ĐỌC LẠI VÀ SUY NGẪM. Trước ngày Quốc tế Hạnh phúc năm 2014, anh Nguyễn Trọng Tùng và chúng tôi thăm Siêu Lúa Xanh ở Phú Yên, trong câu chuyện trên đường có bàn luận và suy ngẫm về văn hóa. Hôm sau, anh Tùng gửi email cho tôi bài "Tướng Trung Quốc bàn về niềm tin và đạo đức" và bài "Tướng Lưu Á Châu bàn về văn hóa Trung Quốc" do Nguyễn Hải Hoành lược dịch mà anh Tùng đã chép lại và đánh dấu kỹ nhiều đoạn tâm đắc. Hai bài này đã được lần lượt đăng. Bài đầu đăng lần đầu tiên trên Tuần Việt Nam, báo VietNamNet ngày 15 tháng 8 năm 2010.
Lưu Á Châu (theo lời tòa soạn), sinh năm 1952, là con rể cố Chủ tịch Nước Trung Quốc Lý Tiên Niệm, nay là trung tướng không quân, Chính uỷ Trường đại học Quốc phòng Trung Quốc, từng là giáo sư thỉnh giảng của ĐH Stanford Mỹ. Ông đồng thời là một nhà văn có tiếng, chủ nhân một số giải thưởng văn học. Các bài viết của ông (theo giới thiệu của VNN) "ngôn từ mạnh dạn, quan điểm mới mẻ (nhất là quan điểm đối với Mỹ), lập luận sắc bén, được dư luận rất quan tâm".
Cương vị hiện tại, thành phần xuất thân và lối lập ngôn mạnh dạn của Lưu Á Châu khiến ta dễ thấy ông thuộc phái hệ nào trong chính trường đất nước Trung Hoa hiện đại. Quan điểm của ông liệu có chi phối ra sao trong quyền lực quốc gia và quyết sách nước lớn. Suy ngẫm văn hóa Trung Quốc và Việt Nam trước đây, hiện nay và những bài học lịch sử. Norman Bourlaug khuyên "hãy vươn tới những vì sao" làm nhà khoa học xanh, người tốt, việc tốt, điều lành: "Đời người tối thiểu phải ăn, kế đến là học tập, công việc, nhà ở, quần áo và chăm sóc sức khỏe. Quanh ta còn nhiều mảnh đời bất hạnh. Hiểm họa nghèo đói vẫn bùng phát bất cứ lúc nào. Hãy luôn nhớ điều đó". Lời của Thầy Norman Bourlaug và di sản của Người về cuộc cách mạng xanh cũng là một đối sánh về niềm tin, đạo đức và tầm nhìn văn hóa.
Đọc lại và suy ngẫm !
Hoàng Kim
Xem tiếp
TƯỚNG TRUNG QUỐC BÀN VỀ NIỀM TIN VÀ ĐẠO ĐỨC
Tác giả: Lưu Á Châu (Liu Ya-zhou, Trung
Quốc)
Bài đã được VNN xuất bản: 15/08/2010 12:00
GMT+7
Có một câu chí lý thế này: Hay bàn luận
về khuyết điểm của người khác thì anh là kẻ đạo đức thấp kém. Hay bàn luận về khuyết
điểm của nhân loại thì anh là một nhà tư tưởng.
LTS: Lưu Á Châu sinh năm 1952, là con rể
cố Chủ tịch Nước Trung Quốc Lý Tiên Niệm, có thời là Phó Chính uỷ bộ đội không
quân Trung Quốc, nay là Chính uỷ Trường đại học Quốc phòng Trung Quốc, từng là
giáo sư thỉnh giảng của ĐH Stanford Mỹ. Ông đồng thời là một nhà văn có tiếng,
chủ nhân một số giải thưởng văn học. Các bài viết của ông ngôn từ mạnh dạn,
quan điểm mới mẻ (nhất là quan điểm đối với Mỹ), lập luận sắc bén của ông được
dư luận rất quan tâm.
Dưới đây là phần lược dịch bài nói ngày
11/9/2002 của ông - Trung tướng không quân Lưu Á Châu, lúc đó là Chính uỷ bộ
đội không quân Quân khu Thành Đô Trung Quốc, trước các cán bộ quân đội cấp tiểu
đoàn trở lên tại căn cứ không quân Côn Minh, Vân Nam.
Tuần Việt Nam xin đăng lại ý kiến cá
nhân của ông, một vị Trung tướng của Trung Quốc để rộng đường dư luận. Mời quý
bạn đọc gần xa, trong nước và nước ngoài gửi bài, ý kiến trao đổi, tranh luận.
Người phê phán văn hoá Trung Hoa
Trong
quá khứ, tôi trước tiên là người kế thừa văn hoá Trung Hoa, sau đó mới là người
phê phán văn hoá Trung Hoa. Hiện nay tôi trước tiên là người phê phán văn hoá
Trung Hoa sau đó mới là người kế thừa.
Lịch
sử phương Tây là một bộ sử sửa cái xấu, cái sai thành cái tốt, cái đúng. Lịch sử
Trung Quốc thì là một bộ sử sửa cái tốt cái đúng thành cái xấu cái sai. Thời
cổ, phương Tây cái gì cũng cấm, chỉ có điều không cấm bản
năng con người. Trung Quốc cái gì cũng không cấm, riêng bản năng thì cấm.
Người
phương Tây dám thể hiện bản thân, tức thể hiện tư tưởng mình và còn dám phô bầy
thân xác loã lồ của mình. Trung Quốc chỉ biết mặc quần áo, mặc quần áo cho tư
tưởng. Mặc bao giờ cũng dễ hơn cởi. Phương Tây đả kích mặt đen tối của mình,
cho nên tìm được ánh sáng, tư tưởng của họ đang bay bổng. Chúng ta ca ngợi sự
sáng sủa của mình, kết quả đem lại bóng tối nghìn năm.
Trung Quốc không có nhà tư tưởng, chỉ có nhà mưu lược. Hegel từng nói: "Trung Quốc không có triết
học". Tôi cho rằng mấy nghìn năm nay Trung Quốc chưa sản sinh được nhà tư
tưởng nào. Nhà tư tưởng tôi nói là những người như Hegel, Socrates, Plato,
những nhà tư tưởng ấy có cống hiến to lớn đối với tiến trình văn minh nhân
loại. Lão Đan [tức Lão Tử - ND], bạn nói ông ấy là nhà tư tưởng phải không?. Chỉ
dựa vào "Đạo đức kinh" 5000 chữ mà có thể làm nhà tư tưởng ư? Đấy là
chưa nói "Đạo đức kinh" của ông có vấn đề.
Khổng
Tử có thể coi là nhà tư tưởng chăng? Thế hệ chúng ta xem xét ông thế nào? Tác
phẩm của ông bị xem xét ra sao? Tác phẩm của ông chưa từng cung cấp cho nội tâm
người Trung Quốc một hệ thống giá trị có thể đối kháng quyền lực thế tục. Cái
mà ông cung cấp là tất cả xoay xung quanh quyền lực.
Nếu
Nho học là một tôn giáo thì đó là một tôn giáo rởm; nếu là tín ngưỡng thì là
tín ngưỡng rởm; nếu là triết học thì đó là triết học của xã hội quan trường
hoá. Xét trên ý nghĩa này thì Nho học có tội với người
Trung Quốc.
Trung
Quốc không thể có nhà tư tưởng, chỉ có nhà mưu lược.
Xã hội Trung Quốc là xã hội binh pháp, dân tộc ta chỉ tôn sùng nhà mưu lược.
Một Gia Cát Lượng chẳng mấy thành công về sự nghiệp lại được người ta kỷ niệm
nhiều lần. Ông ấy bụng dạ kém khoáng đạt, cách dùng người cũng chưa thích hợp.
Có
tư liệu cho thấy ông ta còn là kẻ lộng quyền. Nhưng chính con người như thế lại
được nâng lên tầm cao phát sợ. Đây cũng là một phác hoạ tâm hồn dân tộc ta.
Dưới hình thái xã hội như thế có ba loại hành vi thịnh hành ở Trung Quốc.
Ba loại hành vi thịnh hành tại Trung
Quốc
1. Thuật
nguỵ biện.
Con trai tôi năm nay thi vào khoa báo chí một trường đại học. Khoa này là một trong những khoa báo chí tốt nhất Trung Quốc. Tôi bảo nó: Đưa giáo trình cho bố xem. Đọc xong tôi bảo thứ này không đáng đọc. Trong giáo trình có một suy đoán như sau: Trung Quốc phát minh ra thuốc nổ; thuốc nổ truyền tới châu Âu đã phá tan dinh luỹ phong kiến Trung thế kỷ của châu Âu. Thật nực cười. Thuốc nổ anh phát minh ra phá tan dinh luỹ phong kiến của người ta, thế sao dinh luỹ của chính anh lại không bị phá vỡ? Ngược lại còn vững chắc hơn?.
Con trai tôi năm nay thi vào khoa báo chí một trường đại học. Khoa này là một trong những khoa báo chí tốt nhất Trung Quốc. Tôi bảo nó: Đưa giáo trình cho bố xem. Đọc xong tôi bảo thứ này không đáng đọc. Trong giáo trình có một suy đoán như sau: Trung Quốc phát minh ra thuốc nổ; thuốc nổ truyền tới châu Âu đã phá tan dinh luỹ phong kiến Trung thế kỷ của châu Âu. Thật nực cười. Thuốc nổ anh phát minh ra phá tan dinh luỹ phong kiến của người ta, thế sao dinh luỹ của chính anh lại không bị phá vỡ? Ngược lại còn vững chắc hơn?.
Tại
Đại học Quốc phòng Trung Quốc, khi thảo luận vấn đề Đài Loan có một quan điểm
được nhiều người tán đồng như sau: Đài Loan như một cái ổ khoá. Nếu không giải
quyết được vấn đề Đài Loan thì ổ khoá ấy sẽ khoá chặt cánh cổng lớn của Trung
Quốc, Trung Quốc sẽ không có lối ra biển cả. Đó là sự nguỵ biện. Tây Ban Nha
sau khi trở thành cường quốc biển, đâu có thể ngăn cản anh hàng xóm Bồ Đào Nha
cũng trở thành cường quốc biển. Eo biển Dover của Pháp cách nước Anh có 28 hải
lý, Anh Quốc có thể ngăn cản Pháp trở thành cường quốc biển không?.
Trung Quốc mất biển, chủ yếu là do tầng lớp thống trị Trung Quốc
nhiều đời chưa có quan điểm Quyền lực biển.
