đã “điền dã” được ở trong sách của ai, nhưng vì không hiểu cặn kẽ cụ thể nó là gì nên đã chép sai và gán cho nó cái xuất xứ “thành ngữ ở Quảng Đông vậy đó.

2. Bài Bị hạn chế
Một hữu tự do chân thống khổ,
Xuất cung dã bị nhân chế tài;
Khai lung chi thời đỗ bất thống,
Đỗ thống chi thời lung bất khai.
Nam Trân dịch:
Đau khổ chi bằng mất tự do,
Đến buồn đi ỉa cũng không cho;
Cửa tù khi mở, không đau bụng,
Đau bụng thì không mở cửa tù.
Bài này GS Hoàng Tranh chú thích: “Hai chữ xuất cung, tiếng Quảng Đông có nghĩa là đi ngoài. Thế là Lê Xuân Đức bám ngay vào đây để “bình”: “Những từ Hán-Việt nôm na mách qué, theo quan niệm truyền thống, đặc biệt thơ cổ là tối kỵ, uế tạp, nhưng với Bác, giản dị đã trở thành bản lĩnh…”. Thế nhưng, Lê Xuân Đức chỉ quen nói theo, “chôm đồ” của GS Hoàng Tranh mà không tự tìm hiểu xem nó là đồ thật hay đồ giả. Tại sao “xuất cung” (chữ cung trong cung kính) lại được đem dùng để nói một việc chẳng ăn nhập gì là “đi ị”? Liệu có đúng đây là ”tiếng Quảng Đông” theo kiểu ”nôm na mách qué không? Lê Xuân Đức có điều kiện sang Trung Quốc “điền dã sao không tra cứu từ điển Tàu cẩn thận rồi hẵng viết, thay vì phỏng đoán, “chôm” ý tưởng sai của người khác?
Từ “xuất cung” vốn sinh ra ở chốn trường thi (từ đời Nguyên bên Tàu). Vào trường thi, sĩ tử làm bài kéo dài tới cả ngày trời nên phải đem theo thức ăn, nước uống tự phục vụ tại chỗ. Riêng việc đại tiện, tiểu tiện, để tránh thí sinh tự ý đi lại, rời vị trí ngồi, gian lận tài liệu, trường thi quy định phải “xuất cung, nhập kính. Tức ra, vào đều phải có phép tắc nghiêm chỉnh. Muốn đi đái, đi ỉa, trước tiên sĩ tử phải xin phép và lĩnh tấm thẻ có chữ “xuất cung” mới được đi nhà xí. Do vậy, người ta gọi đi nhà xí là “xuất cung. Lại gọi đại tiện là “xuất đại cung, tiểu tiện là “xuất tiểu cung”. (Nguyên đại khởi: Khoa cử khảo trường trung thiết hữu: xuất cung, nhập kính bài, dĩ phòng sĩ tử đàn ly tọa vị, sĩ tử nhập xí tu tiên lĩnh thử bài, nhân xưng nhập xí vi xuất cung. Tịnh vị đại tiện vi xuất đại cung, tiểu tiện vị xuất tiểu cung – Nguyên văn chữ Hán trong từ điển Tàu, HTC phiên âm,dịch nghĩa).
Như thế, “xuất cung” không phải là “tiếng Quảng Đông”. Và dĩ nhiên Bác Hồ cũng không hề “nôm na, mách qué” như Lê Xuân Đức nghĩ. Bác nói chữ đó!
Nói thêm: Trong nguyên tác chữ Hán “Tây du ký” của Ngô Thừa Ân chương 29, đoạn nói Trư Bát Giới khoe khoang, mắng nhiếc Huỳnh Bào rồi cùng Sa Tăng nhảy vào giao chiến. Đánh tới 90 hiệp, Bát Giới đã mệt lử, Sa Tăng cũng hết hơi mà không thắng nổi. Có nguy cơ bại trận, Bát Giới mới lừa Sa Tăng: “Hiền đệ cố sức cầm cự tiếp, đợi ta đi ngoài cái đã, xong sẽ quay lại ngay. (Sa Tăng! Nhĩ thả thượng tiền lai, dữ tha đấu trước, Lão Trư xuất cung lai. Sa Tăng tin lời Bát Giới, đem hết sức ra đánh. Chẳng ngờ Bát Giới chạy xa, tìm chỗ mát nằm ngáy khò khò. Còn Sa Tăng đợi Bát Giới hết hơi, một mình đánh không lại, bị Huỳnh Bào bắt sống trói gô lại.
Việt Nam cũng có từ “đi ngoài” để chỉ “đại tiện. Rất có thể từ này cũng xuất phát từ cách nói “xin ra ngoài” của sĩ tử trường thi xưa. Chúng tôi còn nhớ hồi nhỏ đi học, ban đầu đứa nào đứa nấy cứ bô bô: “Thưa cô, cho em xin ra ngoài đi ỉa. Thầy cô mới dạy cho phép lịch sự: “Từ nay, em nào “muốn vậy”, phải nói rằng “Thưa cô, cho em ra ngoài có việc” nhớ không?”
Đáng chú ý, việc “thó” phải “đồ giả” của Lê Xuân Đức không chỉ dừng lại ở một vài trường hợp.