Có
lẽ mọi người chưa chú ý tới chuyện một số hội Phật Giáo, Đạo giáo thường đứng
ra chủ trì việc phê phán một số đoàn thể mê tín phong kiến, các vị đạo trưởng
ung dung nói năng, phê phán người ta là mê tín phong kiến. Tôi muốn cười thầm
nhưng lại không nhịn được cười thành tiếng. Bảo người ta là mê tín phong kiến,
lẽ nào ông là duy vật chăng? Chẳng phải cũng là mê tín đó sao?.
2.
Đối ngoại lôi kéo vỗ về, đối nội tàn nhẫn.
Văn minh châu Âu và văn minh Trung Quốc hầu như đồng thời cất bước nhưng châu Âu hình thành nhiều quốc gia nhỏ, Trung Quốc hình thành một đại đế quốc thống nhất. Nói tới chuyện này chúng ta thường hí hửng phấn khởi. Thực ra châu Âu hình thành nhiều quốc gia như thế chính là một dạng thể hiện tư tưởng tự do của họ. Tuy hình thành nhiều quốc gia như vậy nhưng bao nhiêu thứ có liên quan đến văn minh nhân loại chính là sinh ra từ các tiểu quốc chia tách ra ấy.
Văn minh châu Âu và văn minh Trung Quốc hầu như đồng thời cất bước nhưng châu Âu hình thành nhiều quốc gia nhỏ, Trung Quốc hình thành một đại đế quốc thống nhất. Nói tới chuyện này chúng ta thường hí hửng phấn khởi. Thực ra châu Âu hình thành nhiều quốc gia như thế chính là một dạng thể hiện tư tưởng tự do của họ. Tuy hình thành nhiều quốc gia như vậy nhưng bao nhiêu thứ có liên quan đến văn minh nhân loại chính là sinh ra từ các tiểu quốc chia tách ra ấy.
Còn
chúng ta đã làm được gì cho văn minh thế giới? Có thể khẳng định, thống nhất
giang sơn có mối quan hệ tất nhiên nào đó với tư tưởng thống nhất. Xã hội mưu lược là xã hội hướng nội.
Tôi
từng nghiên cứu kỹ sự khác biệt giữa Trung Quốc với Mỹ. Trên mặt công việc quốc
tế, về cơ bản Trung Quốc mềm mỏng, còn trên mặt công việc trong nước thì cứng
rắn. Nước Mỹ ngược lại, họ rắn trên mặt công việc quốc tế, mềm trên mặt công
việc trong nước. Chẳng còn nhớ trong một cuốn sách nào đấy tôi có đề cập vấn đề
này, có lẽ là cuốn “Đánh giá nguy hiểm tác chiến với Đài Loan”, và kết luận:
Chuyện này là do sự khác biệt văn hoá quyết định.
Văn
hoá Trung Quốc có tính khép kín, kín đáo, hướng nội. Văn hoá Mỹ thì cởi mở,
hướng ngoại. Tư tưởng đại nhất thống cũng là tư tưởng kiểu hướng nội. Điều đó
giải thích vì sao trước bọn xâm lược nước ngoài thì chúng ta là bầy cừu, trước
đồng bào mình thì chúng ta là lang sói. Ngót trăm lính Nhật là đủ để
áp giải 50 nghìn tù bình quân Quốc Dân Đảng đến Yến Tử Cơ [một địa danh thuộc
tỉnh Giang Tô - ND] xử bắn. Chưa nói đến chống lại, các tù binh này chẳng có cả
tới dũng khí bỏ chạy nữa kia.
3.
Hành vi thô bỉ.
Sự thô bỉ về tinh thần ắt đem lại sự thô bỉ trong hành vi. Sự cao quý tinh thần ắt sẽ đem lại sự cao quý trong hành vi. Khoảng hai chục năm trước khu phố nhà tôi có xảy ra chuyện như sau: Một đôi vợ chồng li dị, ông chồng dẫn cô bồ mới về nhà, hai vợ chồng cãi nhau. Bà vợ chạy lên gác trên muốn nhảy lầu. Rất nhiều người xúm lại xem. Có kẻ vì hí hửng khi thấy người khác gặp tai nạn mà hét to: "Nhảy đi, nhảy đi!" Về sau cảnh sát đến cứu được bà kia xuống, những người xem thậm chí còn cảm thấy tiếc rẻ.
Sự thô bỉ về tinh thần ắt đem lại sự thô bỉ trong hành vi. Sự cao quý tinh thần ắt sẽ đem lại sự cao quý trong hành vi. Khoảng hai chục năm trước khu phố nhà tôi có xảy ra chuyện như sau: Một đôi vợ chồng li dị, ông chồng dẫn cô bồ mới về nhà, hai vợ chồng cãi nhau. Bà vợ chạy lên gác trên muốn nhảy lầu. Rất nhiều người xúm lại xem. Có kẻ vì hí hửng khi thấy người khác gặp tai nạn mà hét to: "Nhảy đi, nhảy đi!" Về sau cảnh sát đến cứu được bà kia xuống, những người xem thậm chí còn cảm thấy tiếc rẻ.
Tôi
thở dài một cái rồi về nhà, mở ti-vi xem. Đúng lúc ấy trên ti-vi đang chiếu bộ
phim kể về một chuyện có thật xảy ra ở châu Âu. Chuyện như sau: Một nước nào
đó, nhớ mang máng là Hungary
thì phải, 70 năm trước có một anh thợ mỏ trẻ sắp cưới vợ. Trong lần cuối cùng
xuống giếng mỏ trước ngày cưới thì mỏ xảy ra sụt lở, anh thợ kia mãi mãi không
thể trở về. Cô dâu không thể tin rằng người yêu của mình có thể bỏ cô mà đi, cứ
thế đằng đẵng chờ 70 năm trời. Cách đây ít lâu người ta sửa lại hầm mỏ, phát
hiện thấy trong vũng nước đọng ở chỗ sâu có một xác người. Đó chính là chàng
rể- thợ mỏ nọ bị vùi dưới giếng 70 năm trước. Vì dưới ấy không có không khí,
xác lại ngâm trong nước có khoáng chất nên người ấy trông vẫn trẻ như lúc chết.
Cô dâu thì đã là bà lão tóc bạc phơ.
Bà
cụ ôm lấy người yêu khóc nức nở. Bà quyết định tiếp tục làm lễ cưới của họ.
Cảnh này thật quá xúc động: Cô dâu 80 tuổi mặc áo cưới trang trọng một màu
trắng như tuyết. Tóc cũng trắng như tuyết. Người yêu của bà thì vẫn trẻ như
xưa, mắt nhắm nghiền nằm trên cỗ xe ngựa. Hôn lễ và tang lễ đồng thời tiến
hành. Bao nhiêu người rơi lệ.
Vụ 11/9 thử thách trình độ đạo đức quốc
dân
Vụ
11/ 9 năm ngoái là sự việc có thể khảo nghiệm trình độ đạo đức của dân tộc ta
nhất. Hôm nay [tức 11/09/2002 - ND] vừa đúng tròn một năm sự kiện ấy. Vụ 11/ 9
tuy không thể thay đổi thế giới nhưng đã thay đổi nước Mỹ. Đồng thời, thế giới
sau ngày ấy rất khó trở lại trước sự kiện này.
Khi
xảy ra vụ 11/9, ít nhất trong một quãng thời gian sau đó nước ta bị bao phủ bởi
một bầu không khí không lành mạnh. Tối hôm 12/9, có người bạn gọi điện thoại
cho tôi nói sinh viên ĐH Bắc Kinh và ĐH Thanh Hoa đang khua chiêng gõ trống.
Tôi bảo đội tuyển bóng đá quốc gia Trung Quốc còn chưa lọt vào vòng sau kia mà,
phải đến mồng 7/10 đội Trung Quốc mới đấu trận cuối cùng với đội Liên hiệp
Vương quốc A Rập, nếu thắng thì sẽ lọt vào danh sách dự World Cup. Một lúc sau
mới biết thì ra sinh viên Trung Quốc đang chúc mừng việc toà tháp đôi Mỹ bị đánh
sập.
Báo
chí nước ngoài đưa tin: Hồi ấy có một đoàn nhà báo Trung Quốc đang ở thăm Mỹ,
khi thấy hình ảnh toà nhà Trung tâm Thương mại thế giới bị đánh phá, các thành
viên đoàn nhà báo này bất giác vỗ tay. Đây là một dạng ngấm văn hoá; điều đó
không thể trách họ, bọn họ đã không thể kiềm chế được bản thân. Kết quả họ bị
[chính phủ Mỹ - ND] tuyên bố là những người mãi mãi không được hoan nghênh. Hồi
ấy tôi đang ở Không quân Bắc Kinh [1], mấy hôm ấy đều có người ở bộ đội đến
thăm, gặp ai tôi cũng hỏi quan điểm của họ đối với vụ 11/9. Tất cả đều trả lời:
Đánh bom hay lắm.
Sau
này tôi nói đây là một tình trạng rất đáng buồn. Nếu những người ấy yêu mến
Trung Quốc, thế thì có cứu được Trung Quốc hay không?. Về giới truyền thông thì
càng chẳng nên nhắc tới. Ở Trung Quốc, nơi không có tin tức nhất là trên báo
chí.
Năm
1997 công nương Diana chết vì tai nạn giao thông. Cho dù Diana là người thế
nào, hoàng gia Anh Quốc ra sao thì ít nhất bà ấy cũng có giá trị tin tức. Các
tờ báo lớn trên thế giới đều đăng tin này trên trang nhất, riêng báo chí Trung
Quốc không đăng tin ấy. Hôm đó tin tức đầu bảng của các tờ báo lớn ở Bắc Kinh
là "Các trường trung, tiểu học Bắc Kinh hôm nay khai giảng". Tin này
chẳng khác gì tin "Người Bắc Kinh hôm nay ăn sáng rồi", chỉ có cái
giá trị [thông tin - ND] ấy thôi.
Tối
hôm 11/9 tôi ngồi xem chương trình "Tiêu điểm phỏng vấn" trên ti-vi.
Tôi muốn xem xem "những cái miệng lưỡi của đất nước" đánh giá tiêu
điểm vụ 11/9 như thế nào. Kết quả chương trình "Tiêu điểm phỏng vấn"
hôm ấy có nội dung là nói về việc các chi bộ ở nông thôn tăng cường xây dựng
chi bộ gì gì đó. Bạn muốn xem cái gì thì không có cái ấy. Cái bạn không muốn
nghe thì người ta cứ nói cho mà nghe. Dĩ nhiên, những cái miệng lưỡi của quốc
gia thì vô tội.
Văn hoá truyền thống ảnh hưởng tới quan
niệm đạo đức
Năm
1999 Mỹ tấn công Nam Tư. Trung Quốc đứng ra phản đối. Cái giá của lần ấy là Đại
sứ quán Trung Quốc tại Nam Tư bị bắn phá. Suýt nữa thì Trung Quốc lại đứng ra
lần nữa. Đoàn tàu văn hoá này của chúng ta có quán tính lớn, chở chúng ta,
những kẻ có khiếm khuyết đạo đức, phóng như bay tới điểm chót.
Hồi
ấy có người còn đề xuất nhân dịp này tấn công Đài Loan, ra tay một lần là xong.
Có thể thông cảm với nỗi lòng của các bạn ấy, nhưng bấy giờ quả thật không phải
là thời cơ thích hợp. Hồi ấy tôi nghĩ, vụ 11/9 chết bao nhiêu người, đều là
người vô tội. Cái mất đi là sinh mạng con người, thứ tôn nghiêm nhất trên thế
giới. Những sinh mạng ấy không có liên quan với chính phủ Mỹ. Chúng ta dùng
thái độ như vậy đối xử với người ta, nhưng người ta không dùng thái độ như vậy
đối xử với ta.
Thảm
án Dover hình
thành sự đối chiếu rõ rệt với việc này. Năm 2000, một đoàn người Phúc Kiến vượt
biên trái phép ngồi trong xe thùng bịt kín cập cảng Dover lên đất Anh Quốc. Vì ngồi mấy chục giờ
trong thùng xe thiếu không khí, tất cả đều chết ngạt [2], chỉ có 2 người sống
sót. Khi vụ này bị phanh phui, không một quan chức nào của Đại sứ quán Trung
Quốc xuất đầu lộ diện. Cuối cùng dân chúng Anh Quốc vùng Dover tự phát làm lễ truy điệu và lễ thắp nến
tưởng niệm những người đã chết.
Rất
nhiều trẻ em tham dự, chúng cầm trong tay những thứ đồ chơi chế tạo tại Trung
Quốc. Nhân đây xin nói thêm, hiện nay 90% đồ chơi trên thế giới là Made in China.
Nhà báo hỏi lũ trẻ: Tại sao các cháu dự lễ truy điệu? Bọn trẻ nói: Họ cũng là
người cả mà; các thứ đồ chơi trong tay chúng cháu cầm đây có thể là do những
người trong số họ sản xuất.
Không
một người Trung Quốc nào có mặt trong buổi lễ truy điệu ấy. Thế nào là văn
minh, thế nào là không văn minh? Tôi đang suy nghĩ.
Thờ ơ, coi nhẹ sinh mạng con người thật
đáng sợ
Thật
là đáng sợ khi người ta ca ngợi khủng bố. Trung Quốc thoát thai từ nền văn hoá
giáo dục Trung Quốc, trước hết thờ ơ coi khinh sinh mạng của chính mình, từ đó
mới có thái độ coi tính mạng của người khác, nước khác như trò trẻ con. Bản
thân không có quyền lực quý trọng sinh mạng mình, cũng không cho người khác có
cái quyền ấy. Tâm trạng "khán giả" năm xưa từng bị Lỗ Tấn hồi trẻ phê
phán chính là được tôi luyện như vậy đấy.
Người
Trung Quốc xem cảnh giết người khác, không ai không vui mừng phấn khởi. Giai
cấp thống trị cố ý đem người ta ra giết tại nơi đông người. Kẻ bị thống trị thì
hưởng thụ tại nơi đông người cái cảm giác khoái trá của kẻ thống trị. Nhất là
khi xử tử bằng kiểu tùng xẻo, kéo dài ba ngày, người xem đông nghìn nghịt. Cả
đến những chủ sạp hàng nhỏ cũng bày hàng ra bán tại đấy. Đao phủ còn bán bánh
màn thầu dính máu.
Trung
Quốc ngày nay không có tục tùng xẻo nữa. Nhưng xử án tại nơi đông người cũng là
sự mở rộng tập quán đó. Người nước ta năm nào đi xem giết Lục Quân Tử Đàm Tự
Đồng [3] như đi trẩy hội. Với những người như thế, trong cuộc chiến tranh Giáp
Ngọ [4] ta sao mà không mất Đài Loan. Con cháu họ, tức chúng ta, nếu lại như họ
thì làm sao mà giải phóng được Đài Loan.
Khi
có kẻ xấu hành hung trên xe buýt, những người đi xe đều im thin thít. Dựa vào
những con người ấy đi giải phóng Đài Loan ư? Dựa vào họ để thực hiện 4 hiện đại
hoá ư? Bạn thực hiện 4 hiện đại hoá rồi thì có lợi gì nhỉ?.
Sáng
nay khi tập thể dục tôi tranh thủ xem truyền hình, chương trình quảng cáo
"Tin tức buổi sáng", sản phẩm nào bán chạy nhất? Đó là cửa chống
trộm. Đây là nỗi buồn của một dân tộc. Bạn xem đấy, nhà chúng ta ở chẳng khác
gì cái cũi. Tại Thành Đô, tôi ở căn nhà mấy vị chính uỷ không quân tiền nhiệm
từng ở. Tôi vào xem, ôi chao, như vào nhà giam ấy. Cửa sổ, ban công đều bao bọc
bằng hàng rào chấn song chống trộm. Tôi bảo dỡ bỏ hết.
Hôm
nọ đọc một cuốn sách có tên "Trung Quốc có thể nói Không". Tôi bảo,
anh có thể nói Không, nhưng anh đứng sau cánh cửa chống trộm mà nói Không; đó
chẳng phải là dũng sĩ mà là kẻ hèn nhát. Kiều Lương [5] nói chí lý: [Đó là]
"Những người yêu nước khi gặp bọn trộm cướp mà còn lánh mặt nhưng lại dũng
cảm dõng dạc nói Không với một cường quốc ở xa tít mù!".
Cần
nhìn nhận nước Mỹ một cách khách quan toàn diện. Nước Mỹ là một quốc gia như
thế nào? Nhớ lại hồi trẻ từng nghe một câu nói hình dung thành phố New York: Cái tốt nhất trên thế giới và cái xấu nhất trên
thế giới cộng lại với nhau thì là New
York. Dùng câu ấy để hình dung nước Mỹ ngày nay có
thích hợp hay không?.
Thế
hệ quân nhân chúng ta, những quân nhân đảm nhận niềm hy vọng tương lai của tổ
quốc, vừa không nên làm "phái thân Mỹ", cũng chẳng thể làm "phái
chống Mỹ" một cách đơn giản, mà nên làm "phái hiểu Mỹ" chín
chắn.
Hiểu
kẻ địch thì mới chiến thắng được kẻ địch. Đánh giá thấp đối thủ tức là đánh giá
thấp chính mình. Thác Bạt Đạo [6] đổi tên nước của Nhu Nhiên thành "Nhu
Nhu", ý là sâu bọ, nhưng chính ông lại bị con sâu ấy đánh bại. Thế thì ông
chẳng bằng con sâu nữa kia.
Mỹ
không muốn Trung Quốc hùng mạnh, hoàn toàn cũng như Trung Quốc không muốn Mỹ
xưng bá. Mối quan hệ Trung Quốc- Mỹ có xung đột nhưng cũng có lợi ích chung
nhất định. Làm thế nào hoá giải xung đột, phát triển lợi ích chung là việc các
nhà ngoại giao Trung Quốc hiện nay nên cố gắng làm.
Trung
Quốc muốn phát triển thì không thể cắt đứt sự đi lại với thế giới. Thế giới
hiện nay là đơn cực, chỉ khi nào Mỹ suy sụp thì mới có thể xuất hiện thế giới
đa cực. Chúng ta vừa không thể cắt quan hệ với Mỹ lại vừa không thể có quá
nhiều kỳ vọng về Mỹ. Hiện nay mà đối kháng với Mỹ thì chưa phải là thời cơ
thích hợp nhất. Lợi ích quốc gia nên mãi mãi là chuẩn tắc cao nhất cho hành
động của chúng ta. Chúng ta cần nhẫn nại; nhẫn nại không phải là mềm yếu, chỉ
có khuất phục mới là mềm yếu.
Đấu tranh ngoại giao càng cần đấu trí
Dĩ
nhiên Mỹ không từ bỏ dã tâm diệt chủ nghĩa xã hội. Dĩ nhiên Mỹ không muốn Trung
Quốc trỗi dậy, không muốn kinh tế Trung Quốc phát triển đi lên. Nhưng cần nhớ
cho kỹ: Khi đấu tranh với đối thủ, nhất định phải làm cho đối thủ của anh nhìn
thấy cái tình hình họ không muốn thấy nhất.
Người
Mỹ muốn người Trung Quốc đánh nội chiến; chúng ta quả thật đánh nội chiến rồi.
Họ không rúc trong chăn mà cười đến nôn ruột thì mới lạ chứ. Dĩ nhiên nhất mực
"Nằm gai nếm mật, thao quang dưỡng hối [vờ ngu giả dại/ giấu tài -
ND]" cũng không được.
Là
một nước lớn, Trung Quốc có thể làm theo cách như một võ hiệp thời xưa ẩn vào
núi sâu khổ luyện võ công, chờ khi võ nghệ cao cường rồi tái xuất quyết thắng
kẻ địch chăng? Với số dân và tài nguyên của Trung Quốc, đặc biệt là với nền văn
hoá của mình, Trung Quốc không thể lớn mạnh như nước Mỹ được, huống chi Mỹ cũng
chẳng dừng lại không tiến lên.
Vẫn
là Mao Trạch Đông nói chí lý: "Đánh vẫn cứ phải đánh, đàm [đàm phán - ND]
vẫn cứ phải đàm, hoà vẫn cứ phải hoà". Con người cần khôn ngoan tài trí,
đấu tranh ngoại giao lại càng cần khôn ngoan. Phải dắt mũi người ta mà đi chứ
đừng bị người ta dắt.
Khơ-rut-xôp
là một tay khôn ngoan. Tôi xin kể cho các bạn nghe chuyện này: Tại một đại hội
nọ [ý nói Đại hội XX đảng Cộng sản Liên Xô - ND], Khơ-rut-xôp ra sức vạch trần
và phê phán chế độ chính trị tàn bạo của Stalin. Có người chuyển lên một mẩu
giấy chất vấn Khơ-rut-xôp: Bản thân Khơ-rut-xôp cũng là một thành viên trong
tập đoàn quyền lực nòng cốt khi Stalin nắm chính quyền.