3.Bài “Ghẻ lở”

Hai câu:
Mãn thân hồng, lục như xuyên cẩm,
Thành nhật lao tao tự cổ cầm;
(Khắp người xanh đỏ như hoa gấm,
Suốt ngày gãi sột soạt tựa gảy đàn)
- GS Hoàng Tranh (sách đã dẫn tr.193) chú thích:
Hai chữ thành nhật (成日) là tiếng địa phương của vùng Quảng Đông. Những năm 20 và 30 của thế kỷ XX, Hồ Chí Minh đã từng hoạt động cách mạng ở vùng Quảng Châu và Hồng Kông tiếp xúc với tiếng Quảng Đông, nên trong các câu thơ thường xuất hiện một số từ ngữ Quảng Đông. Ví dụ: xuyên cẩm (穿錦) – mặc áo gấm, cổ cầm (鼓琴)-gảy đàn, để so sánh với cái ghẻ lở trên thân thể người bị giam trong tù.
- Tài liệu “điền dã” và “lời bình” của Lê Xuân Đức:
Hai chữ thành nhật là tiếng địa phương vùng Quảng Đông, Bác đã từng hoạt động cách mạng ở vùng Quảng Đông những năm 20 và 30 của thế kỷ XX, tiếp xúc nhiều và dùng tiếng Quảng Đông, nên trong các câu thơ thường xuất hiện một số từ ngữ Quảng Đông như trong bài nà: Thành nhật: suốt ngày, xuyên cẩm: mặc áo gấm, cổ cầm: gảy đàn, là cách nói hình ảnh chỉ cái ghẻ và gãi ghẻ trên thân thể người bị giam trong tù.
Như vậy, Lê Xuân Đức tiếp tục “đạo” chú thích của GS Hoàng Tranh làm “tài liệu điền dã” của mình. Nhưng GS Hoàng Tranh là người Lưỡng Quảng (cụ thể là Quảng Châu – Quảng Đông – Trung Quốc). Có lẽ vì yêu tiếng mẹ đẻ của mình nên nhiều từ, ngữ GS Hoàng Tranh cho rằng nó là phương ngữ độc đáo của riêng vùng Quảng Đông. Thế nhưng, Lê Xuân Đức là người Việt Nam, lại đang nghiên cứu về một tác phẩm, tuy viết bằng chữ Hán nhưng tác giả của nó cũng là một người Việt Nam: Nhà thơ – Lãnh tụ Hồ Chí Minh, sao lại nói theo, lại “đạo” nguyên xi cái ý chủ quan của một người Quảng Đông – Trung Quốc?
- Từ “thành nhật” từ điển Tàu có mở ngoặc là phương (方) tức phương ngữ. Tuy nhiên, các từ “xuyên cẩm, “cổ cầm” không được xếp vào phương ngữ, càng không phải là phương ngữ của Quảng Đông.
1. Từ “xuyên cẩm”: Tiếng phổ thông Trung Quốc, “xuyên” được dùng để tạo nên các kết hợp từ như: mặc quần áo, đi tất, đi găng tay, đi dép,v.v.
-Từ điển Hán Việt (Phan Văn Các chủ biên): “Xuyên: Mặc/đi giày, tất, găng tay. Xuyên hài 穿鞋 (đi dép); xuyên y phục穿衣服 (mặc quần áo)
- Từ điển Hán Việt - Đào Duy Anh: Xuyên hiếu 穿孝 (mặc áo tang, để tang). Xuyên y 穿衣-mặc áo vào mình.
- Tự điển Hán-Việt (Trần Văn Chánh): Xuyên: Mặc, mang, đi: 穿衣服 Mặc quần áo; 穿鞋 Đi giày.
- Từ điển Việt Hán (Đinh Gia Khánh hiệu đính): “Mặc: (衣) mặc quần áo (xuyên y phục).
- Tục ngữ Trung Quốc: Xuyên y, đới mạo, các nhân sở hiếu (Mặc áo đội mũ, mỗi người một sở thích)Xuyên hắc y, bão hắc trụ (Mặc áo đen, ôm cột đen). Ngoài từ “xuyên” để chỉ mặc quần áođi dày, đi tất… không thấy từ điển Tàu và từ điển Hán – Việt; Việt – Hán của ta ghi nhận từ nào khác đồng nghĩa.
Như vậy, Hồ Chí Minh dùng “xuyên cẩm” 穿 錦 (xuyên = mặc; cẩm = áo gấm thêu dệt nhiều màu), với nghĩa là mặc áo gấm, để chỉ màu da bị ghẻ lở, lý do gì để xếp vào “phương ngữ Quảng Đông”?
2. Từ “cổ cầm”: Đây cũng là từ phổ thông, bởi đơn giản “cổ” nghĩa là đánh, “cầm” là đàn cầm.
- Từ điển Hán Việt (Đào Duy Anh) 鼓琴 ”Cổ cầm: đánh đàn cầm”.
- Hán Việt tự điển (Thiều Chửu): Cổ 鼓 ① Cái trống.② Ðánh trống. ③ Gảy, khua. ④ Quạt lên, cổ động. ⑤ Trống canh.
- Từ điển Hán Việt (Trần Văn Chánh): Cổ 鼓 ① Trống: 銅鼓 Trống đồng; 更鼓 Trống canh; ② (văn) Đánh trống; ③ Đánh, gảy, khua, làm cho kêu, vỗ: cổ cầm 鼓琴 Đánh đàn.
“Cổ” là đánh, gảy, khua nhạc cụ; “cầm” là đàn cầm, loại đàn có 7 dây ngày xưa, khi đánh đàn phải dùng mười ngón tay để gẩy. Bác Hồ mượn hình ảnh đó để chỉ đùa động tác gãi ghẻ, lý do gì Lê Xuân Đức xếp vào ”phương ngữ Quảng Đông?
Vậy, bây giờ một trong hai tội: đạo văn và viết sai, Lê Xuân Đức chọn tội nào? Nếu Lê Xuân Đức không muốn nhận mình viết sai, chỉ còn một cách là thú nhận tội đạo văn, đạo ý tưởng của GS Hoàng Tranh mà thôi!
Văn chương Lê Xuân Đức sao chép, hoặc kết quả của những chuyến đi “điền dã” là như vậy. Còn những “nghiên cứu sáng tạo, thẩm bình” của riêng ông thì sao?