Vì
sao hồi ấy ông không đứng lên chống lại sự độc đoán của Stalin? Khơ-rut-xôp cao
giọng đọc nội dung mẩu giấy kia rồi lớn tiếng nói với mọi người: Đây là mẩu
giấy của ai thế? Xin người đó đứng ra! Đứng ra nào! ... Bên dưới nhốn nháo một
lúc nhưng chẳng thấy ai đứng ra cả.
Khơ-rut-xôp
nói: Mọi người xem đấy, chúng ta hiện nay dân chủ như thế này, trong tình hình
chẳng có gì phải sợ hãi mà ngay cả đồng chí viết mẩu giấy này cũng không dám
đứng ra. Vậy hãy nghĩ xem, trong bầu không khí dưới thời Stalin thống trị ấy có
người nào dám đứng ra cãi lại Stalin không? Cả hội trường vỗ tay.
Chúng
ta đấu tranh với Mỹ nên có sự khôn ngoan ấy của Khơ-rut-xôp. Khi cần thao quang
dưỡng hối thì thao quang dưỡng hối đến tận nhà. Như một câu đồng chí Đặng Tiểu
Bình năm nào nói với Thủ tướng Canada Trudeau (đại ý): Cái Thao quang dưỡng hối
chúng tôi nói bao gồm cả việc không cần giữ thể diện cũng nhất định phải giữ
mối quan hệ với quốc gia phát triển nhất trên thế giới. Ý của đồng chí Đặng Tiểu
Bình là Trung Quốc nhất định phải bước cùng nhịp với văn minh thế giới, không
thể xa rời nền văn minh thế giới.
Không có lý do căm ghét Mỹ
Trong
sự kiện 11/9, trừ một số quốc gia cá biệt, một bộ phận dân chúng Trung Quốc
(chứ không phải là chính phủ) đã tỏ ra mình ở cách nền văn minh dòng chính của
thế giới một khoảng cách xa nhất.
Khi
cần đấu tranh thì một tấc cũng không nhường. "Sùng bái Mỹ" là không
đúng, "Thân Mỹ" không đúng, "Ghét Mỹ" cũng không đúng.
Chính phủ và chính khách Mỹ vừa giống dân chúng Mỹ lại vừa không giống. Bạn cần
phải có trí tuệ cao để phân biệt họ.
Trong
quá khứ, vì để giúp Trung Quốc thoát khỏi ách thống trị thực dân mà Mỹ đánh bại
Nhật, họ có cống hiến lớn đối với tiến bộ văn minh của xã hội Trung Quốc. Hai
nước Trung Quốc- Mỹ không có xung đột lợi ích căn bản. Ngày nay, do lợi ích của
Mỹ rải khắp toàn cầu nên 2 nước có xung đột. Nhưng chúng ta vẫn phải dùng tấm
lòng đạo đức để bình xét sự vật chứ không thể kích động. Tôi từng nói rằng đối
với Nhật, một nước từng tàn sát mấy chục triệu đồng bào ta, mà chúng ta thường
xuyên nói 2 nước "phải đời đời kiếp kiếp hữu hảo với nhau". Thế thì
chúng ta có lý do nào để căm ghét nhân dân Mỹ từng giúp ta đánh bại Nhật?.
Những cái đáng sợ của Mỹ
Đâu
là chỗ thực sự đáng sợ của nước Mỹ? Tuy rằng Mỹ có quân đội mạnh nhất thế giới,
khoa học kỹ thuật tiên tiến nhất thế giới, nhưng tôi cho rằng những cái đó
không đáng sợ. Nghe nói máy bay tàng hình của Mỹ thường xuyên ra vào bầu trời
Trung Quốc rất thoải mái, nhưng điều ấy chẳng có gì đáng sợ cả. Cái đáng sợ của
họ không phải là những thứ ấy.
Năm
1972, tôi học ở Đại học Vũ Hán, lên lớp giờ chính trị. Một thầy giáo khoa chính
trị nói: "Nước Mỹ là đại diện của các nước tư bản mục nát, suy tàn, đã sắp
xuống mồ, hết hơi rồi." Tôi, một sinh viên công nông binh mặc bộ quân
phục, đứng ngay lên phản bác: "Thưa thày, em cảm thấy thầy nói không đúng
ạ. Tuy rằng nước Mỹ không giống Trung Quốc là mặt trời nhô lên lúc 8- 9 giờ
sáng, nhưng Mỹ cũng chẳng phải là mặt trời đang lặn gì gì đó, mà là mặt trời lúc
giữa trưa ạ."
Thầy
giáo bực mình, tái mét mặt ấp úng nói: "Cái cậu học sinh này, sao dám nói
thế hả!" Ông ấy không hỏi tôi tại sao lại nói thế, mà dùng một chữ
"dám". Lúc đó tôi thấy hết tâm trạng của ông.
Chính
là cái nước tư bản mục ruỗng suy tàn ấy vào thập niên 90 thế kỷ trước đã lãnh
đạo cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật mới nhất trên thế giới. Tôi tốt nghiệp đại
học đúng vào lúc bắt đầu cải cách mở cửa. Tôi lại có một quan điểm: Nước Mỹ là
quốc gia do hàng chục triệu con người không yêu tổ quốc mình hợp thành, nhưng
họ đều rất yêu nước Mỹ. Hồi ấy rất nhiều người lãnh đạo vừa chửi Mỹ vừa gửi con
cái mình sang Mỹ. Một sự tương phản lớn!
Nói
một thôi một hồi rồi, vậy thì cái đáng sợ của Mỹ là ở đâu? Tôi cảm thấy có ba
điểm.
Điểm
thứ nhất, không thể coi thường cơ
chế tinh anh của Mỹ. Chế độ cán bộ, chế độ tranh cử của
Mỹ có thể bảo đảm những người quyết sách đều là tinh anh. Bi kịch của
Trung Quốc chúng ta, lớn đến nhà nước, nhỏ tới từng đơn vị, phần lớn tình hình
là người có tư
tưởng thì không quyết sách, người quyết sách thì không có tư tưởng. Có đầu óc
thì không có cương vị, có cương vị thì không có đầu óc.
Nước
Mỹ ngược hẳn lại, cơ chế hình tháp của họ đưa được những người tinh anh lên. Nhờ thế, 1 là họ
không mắc sai lầm; 2 là họ ít mắc sai lầm; 3 là mắc sai lầm thì có thể nhanh
chóng sửa sai. Chúng ta thì mắc sai lầm, thường xuyên mắc sai lầm, mắc sai lầm
rồi thì rất khó sửa sai.
Mỹ
dùng một hòn đảo Đài Loan nhỏ xíu để kiềm chế Trung Quốc chẵn nửa thế kỷ. Nước
cờ này họ đi thật linh hoạt, thật thần kỳ. Một Đài Loan làm thay đổi hẳn sinh
thái chính trị quốc tế. Điều tôi lo ngại nhất là bộ khung chiến lược phát triển Trung Quốc trong
thế kỷ mới sẽ vì vấn đề Đài Loan mà biến dạng. Ngày nay, đối với các
dân tộc có thế mạnh thì tính quan trọng của lãnh thổ đã giảm nhiều, đã chuyển
từ tìm kiếm lãnh thổ sang tìm kiếm thế mạnh của quốc gia.
Người
Mỹ không có yêu cầu lãnh thổ đối với bất cứ quốc gia nào. Nước Mỹ không quan
tâm lãnh thổ, toàn bộ những gì họ làm trong thế kỷ XX đều là để tạo thế. Tạo
thế là gì? Ngoài sự lớn mạnh về kinh tế thì là lòng dân chứ còn gì nữa! Có lòng
dân thì quốc gia có lực ngưng tụ, lãnh thổ mất rồi sẽ có thể lấy lại. Không có
lòng dân thì khẳng định đất đai anh sở hữu sẽ bị mất. Có nhà lãnh đạo quốc gia
chỉ nhìn một bước. Nước Mỹ hành sự thường nhìn 10 bước. Vì thế cho nên mỗi sự
kiện lớn toàn cầu xảy ra sau ngày Thế chiến II chấm dứt đều góp phần làm tăng
cường địa vị nước Mỹ. Nếu chúng ta bị họ dắt mũi thì có thể sẽ mất hết mọi con
bài chiến lược.
Tôi
nhiều lần nói là trung tâm chiến lược của Mỹ sẽ không chuyển sang châu Á đâu,
song điều đó không có nghĩa là Mỹ không bao vây Trung Quốc. Rất nhiều bạn chỉ
thấy Mỹ bao vây Trung Quốc về quân sự, cũng như rất nhiều người chỉ thấy khoảng
cách chênh lệch về KHKT và trang bị vũ khí giữa 2 nước mà chưa nhìn thấy sự mất
cân đối nghiêm trọng hơn sự lạc hậu về trang bị trên mặt chiến lược lớn, nhất
là trên tầng nấc ngoại giao.
Sau
vụ 11/9, Mỹ nhanh chóng chiếm Afghanistan
trong vòng 2 tháng, từ phía Tây bao vây Trung Quốc. Sức ép quân sự của Nhật,
Đài Loan, Ấn Độ cũng chẳng bớt đi. Xem ra chúng ta giành được từ vụ 11/9 một số
lợi ích trước mắt, song các lợi ích đó không quá 1- 2 năm có thể biến mất. Tôi
cho rằng bao vây chiến lược đối với Trung Quốc là một kiểu khác, không phải là
quân sự mà là siêu việt quân sự.
Bạn
xem đấy, mấy năm gần đây các nước xung quanh Trung Quốc tới tấp thay đổi chế độ
xã hội, biến thành cái gọi là quốc gia "dân chủ". Nga, Mông Cổ thay
đổi rồi, Kazakhstan
thay đổi rồi. Cộng thêm các nước trước đây như Hàn Quốc, Phillippines, Indonesia,
lại cộng thêm vùng Đài Loan. Đối với Trung Quốc, sự đe doạ này còn ghê gớm hơn
đe doạ quân sự. Đe doạ quân sự có thể là hiệu ứng ngắn hạn, còn việc bị cái gọi
là các quốc gia "dân chủ" bao vây là hiệu ứng dài hạn.