1.Bài Buồn bực 

Hai câu:
Hoàn cầu chiến hỏa thước thanh thiên,
Tráng sĩ tương tranh phó trận tiền.
-Chữ “hoàn” Lê Xuân Đức giải nghĩa: “Hoàn cầu (hoàn đầy đủ; cầu, quả tròn, trái đất). Sai nghiêm trọng! Bởi chữ “hoàn” 環 (hoàn có bộ ngọc) trong “Hoàn cầu” nghĩa khắp cả, “Hoàn cầu” là khắp trái đất. Còn chữ “hoàn” với nghĩa “đầy đủ” như Lê Xuân Đức giảng giải viết là 完 (chữ hoàn này có bộ miên - không có trong nguyên tác bài Buồn bực của Hồ Chí Minh) có nghĩa: vẹn, đầy đủ, xong cả, tốt…, được dùng trong các kết hợp từ như: hoàn hảo, hoàn công,v.v…
- Từ “tráng sĩ” Lê Xuân Đức giảng: “Tráng sĩ (tráng: mạnh mẽ; sĩ: người có học) là người có sức mạnh, có ý chí, có tri thức. Lê Xuân Đức lại nói sai rồi! Vậy dũng sĩ, liệt sĩ thì sao? Chữ “” ở đây chẳng nhẽ cũng là “người có học, có tri thức” như Lê Xuân Đức giảng giải? 
Chữ “” trong giáp cốt văn và kim văn vốn có hình vẽ cái búa, tượng trưng cho hình quan, và ban đầu có nghĩa là hình quan coi ngục, sau mới thêm nhiều nghĩa khác. Tuy cũng viết là “sĩ” 士, nhưng ”tráng sĩ” không được hiểu với nghĩa: Người trí thức trong xã hội cũ, kẻ sĩ, học trò: Học sĩ; Sĩ nông công thương, mà là cách gọi tôn xưng người khác.
- Hán Việt từ điển (Phan Văn Các): “ (cách gọi ca ngợi người khác) Liệt sĩ, dũng sĩ, nữ sĩ
-Từ điển Hán Việt (Trần Văn Chánh): “: Người, kẻ (cách diễn đạt tỏ ý lịch sự và tôn trọng đối với hạng người nào đó): Chí sĩ; Tráng sĩ; Liệt sĩ….
Như vậy cái sai của Lê Xuân Đức ở đây xuất phát từ chỗ không phân biệt được chữ Hán đồng âm, đồng tự nhưng đa nghĩa.
2. Bài Đáp xe lửa đi Lai Tân
Câu ”Kim thiên đắc tháp hỏa xa hành” (Hôm nay được đáp xe lửa). Lê Xuân Đức bình và giải nghĩa: “Chữ tháp của Hán tự có nghĩa là gắn vào, cắm vào, trong văn cảnh bài thơ này có nghĩa là đáp, từ mà những người quyền quý, giàu có thường dùng để thể hiện sự sang trọng, chứ dân chúng chỉ nói là đi (xe lửa).
- Chúng tôi rất ngạc nhiên! Không hiểu căn cứ vào đâu, Lê Xuân Đức nói rằng: chữ “tháp” có nghĩa là “gắn vào, cắm vào”? Hóa ra, Lê Xuân Đức đã nhầm chữ “tháp” (đáp) với chữ “sáp”  (có một âm đọc là “tháp”).