Điểm
thứ hai, sự độ lượng và khoan
dung của nước Mỹ. Bạn nên sang châu Âu, sau đó sang Mỹ, bạn sẽ thấy một sự khác
biệt lớn: Sáng sớm, các đường phố lớn ở châu Âu chẳng có người nào cả, còn tại
Mỹ sáng sớm các phố lớn ngõ nhỏ đều có rất nhiều người tập thể dục, thậm chí cả
ngày như thế. Tôi có một câu nói: Tập thể dục là một phẩm chất, tập thể dục đại
diện cho một kiểu văn hoá khí thế hừng hực đi lên. Một quốc gia có sức sống hay
không, chỉ cần xem có bao nhiêu người tập thể dục là biết.
Người
Mỹ có thể lấy quốc kỳ làm quần lót để mặc. Hồi ở Mỹ tôi có mua một chiếc quần
cộc cờ sao vạch. Tôi thường xuyên mặc chiếc quần ấy. Tôi mặc nó là để khinh
miệt nó, là để trút giận, là một dạng trút sự bực bội và thoả mãn về tâm lý.
Người Mỹ mặc nó là sự trêu chọc bỡn cợt, bản chất khác. Người Mỹ có thể đốt
quốc kỳ nước mình ngoài phố. Đới Húc [7] nói: Nếu một quốc gia có thể đốt cả quốc kỳ của mình thì anh còn có lý do
nào đi đốt quốc gia ấy nữa?.
Điểm
thứ ba, sức mạnh vĩ đại về tinh
thần và đạo đức. Đây là điều đáng sợ nhất. Vụ 11/9 là một tai nạn. Khi tai hoạ
ập đến, thể xác ngã xuống trước tiên, nhưng linh hồn vẫn đứng. Có dân tộc khi
gặp tai nạn thể xác chưa ngã mà linh hồn đã đầu hàng.
Trong
vụ 11/9 có xảy ra 3 sự việc đều có thể để chúng ta qua đó nhìn thấy sức mạnh
của người Mỹ.
Việc thứ nhất, sau khi phần trên toà nhà Thương mại thế giới bị máy
bay đâm vào, lửa cháy đùng đùng, tình thế ngàn cân treo sợi tóc. Khi mọi người
ở tầng trên qua cửa thoát hiểm chạy xuống phía dưới, tình hình không rối loạn
lắm. Người ta đi xuống, lính cứu hoả xông lên trên. Họ nhường lối đi cho nhau
mà không đâm vào nhau. Khi thấy có đàn bà, trẻ con hoặc người mù tới, mọi người
tự động nhường lối đi để họ đi trước. Thậm chí còn nhường đường cho cả một chú
chó cảnh. Một dân tộc tinh thần không cứng cáp tới mức nhất định thì dứt khoát
không thể có hành vi như vậy. Đứng trước cái chết vẫn bình tĩnh như không, e
rằng không phải là thánh nhân thì cũng gần với thánh nhân.
Việc thứ hai, hôm sau ngày 11/9, cả thế giới biết vụ này do bọn
khủng bố người A Rập gây ra. Rất nhiều cửa hàng, tiệm ăn của người A Rập bị
những người Mỹ tức giận đập phá. Một số thương nhân người A Rập cũng bị tấn
công. Vào lúc đó có khá nhiều người Mỹ tự phát tổ chức đến đứng gác trước các
cửa hiệu, tiệm ăn của người A Rập hoặc đến các khu người A Rập ở để tuần tra
nhằm ngăn chặn xảy ra bi kịch tiếp theo.
Đó
là một tinh thần thế nào nhỉ. Chúng ta thì từ xưa đã có truyền thống trả thù.
Thành Đô nơi tôi ở, ngày xưa Đặng Ngải [8] sau khi chiếm được Thành Đô, con
trai của Bàng Đức [9] giết sạch già trẻ gái trai gia đình Quan Vũ. Trả thù đẫm
máu, lịch sử loang lổ vết máu không bao giờ hết.
Việc thứ ba, chiếc máy bay Boeing 767 bị rơi ở Pennsylvania vốn
dĩ bị không tặc dùng để đâm vào Nhà Trắng. Sau đấy hành khách trên máy bay vật
lộn với bọn khủng bố nên mới làm máy bay rơi. Vì lúc ấy họ đã biết tin toà nhà
Thương mại thế giới và Lầu Năm Góc bị máy bay đâm vào nên họ quyết định không
thể không hành động, phải đấu tranh sống chết với bọn khủng bố.
Cho
dù trong tình hình ấy họ còn làm một chuyện thế này: Quyết định biểu quyết
thông qua có nên chiến đấu với bọn khủng bố hay không. Trong giờ phút quan hệ
tới sự sống chết ấy, họ cũng không cưỡng chế ý chí của mình lên người khác. Sau
khi toàn thể mọi người đồng ý, họ mới đánh bọn không tặc. Dân chủ là gì; đây
tức là dân chủ. Ý tưởng dân chủ đã thấm vào sinh mạng của họ, vào trong máu,
trong xương cốt. Một dân tộc như thế mà không hưng thịnh thì ai hưng thịnh. Một
dân tộc như thế không thống trị thế giới thì ai có thể thống trị thế giới.
Nên tham khảo kinh nghiệm thành công của
Mỹ
Tôi
thường có ý nghĩ quái lạ như thế này: Những vũ khí đỉnh cao nhất, KHKT tối tân
và lực lượng vũ trang mạnh nhất trên thế giới nếu nằm trong tay những người như
thế là rất thích hợp. Bao giờ cũng hơn nằm trong tay người Nhật, người Libya, người Iraq chứ? Cho là nằm trong tay
chúng ta thì chúng ta có thể làm gì, điều đó cũng chưa thể biết. Nước Mỹ, quốc
gia này có rất nhiều kinh nghiệm thành công, đáng để chúng ta tham khảo học
tập. Sau vụ 11/9, Mỹ không thành lập Uỷ ban 11/9, không lập Bộ Chỉ huy ứng phó
tình trạng khẩn cấp gì gì đó.
Tôi
cực lực phản đối những thứ không thực tế. Sau khi đến bộ đội không quân Thành
Đô, tôi chủ trương hoặc không họp hoặc ít họp hành. Cuộc họp nào không thể
không họp thì họp ngắn thôi. Đến nơi trước tiên tôi thay đổi việc học tập của
các Uỷ viên thường vụ thành tự học.
Cầm
văn kiện đọc thì học được cái gì kia chứ. Tôi đang đấu tranh với thế lực thói
quen. Lực lượng cá nhân tôi có hạn nhưng tôi không thể không đấu tranh. Cho dù
sứt đầu mẻ trán cũng không được nản chí. Chẳng hạn nói chung khi xuống thăm bộ
đội, tôi đều không ăn cơm. Chỉ cần có thể về nhà trong ngày thì tôi đều mang
theo lương khô chứ không ăn cơm bộ đội.
Khi
ở bộ đội không quân Bắc Kinh tôi đến sư đoàn 33 cũng thế. Nếu không thể không
ăn thì tôi chỉ ăn đơn giản. Tuy rằng nói uống một chén rượu chưa đủ làm đổ cờ
đỏ, ăn một bữa cơm chưa thể mất giang sơn, nhưng nhiều lần quá, lãng phí quá,
tích tiểu thành đại thì rất khó nói. Có người nói đánh Đài Loan chẳng cần dùng vũ khí mới gì cả,
cứ cho mấy vị cán bộ lên đảo ấy ăn nhậu các thứ của họ 2- 3 năm thì bảo đảm ăn
hết các thứ của họ.
Còn
một chuyên tiếu lâm nữa nói về chuyện họp hành. Có ông cục trưởng ốm sắp chết
đến nơi, chỉ có điều không trút được hơi thở cuối cùng. Bà vợ bảo con cháu đến
đông đủ cả rồi, ông yên tâm lên đường đi. Không được, chưa chết được. Vợ lại
nói, mọi chuyện đều thu xếp ổn thoả rồi, ông yên tâm lên đường đi. Không được,
chưa chết được. Vợ bảo, tài sản nhà ta đã thu xếp xong xuôi cả rồi, ông cứ đi
đi. Cũng chưa được đâu. Về sau, vẫn là tay thư ký tương đối hiểu ông ta bèn ghé
tai cục trưởng nói: "Báo cáo cục trưởng, mọi người đến đủ cả rồi, ta họp
thôi ạ." Lúc ấy cục trưởng mới hả lòng hả dạ nhắm mắt xuôi tay. Dĩ nhiên
đây là chuyện bịa nhưng nó nói lên sự phản cảm, chán ghét của mọi người đối với
thói quen ấy.
Sự
kiện 11/9 là cơ hội của nước Mỹ, cũng là cơ hội của Trung Quốc. Làm không tốt
thì Trung Quốc trở thành vật hy sinh lớn nhất của sự kiện đó. Vấn đề then chốt
là anh nắm cơ hội thế nào, toàn thế giới đều đứng trước dịp xóc lại quân bài.
Khi nghiên cứu nước Mỹ, chúng ta nên nắm được nội hàm thực sự của nó, không thể
chỉ xem cái nhỏ mà phải xem cái lớn. Có một câu chí lý thế này: Hay bàn luận về
khuyết điểm của người khác thì anh là kẻ đạo đức thấp kém. Hay bàn luận về
khuyết điểm của nhân loại thì anh là một nhà tư tưởng.
Hôm
nay lần đầu tiên gặp các cán bộ cấp tiểu đoàn trở lên của căn cứ Côn Minh, tôi
đã nói chuyện nhiều thế này với thái độ vô cùng thẳng thắn và mạnh dạn. Đây là
thành quả nghiên cứu của tôi, tôi chịu trách nhiệm về bài nói của mình.
Chỗ
nào tôi nói đúng thì các đồng chí ghi nhớ. Chỗ nào nói sai thì các đồng chí
nghe tai bên này, cho ra tai bên kia, tủm tỉm cười bỏ qua, chớ cho là chuyện gì
cả. Mỗi người là một cá thể, mỗi cá thể đều tự do. Tôi không thể yêu cầu áp đặt
tư tưởng của tôi cho các đồng chí, tôi lại càng không thể yêu cầu đem tư tưởng
của các đồng chí thống nhất vào một tư tưởng nào đó. Chuyện đó không thể được,
nhưng chúng ta lại cứ khăng khăng tìm kiếm khả năng ấy, đây là chuyện hão
huyền, trên thực tế không làm nổi.
-------------------------
[1]:
Tác giả đang là Chủ nhiệm chính trị bộ đội Không quân của Quân khu Bắc Kinh]
[2]:
60 người này lấy hộ chiếu sang Đông Âu rồi chui vào xe container chở bằng tàu
biển từ Bỉ bí mật sang Anh, ngày 19/6 /2000, hải quan cảng Dover kiểm tra
container phát hiện 58 người chết]
[3]:
Đàm Tự Đồng: Nhà chính trị cuối đời Thanh, chủ trương duy tân, sau khi phong
trào Duy tân Trung Quốc thất bại, ông bị xử tử cùng 5 người khác, 6 chí sĩ này
được gọi là Lục Quân tử.
[4]:
Chiến tranh Giáp Ngọ: Chiến tranh Trung Quốc- Nhật xảy ra năm Giáp Ngọ tức năm
1894. Kết quả Nhật thắng, Trung Quốc phải cắt đảo Đài Loan cho Nhật].
[5]:
Thiếu tướng không quân, nhà văn Trung Quốc nổi tiếng
[6]:
Tức Thế tổ Bắc Nguỵ, Thái Vũ hoàng đế, vị thống soái kỵ binh kiệt xuất thời Nam
Bắc Triều. Dẫn quân diệt các nước Hạ, Bắc Yên,... thống nhất phương Bắc; diệt
nước Hãn của Nhu Nhiên tại Mông Cổ
[7]:
Đại tá không quân Trung Quốc, viết nhiều chuyên luận quân sự, chính trị
[8]:
197-264, tướng giỏi nước Nguỵ, năm 263 đánh Thục Hán, đầu tiên chiếm Thành Đô,
là công thần diệt Thục của họ Tư Mã.
[9]:
Bàng Đức là một viên tướng chủ chốt của Tào Tháo
Nguyễn Hải Hoành giới thiệu và lược dịch
***
TƯỚNG LƯU Á CHÂU BÀN VỀ VĂN HÓA TRUNG QUỐC
Tác
giả: Lưu Á Châu (Liu Ya-zhou, Trung Quốc)
Tinh thần là cái gốc lập mệnh của mỗi con người, là cái gốc lớn mạnh của một dân tộc, cái gốc sinh tồn của một quốc gia. Cái gì cũng có thể không có nhưng tinh thần thì không thể không có.
LTS: Tiếp theo bài Tướng Trung Quốc bàn
về niềm tin và đạo đức, (TVN, ngày 15/8/2010), cộng tác viên Nguyễn Hải Hoành
lại vừa gửi Tuần Việt Nam
chúng tôi bản dịch tiếp theo bài của Lưu Á Châu bàn về văn hóa Trung Quốc. Nhận
thấy đây là chủ đề thú vị về văn hóa một dân tộc, tôn trọng tính thông tin đa
chiều, Tuần Việt Nam
xin trân trọng đăng tải.
Ngày
nay Trung Quốc đang tiến những bước dài, đồng thời cũng để lộ ra không ít vấn
đề. Tất cả mọi vấn đề đều hướng về văn hoá, song tất cả mọi vấn đề về văn hoá
đều hướng vào tôn giáo.
Tôn
giáo quyết định văn hoá mà văn hoá thì quyết định tính cách dân tộc; tính cách
dân tộc lại quyết định số phận dân tộc.
Xin
nêu thí dụ chống tham nhũng. Trừng trị tham nhũng không thể diệt được tận gốc
nạn tham nhũng. Có một biện pháp là hoàn thiện chế độ xã hội, mà phương pháp
căn bản là bắt tay từ văn hoá.
Thí
dụ biện pháp "lương cao nuôi dưỡng sự liêm khiết". Tại Trung Quốc,
lương cao chưa chắc đã có thể nuôi dưỡng được sự liêm khiết. Tại sao thế?
Văn
hoá Trung Quốc có màu sắc "văn hoá gia đình" rất nặng. Bất hiếu hữu
tam, vô hậu vi đại (Trong 3 điều bất hiếu, điều lớn nhất là không có con nối
dõi - ND). Càng nhiều con cháu càng lắm phúc. Đời cha nhất định phải để dành
tiền của cho con cháu. Điều này khác hẳn văn hoá phương Tây. Những kẻ làm cha
như chúng ta, lương bổng bản thân có cao đến đâu cũng vẫn muốn để dành cho con,
bởi thế người ta vẫn cứ tham. Đây cũng là một nguyên nhân hình thành "văn
hoá hối lộ" trong quan trường Trung Quốc.
Sự
hình thành văn hoá Trung Quốc có 3 nhân tố chủ yếu: Thứ nhất là hoàn cảnh sinh
tồn; thứ hai là tôn giáo; thứ ba là chính sách ngu dân.
Hoàn cảnh sinh tồn
Từ
xưa tới nay, số dân trên mảnh đất Trung Quốc này đều nhiều hơn châu Âu. Đàn bà
Trung Quốc bị "văn hoá gia đình" biến thành máy đẻ.
Châu
Âu có diện tích bình quân đất đai trên đầu người cao hơn Trung Quốc rất nhiều
thế mà họ vẫn cảm thấy chật hẹp, không thở hít được nữa, phải khai thác vùng
đất mới, bởi thế mà có việc khám phá các đại lục mới.
Người
Trung Quốc thì tranh đấu trong hoàn cảnh ác liệt này. Phép sinh tồn rất khắc
nghiệt.
Nhưng
khi nói về hình thành văn hoá mà chỉ nhấn mạnh hoàn cảnh là chưa đủ. Hoàn cảnh
xấu tạo nên một loại văn hoá không thành công. Hoàn cảnh tốt cũng vẫn có thể tạo
dựng nên một loại văn hoá không thành công.
Đàn bà Trung Quốc bị "văn hoá gia đình" biến thành máy đẻ. Ảnh minh họa
Cần xem xét văn hoá Trung Quốc từ hai mặt. Từ xưa Trung Quốc đã có thảm thực vật rất tốt, khắp nơi là rừng. Vùng Sơn Tây có nhiều than đá như thế chứng tỏ thời cổ rừng ở đấy rất tốt. Do có quá nhiều rừng nên người ta chẳng cần đi quá xa nơi ở cũng có thể kiếm được gỗ, vì vậy người ta dùng gỗ để làm nhà, vừa đơn giản vừa đỡ mất công. Lâu ngày kiến trúc Trung Quốc bèn trở thành kiến trúc có hình thức kết cấu thổ mộc.
Khi
tiến sang thời đại văn minh, các dân tộc châu Âu có môi trường ác liệt hơn
Trung Quốc rất nhiều - rừng ít, đá lắm. Muốn làm nhà, họ chỉ có cách lấy đá
trên núi mà làm. Lâu ngày nền kiến trúc phương Tây trở thành kiến trúc gạch đá.
Qua nhiều nghìn năm, rừng của chúng ta bị đốn hết, các kiến trúc thổ mộc sụp
đổ. Kiến trúc kết cấu gạch đá của phương Tây thì giữ lại được, rừng của họ cũng
giữ được. Tại Ý, hiện nay vẫn thấy các kiến trúc có từ hai nghìn năm trước,
tương đường đời nhà Tần nhà Hán. Tại Trung Quốc hiện nay cả đến kiến trúc đời
nhà Minh cũng hiếm thấy.
Lưu
Á Châu năm nay 57 tuổi, là người huyện Túc thuộc thành phố An Huy, tham gia
quân đội năm 16 tuổi, lần lượt giữ chức vụ phó tiểu đội trưởng, tiểu đội
trưởng, trung đội trưởng. Năm 44 tuổi được thăng chức thiếu tướng không quân,
bước vào hàng ngũ tướng lĩnh cấp cao của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc
(PLA).
Năm
45 tuổi giữ chức Chủ nhiệm Cục chính trị không quân quân khu Bắc Kinh. Năm 50
tuổi là Chính ủy không quân, quân khu Thành Đô. Năm 51 tuổi là Phó Chính ủy
không quân kiêm Bí thư Ủy ban Kiểm tra kỷ luật quân ủy, và được thăng chức
trung tướng không quân. Hiện nay, Trung tướng Lưu Á Châu, nguyên Phó Chính ủy
không quân của PLA giữ chức Chính ủy của Đại học Quốc phòng Trung Quốc, thay
Trung tướng Đổng Thế Bình đã được điều động làm Phó Chủ nhiệm Tổng Cục chính
trị kiêm Bí thư Ủy ban kiểm tra kỷ luật quân ủy.
Đại
học Quốc phòng là trường quân sự cao nhất của Trung Quốc, trực thuộc sự lãnh
đạo của Quân ủy Trung ương, là cấp đại quân khu; hiệu trưởng, chính ủy của
trường này đều thuộc những chức vụ chính của đại quân khu.
|
Tôn
giáo
Trung
Quốc có ba tôn giáo chính là Phật Giáo, Đạo Giáo và Nho Giáo (tôi gọi Nho Học
là một loại tôn giáo). Ba tôn giáo này có trách nhiệm không thể thoái thác đối
với với sự hình thành trạng thái tâm lý và đạo đức ngày nay của người Trung
Quốc. Lịch sử cho thấy ba tôn giáo trên căn bản không thể chấn hưng được dân
tộc Trung Hoa.
Xin
để tôi so sánh đối chiếu Ki Tô Giáo với tôn giáo của Trung Quốc.
Văn
hoá Trung Quốc dạy chúng ta "Nhân chi sơ, tính bản thiện" (con người
lúc mới ra đời có bản tính lương thiện - ND). Tôn giáo của phương Tây thì ngược
lại, cho rằng con người sinh ra đã là xấu (nguyên văn chữ Hán: ác - ND), bản
tính con người cũng xấu. Bởi vậy, tôn giáo phải hạn chế anh, bắt anh suy ngẫm
về chính mình. Văn hoá phương Tây cho rằng loài người có tội tổ tông. Lòng
người đen tối.
Trong
số các đồng chí có người đã trải qua "Cách mạng Văn hoá", xin hỏi cái
đen tối nhất ở đâu? Cái đen tối nhất thì ở trong lòng người. Tâm hồn mỗi người
đều có mặt vô cùng bẩn thỉu. Văn hoá phương Tây mổ xẻ, hé lộ nó ra, trưng nó
ra. Phê phán nó, kiềm chế nó. Văn hoá phương Đông thì ôm ấp nó, nuôi dưỡng nó.
Nhà thờ ở phương Tây có phòng xưng tội (nguyên văn: sám hối - ND). Người ta vào
nhà thờ trình bày với thánh thần các thứ trong tâm hồn mình.