Thưa Nhà nghiên cứu Lê Xuân Đức, chữ “tháp” (sáp) như ông nói viết khác hẳn chữ “tháp” (đáp) trong nguyên tác thơ Hồ Chí Minh. Chữ “tháp”(sáp) mà Lê Xuân Đức nhầm lẫn được Trần Văn Chánh giải nghĩa: “Tháp插: Cắm, cấy, giâm, trồng, cho vào, thọc vào, cài, gài, xen, gắn, xen thêm, gắn thêm, giắt: Cắm hoa vào lọ; Cho tay vào túi, thọc tay vào túi”.
- Chữ “tháp” 搭có một âm đọc là “đáp”, có nghĩa là đi tàu, đi xe chứ không phải “trong văn cảnh bài thơ này có nghĩa là đáp” như Lê Xuân Đức nói.
- Chữ “đáp” 搭 đồng nghĩa với chữ “tọa” 坐, chứ chẳng phải “từ mà những người quyền quý, giàu có thường dùng để thể hiện sự sang trọng, chứ dân chúng chỉ nói là đi (xe lửa) như Lê Xuân Đức giảng giải:
+ Hán Việt từ điển (Thiểu Chửu) “Đáp: Phụ vào, đáp đi, như đáp xa 搭車 đạp xe đi, đáp thuyền搭船 đáp thuyền đi, v.v.”.
+Từ điển Hán Việt (Trần Văn Chánh): “Đáp, đi, ngồi: Đáp máy bay; Đi xe ca, đi xe đò; Tàu (thuyền), hàng không, chở hành khách”.
- Lê Xuân Đức nói: Ở Trung Quốc “dân chúng chỉ nói là đi (xe lửa)”. Ông quên mất rằng mình đang bình thơ chữ Hán, tìm hiểu nghĩa chữ Hán chứ không phải tiếng Việt. Thưa ông, người Trung Quốc (Hán ngữ) không nói đi tàu, đi xe như người Việt Nam, mà ngoài từ “đáp, họ thường dùng từ “tọa” 坐 nghĩa là ngồi: tọa hỏa xa - đi xe lửa; tọa khí xa – đi ô-tô, tọa phi cơ - đi máy bay và không phân biệt “đẳng cấp” như ông nghĩ. Từ điển Hán Việt (Trần Văn Chánh) đồng nghĩa từ “tọa” với từ “đáp”: “Tọa: Đi (xe), đáp: Tọa khí xa - Đi xe hơiTọa phi cơ khứ Hà Nội – Đáp máy bay đi Hà Nội”.
Ngay từ đi tàuđi ô tô của người Việt Nam cũng là cách gọi tắt của đi (bằng) tàu hỏa, đi (bằng) ô tô. Trước đây, từ “đáp” ô tô, “đáp” tàu hỏa cũng từng được người Việt Nam sử dụng với nghĩa tương đương với từ “đi” (tàu) mà không phân biệt người sang, kẻ hèn. Việt Nam tự điển (Hội Khai trí Tiến đức): “Đáp: Nói tàu thuyền đáp lại để đón thêm khách: Tàu đáp khách ở dọc đường; Khách xuống thuyền để đáp tàu.