Nói
cho thần thánh nghe mọi cái xấu xa bẩn thỉu của mình thì người ta thấy nhẹ
nhõm. Tâm hồn người ta được rửa sạch. Hồi sang Mỹ tôi có vào nhà thờ ngồi hẳn
một ngày trời. Tôi phát hiện thấy một cảnh rất thú vị: Mọi người ai nấy khi vào
nhà thờ thì mặt mày ủ ê, khi đi ra thì sắc mặt thư thái nhẹ nhõm. Về sau tôi
mới dần dà hiểu được bí quyết của chuyện ấy. Lâu ngày, người ta trở thành thành
con người lành mạnh, con người có tâm trạng và tâm hồn đặc biệt kiện toàn. Con
người ai cũng có ham muốn. Nhưng người ta phải kiềm chế ham muốn của mình, ai
nấy ắt phải tự mình (chứ không phải người khác) kiềm chế bản thân.
Người
Trung Quốc không biết kiềm chế mình, không biết tra khảo bản thân, thế là người
ta đi kiềm chế kẻ khác, tra khảo kẻ khác. Quất roi và tra khảo bản thân là
chuyện đau khổ. Chỉ khi nào trong lòng mình mãi mãi có tín ngưỡng, có tín
ngưỡng vĩnh hằng với thần thánh, thì mới có thể làm được như thế.
Rất
nhiều đồng chí đã đi thăm nhà thờ ở phương Tây. Ở đấy thánh thần xuất hiện với
hình ảnh đầm đìa máu, chịu khổ chịu nạn. Jesus bị đóng đinh trên giá chữ thập.
Đức Mẹ không đổ máu nhưng rơi lệ. Đấy thực sự là hoá thân của con người, là hoá
thân của sự khổ nạn và tư tưởng của con người. Thần thánh trong tôn giáo phương
Tây nhìn vào tựa như thần thánh, thực ra là con người. Cái chết của Jesus đã
hoàn tất việc ngài lột xác (nguyên văn: thoát biến - ND) từ thánh thần thành
con người. Chỉ con người mới chết.
Nhưng
thánh thần trong các đền miếu của Trung Quốc thì mới là thánh thần. Bạn hãy xem
hình ảnh các vị thần thánh ấy: Bụng chảy xệ, nét mặt chẳng lo nghĩ gì sất, nhăn
nhở cười cợt, thụ hưởng của thờ cúng. Vị nào vị ấy ăn đến béo rụt đầu rụt cổ.
Người phương Tây đến nhà thờ là để sám hối. Chúng ta lên đền lên
chùa là để hối lộ. Chẳng phải thế hay
sao? Vì muốn làm được một chuyện gì đây, chúng ta khấn vái thần thánh, bỏ tiền
mua mấy nén hương thắp lên hoặc bầy lên mâm những thứ dân gian thường ăn như
trái cây gì gì đó, rồi im lặng cầu nguyện. Như thế chẳng phải hối lộ thì là gì?
Người
phương Tây đến nhà thờ để giải thoát nỗi khổ về tinh thần. Chúng ta lên đền
chùa để giải quyết nỗi khổ trong đời sống thực tế. Thần thánh trong tôn giáo
phương Tây luôn luôn chịu khổ còn nhân dân thì không chịu khổ. Thần thánh trong tôn giáo phương Đông thì hưởng thụ, còn dân
chúng thì chịu khổ. Đây là khác biệt lớn nhất giữa tôn giáo phương Đông
với phương Tây.
Ở
nước ngoài, nhà thờ bao giờ cũng xây dựng tại trung tâm đô thị, gần gũi với
dân. Đền chùa Trung Quốc thì bao giờ cũng xây dựng trong rừng sâu núi cao, xa
rời dân. Tôi từng nói người Trung Quốc về cơ bản là một dân tộc không có tín
ngưỡng. Nói không có tín ngưỡng không phải là không có hình thức tín ngưỡng.
Ngược lại, những thứ người Trung Quốc tín ngưỡng thì phức tạp nhất, người ta
tin cả các đại sư khí công. Cái gì cũng tin lại chính
là chẳng tin cái gì hết.
Càng
nhiều con cháu càng lắm phúc. lương bổng bản thân có cao đến đâu cũng vẫn muốn
để dành cho con, bởi thế người ta vẫn cứ tham. Ảnh minh họa
Trong
lòng người Trung Quốc không có vị trí của một vị thần thánh vĩnh hằng. Nói sâu
một chút, tức là chẳng có sự mưu cầu theo đuổi tinh thần văn hoá có tính tận
cùng! Loại người đó không mở rộng phạm vi quan tâm của mình ra tới bên ngoài
gia đình, thậm chí cá nhân. Nếu mở rộng sự quan tâm ấy ra thì nhất định sẽ là
làm hại kẻ khác. Một dân tộc như vậy sao lại không "năm bè bảy mảng"
kia chứ?
Tại
phương Tây, khi trên đường có một chiếc xe hỏng thì hầu như tất cả các xe khác
đều dừng lại, người ta đến hỏi anh có cần giúp đỡ gì không. Tại Trung Quốc thì
hầu hết xe đều bỏ đi, khó khăn lắm mới có người dừng xe hỏi anh, có lẽ tôi còn
ngờ vực, anh làm gì thế? Anh có mục đích gì.
Phương
Tây đã thắng trong cuộc cạnh tranh với phương Đông cả nghìn năm nay. Tôn giáo
phương Tây đã thắng trong cuộc cạnh tranh với tôn giáo phương Đông. Thắng lợi
của tôn giáo là thắng lợi thế nào? Tôi cho rằng đó là một loại thắng lợi về
tinh thần. Không có tín ngưỡng thì không có sức mạnh tinh thần. Cái chúng ta thiếu
lại chính là cái người ta có.
Hãy
nói về chuyện xây đền chùa. Phương Tây khi xây đền chùa thường là bạt hẳn một
quả đồi. Đó là một kiểu khí thế, một kiểu dũng khí đấu tranh với thiên nhiên.
Người Trung Quốc xây đền chùa thường hay xây trong núi sâu. Xem ra là hoà nhập
cùng núi rừng thành một khối, trên thực tế là một kiểu đầu cơ.
Có
một bức tranh cổ tên là Ngôi chùa cổ trong núi sâu, rất nổi tiếng, nhưng nhìn
vào tranh chẳng thấy một bức tường hay một viên ngói nào cả. Bức tranh vẽ gì
vậy? Một lối mòn chạy giữa hai quả núi, một nhà sư quẩy đôi thùng đi gánh nước.
Rốt cuộc bức hoạ có ý gì? Là nói ngôi chùa cổ trong núi sâu, chùa và núi hoà
làm một với nhau. Chúng ta khẳng định rằng ý của bức hoạ rất khôn khéo.
Người
Trung Quốc có tâm lý đầu cơ rất nặng, ai cũng chỉ muốn không làm mà hưởng. Ngày
nay, trong thời đại cải cách mở cửa, có biết bao nhiêu người lao vào biển
thương mại, ai nấy đều nghĩ "Ngày mai đến lượt mình [làm giàu] rồi".
Họ muốn làm cái bộ phận “để một số người giàu lên trước" ấy. Sau nhiều năm
được giáo dục "Vì nhân dân phục vụ" mà họ lại đều muốn trở thành đối
tượng được phục vụ.
Người
Trung Quốc trước đời Tần thì không như thế. Sau đời Hán, đặc biệt sau khi Lưu
Triệt [1] độc tôn Nho thuật (tức Nho học, Nho giáo - ND) thì người Trung Quốc
đã thay đổi. Tôi rất thích đọc bộ Sử Ký. Đọc hết sách này mà chẳng thấy có đoạn
nào viết về những kẻ phản bội. Ngày nay chúng ta có biết bao nhiêu kẻ phản bội!
Thời xưa có rất ít kẻ cáo giác. Thời nay thì khắp nơi đều có!.
Chính
uỷ Đại học Công trình không quân Vương Hồng Sinh đến thăm tôi. Hồi ở Ban Chính
trị không quân, anh ấy và tôi là chiến hữu với nhau. Hai chúng tôi nhắc đến một
chuyện thế này: Đơn vị Vương Hồng Sinh có một anh cán sự, là người được lãnh
đạo rất coi trọng. Một đồng sự của anh ta ngủ với gái. Vị cán sự ấy bèn vác ghế
đến ngồi lỳ tận nửa đêm ngoài cửa nhà người đồng sự, cho tới lúc bắt được hai
người kia hủ hoá với nhau. Anh cán sự được biểu dương. Tôi than thở căm tức mãi
không thôi. Tôi bảo: Sức mạnh nào đã chi phối anh ta ngồi trong bóng đêm lâu
đến thế?. Tuyệt đối là một loại ý thức phạm tội.
Thời
xưa, Bảo Định, Dịch Thuỷ là nơi sinh ra những Kinh Kha, Cao Tiệm Ly, Điền
Quang, Phàn Ư Kỳ [2]. "Gió vù vù, hề sông Dịch lạnh ghê, Tráng sĩ một đi
hề không trở về." [3]. Trong kháng chiến chống Nhật, phủ Bảo Định có nhiều
Hán gian nhất. Hồi làm ở Hội nhà văn tôi có đến Bảo Định sưu tầm dân ca. Một
ông nông dân hát cho tôi nghe một bài ca ngày xưa: "Năm ấy giặc Nhật đến
làng, chúng tôi vác súng đi lính..." Về sau tôi mới biết ông ta đi lính
gì. Lính ngụy !.
Ở
nước ngoài không phải là không có kẻ phản bội, nhưng ít hơn nhiều so với Trung
Quốc. Sức mạnh nào đã tác động đến người ta? Sức mạnh tinh thần. Năm 1986 tôi
sang Mỹ. Đêm khuya ra đường, đèn tín hiệu giao thông bật đỏ, chẳng thấy chiếc
xe nào chạy cả, tất cả xe đều tự động dừng lại ở ngã tư. Tôi không hiểu, bảo
người Mỹ sao mà ngốc thế nhỉ. Về sau tôi mới biết đấy là sự tự kiềm chế của họ.
Kiềm chế bản thân là cứu vớt tâm hồn. Việc nhỏ đã thế, việc lớn lại càng thế.
Người
Nhật nói, trận địa Trung Quốc rất dễ bị chọc thủng. Lê Minh [4] nói rất hay:
"Tôn giáo Trung Quốc biến dân chúng thành bầy cừu."
Đều
là cố thủ trận địa, người phương Tây tuy cũng sợ nhưng họ có thể kiềm chế bản
thân. Chúng ta thì sao? Trước hết là mong người khác làm bia đỡ đạn. Thấy người
khác bỏ chạy thì nghĩ, vì sao mày chuồn? Tao cũng chuồn. Mày đi lính ngụy no nê
cơm rượu, tao cũng đi. Mày tham ô, tao cũng tham ô. Tao không chịu kém mày. Tại
các nước phương Tây không phải không có chuyện ăn hối lộ nhưng nhìn chung ít
hơn chúng ta. Khi nhận hối lộ, lương tâm và tinh thần người ta sẽ ràng buộc họ.
Phó
Chủ tịch Trì Hạo Điền [5] có kể một chuyện để lại ấn tượng rất sâu sắc đối với
tôi. Ông kể, trong thời kỳ chống Nhật vùng căn cứ địa Giao Đông có bảy tám tên
lính Nhật vác cờ mặt trời (tức quốc kỳ Nhật - ND) đi càn, ba bốn chục nghìn
quân dân căn cứ địa bỏ chạy hết. Sói đuổi cừu mà.
Trên
xe buýt một cô gái bị cướp, xe đầy ắp người mà chẳng ai ho he. Cô gái xúc động
thốt lên: "Cha tôi kể năm xưa một tên giặc Nhật cai quản cả một huyện của
chúng ta. Ngày ấy tôi không tin, bây giờ thì tin rồi."
Hồi
"Cách mạng Văn hoá", ga xe lửa lúc nào cũng đông nghịt. Khi tàu đến,
người ta chen nhau ùa vào ga lên tàu. Một cô nhân viên soát vé nói: Các ông bà
đông thế này, một đứa con gái như tôi không thể nào giữ được ai, mà tôi cũng
chẳng muốn làm thế. Bắt giữ ai nào? Giữ người đầu tiên chen vào. Thế là ai nấy
ngoan ngoãn xếp hàng.
Chính sách ngu dân
Tôn
giáo Trung Quốc có mấy loại, tuy khác nhau về tư tưởng nhưng trên mặt chủ nghĩa
chống hiểu biết hoặc chủ trương ngu dân thì đều như nhau. Chính vì thế mà tôn
giáo mới được tầng lớp thống trị coi trọng. Dưới sự giáp công của văn hoá tôn
giáo và chính sách ngu dân của lực lượng thống trị, người Trung Quốc hình thành
quần thể như ngày nay. Người Trung Quốc
giỏi nhất về chuyện ca tụng công đức, thứ nhì là tố giác, thứ ba là giở thủ
đoạn, cuối cùng là khôn ngoan bo bo giữ mình (nguyên văn: minh triết bảo
thân - ND).
Người
Mãn Thanh thống trị Trung Quốc thành công nhất. Họ hiểu rõ đặc tính quan trường
của người Trung Quốc: Dốc lòng trung thành với cá nhân, không trung thành với
nhà nước.
Trong
việc thống trị ba dân tộc Hán, Mông, Tạng ở Trung Quốc, người Mãn Châu nhằm vào
các đặc điểm khác nhau của ba dân tộc này để sử dụng những mánh khoé khác nhau.
Người Tây Tạng tin Phật Giáo, triều đình nhà Thanh cho dựng ngay tại Thừa Đức
[6] một ngôi chùa phỏng theo kiểu chùa Tây Tạng, đón Lạt Ma về kinh đô làm ông
lớn. Người Mông Cổ nhanh nhẹn dũng mãnh thì dùng thủ đoạn hôn nhân, gả con gái
hoàng tộc cho vương công Mông Cổ, đẻ ra con trai thì nó là cháu ngoại. Đối với
người Hán thì dùng khoa cử. Người Hán có tật thích làm
quan. Chỉ cần cho làm quan, tựa như quẳng khúc xương cho con chó, là cúi đầu
cụp tai ngoan ngoãn nghe theo.
Hồi
tôi sang Mỹ, thày hướng dẫn tôi là người chuyên nghiên cứu về Mao Trạch Đông.
Ông ấy cho rằng trong đời mình, Mao Trạch Đông tổng cộng làm được 31 việc.
Nghiên cứu kỹ 31 sự việc này, tôi phát hiện thấy trong đó có 20 sự việc liên
quan tới huỷ hoại tinh thần và đạo đức con người. Đến năm 1966, cuối
cùng Mao Trạch Đông phát động cuộc Cách mạng Văn hoá chưa từng có trong lịch
sử, làm cho kinh tế Trung Quốc đi tới bờ vực sụp đổ, càng làm cho phẩm chất đạo
đức của nhân dân toàn quốc hạ thấp xuống tới mức đáng sợ, nhà nước mấy lần sa
vào tình cảnh muôn đời không phục hồi được.
Tinh
thần là cái gốc lập mệnh của mỗi con người, là cái gốc lớn mạnh của một dân
tộc, cái gốc sinh tồn của một quốc gia. Cái gì cũng có thể không có nhưng tinh
thần thì không thể không có. Cách đây ít lâu khi xuống sư đoàn 33 Không quân,
tôi có đến thăm trại tập trung Tra Tử Động. Nhiều liệt sĩ như Chị Giang [12] đã
hy sinh tại đây. Hồi ấy nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa đã thành lập. Chị
Giang đang ở trong tù mà vẫn thêu một lá cờ đỏ năm sao. Chị chưa biết mẫu của
cờ đỏ năm sao như thế nào, cho nên đã thêu ngôi sao lớn nhất vào chính giữa lá
cờ, 4 ngôi sao nhỏ ở 4 góc.
Khi
bọn Quốc Dân Đảng chuẩn bị làm cuộc đại tàn sát tù nhân thì Quân Giải phóng đã
tiến tới gần Bạch Thị Dịch. Đội du kích Hoa Doanh Sơn bắt được liên lạc với
Quân đoàn 47. Đội du kích nói: Các đồng chí mau tiến quân đi, trại tập trung
Tra Tử Động sắp hành quyết các chính trị phạm. Nhưng Quân Giải phóng cho rằng
đội viên du kích Hoa Doanh Sơn là tên lừa đảo, có thể là bẫy kẻ địch cài, cho
nên họ không hành động. Kết quả là cuộc tàn sát bắt đầu. Các liệt sĩ hiên ngang
đi tới chỗ chết.
Có
người nói, thật đáng tiếc, các liệt sĩ ấy đã không nhìn thấy nước Trung Quốc
mới. Mục tiêu phấn đấu mà họ theo đuổi sắp được thực hiện thế mà họ lại không
được nhìn thấy. Tôi bảo anh nhầm rồi. Nói thực lòng, họ vô cùng hạnh phúc. Tín
ngưỡng trong lòng họ sắp được thực hiện, chết vào lúc đó không phải là nỗi đau
mà là một niềm hạnh phúc.
Những
người còn sống sót mới thực sự đau khổ. Họ nhìn thấy nước cộng hoà nhân dân
được thành lập, sau đó là các phong trào chống phái hữu, tam phản ngũ phản,
"Cách mạng Văn hoá", những người bị cái đảng mà mình hiến dâng tính
mạng hành hạ mình chết đi sống lại ấy mới là những người đau khổ nhất. Chết,
chết không được. Sống, sống không thành. Cuối cùng để mất niềm tin và tín
ngưỡng, chẳng khác gì cái thây ma biết đi.
Đảng
viên cộng sản mất tín ngưỡng thì là cái gì? Hãy nhìn bọn quan tham nhũng hiện
nay thì khắc rõ. Bọn chúng tên nào cũng sợ chết, quan càng to càng sợ chết. Thứ
trưởng Bộ Công an Lý Kỷ Châu khi bị bắt còn hung hăng lắm. Hắn nói: "Nếu
tôi có vấn đề thì phải đem chém đầu một nửa Bộ Chính trị!" Đến lúc chuẩn
bị đưa đi xử bắn, hắn quỳ xuống van xin: "Xin cho tôi một con đường
sống."
Nguyễn
Hải Hoành lược dịch
--------------------------------------
[1]
tức Hán Vũ Đế, 156-87 trước CN
[2]
4 nhân vật anh hùng nổi tiếng trong vụ ám sát không thành Tần Thuỷ Hoàng
[3]
câu thơ Kinh Kha cảm tác khi qua sông Dịch trên đường đi mưu sát Tần Thuỷ Hoàng
[4]
triết gia Trung Quốc đương đại nổi tiếng là "khùng"
[5]
Thượng tướng, sinh 1929, thời gian 1998-2003 làm Phó Chủ tịch Quân uỷ Trung
ương kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc
[6]
1 trong 10 địa điểm danh lam thắng cảnh nổi tiếng nhất Trung Quốc, cách Bắc
Kinh 180 km
[7]
Sự kiện nội bộ đảng CSTQ thanh trừng giết nhầm nhiều cán bộ của đảng năm 1930
tại căn cứ địa Phú Điền tỉnh Giang Tô
[8]
Hội nghị mở rộng Bộ chính trị ĐCSTQ họp tháng 1/1935 tại Tuân Nghĩa tỉnh Quý
Châu, xác lập quyền lãnh đạo của Mao Trạch Đông; được coi là bước ngoặt của
cách mạng Trung Quốc
[9]
Nguyên phó Chủ tịch nước; năm 1954 bị kết tội chia rẽ đảng, bị kỷ luật, tự tử
chết 1954
[10]
2 phong trào trong thời gian cuối 1951 đến 10/1952. Tam phản: chống tham ô,
lãng phí và quan liêu; Ngũ phản: trong ngành công thương nghiệp tư doanh chống
hối lộ, trốn thuế và lậu thuế, lấy cắp tài sản nhà nước, làm ăn gian dối, lấy
cắp tình báo kinh tế
[11]
Hội nghị mở rộng Bộ chính trị và hội nghị lần 8 trung ương ĐCSTQ, cách chức Bộ
trưởng Quốc phòng của Bành Đức Hoài
[12]
Tên thân mật gọi Giang Trúc Quân, nữ liệt sĩ cách mạng Trung Quốc, 1920-1949.
Video yêu thích
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam
Trở về trang chính
Hoàng Kim, hoangkim, hoangkimvietnam, Ngọc Phương Nam, Chào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, Khát khao xanh, Dayvahoc, Học mỗi ngày, Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sống, Thơ cho con
Video yêu thích
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam
Trở về trang chính
Hoàng Kim, hoangkim, hoangkimvietnam, Ngọc Phương Nam, Chào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, Khát khao xanh, Dayvahoc, Học mỗi ngày, Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sống, Thơ cho con
No comments:
Post a Comment