Trong bài “Bình và nghĩ về thơ Hồ Chí Minh” của GS Phong Lê (tài liệu phô tô gồm toàn các GS của ta và của Tàu ngợi khen Lê Xuân Đức, do chính Lê Xuân Đức phô tô gửi tặng nhiều người trong dịp về nghỉ 30/4-1/5 tại Thanh Hóa) có viết: “Ông (tức Lê Xuân Đức – HTC chú thích) thuộc trong số không nhiều người có thâm niên theo đuổi khá lâu và khá sâu trong định hướng được lựa chọn, có những đóng góp đáng kể.

Quả đúng là riêng “thâm niên” 40 năm nghiên cứu “thẩm bình” thơ của Lê Xuân Đức đã nhiều quá nửa số năm hưởng dương của Nam Trân tiên sinh rồi. Mà đã “có thâm niên” nghiễm nhiên được lên “lão làng.  GS Phong Lê đã lý giải hộ chúng ta, tại sao Lê Xuân Đức, cộng với tài đạo văn, xào xáo, trở thành Chuyên gia số 1 về thơ Bác. Thực tế những sai lầm trong sách Nhật ký trong tù và lời bình (cuốn sách mới nhất của Lê Xuân Đức xuất bản đúng dịp 40 năm nghiên cứu thơ Bác) đã nói lên đầy đủ ở hai chữ “theo đuổi”: Lê Xuân Đức chưa bao giờ tiếp cận được thơ Bác! Ngược lại, đến chặng cuối Lê Xuân Đức càng thêm đuối sức, phải ăn cắp sức lực, trí tuệ của người khác như bạn đọc đã thấy.

Cuối cùng, chúng tôi tự hỏi: Không biết có nên “để mắt” đến 9 tác phẩm viết về thơ Bác của Lê Xuân Đức hay không? Đặc biệt là cuốn sách được trao giải xuất sắc của Hội nhà văn Việt Nam “Đi tìm xuất xứ thơ Hồ Chí Minh” trong cuộc vận động sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học nghệ thuật, báo chí viết về chủ đề “Học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của Lê Xuân Đức.

 Có lẽ câu chuyện về Lê Xuân Đức sẽ chưa dừng lại ở đây!

 HTC
 Tốc ký tại Quán trọ Quang Minh
 Sầm Sơn, dịp nghỉ 30/4-1/5

Tài tài liệu tham khảo và trích dẫn:
-Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh-chú thích – thư pháp-GS Hoàng Tranh-NXB Chính trị quốc gia-2003.
-Nhật ký trong tù-Hồ Chí Minh-NXB Văn hóa-Viện văn học-1960.
-Nghệ thuật thư pháp với thơ Nhật ký trong tù của Chủ tịch Hồ Chí Minh-Nguyễn Việt biên soạn-NXB Công an nhân dân-2004.
-Một số Từ điển phổ thông, quen thuộc đã dẫn trong bài.


( Nguồn :vanviet.info)

Video yêu thích   
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam

Trở về trang chính

Hoàng Kim, hoangkim, hoangkimvietnam, Ngọc Phương NamChào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, Khát khao xanh, Dayvahoc, Học mỗi ngày,  Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook  Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sống Thơ cho con
  

No comments:

Post a Comment