VIỆT NAM TỔ QUỐC TÔI. Chào ngày mới 2 tháng 9. Chào ngày mới Việt Nam. Hôm nay là ngày Quốc khánh Việt Nam (1945) ngày mất của chủ tịch Hồ Chí Minh (1969). Việt Nam phải ba mươi năm sau ngày Quốc khách mới đạt được một đất nước thống nhất (1975), và phải hơn ba mươi năm sau nữa vết thương chia cắt mới dần lành lặn, và có lẽ phải hơn ba mươi năm sau nữa chất lượng cuộc sống, dân chủ tự do, môi trường trong lành mới an tâm hơn. Thống nhất, Độc lập, Tự do, Hạnh phúc vẫn vừa là động lực vừa là mục tiêu để đi tới. Đọc lại và suy ngẫm về thống nhất tài liệu dịch của Phan Ba. Nguyễn Cao Kỳ: Thống nhất là mục tiêu lịch sử của mọi người Việt. "Chúng tôi gọi miền Bắc là vệ tinh của Nga và họ gọi chúng tôi là bù nhìn của Mỹ. Cả hai đều không đúng: chúng tôi là những người dân tộc chủ nghĩa, là người Việt. Chúng tôi đã và đang là một nước nhỏ và nghèo. Tôi thật đau lòng khi một vài người vẫn còn nghĩ rằng chúng tôi chiến đấu cho Hoa Kỳ hay cho ai đó, nhưng không cho Việt Nam. Ngày nay, đất nước lại thống nhất. Đó là mục tiêu lịch sử của mọi người Việt. Tất nhiên là chúng tôi phải giải quyết nhiều vấn đề; có kẻ thắng và người thua. Và có nhiều điều tàn ác trong vòng 25 năm vừa qua trong người Việt, nhưng chúng tôi đã đạt tới mục tiêu của chúng tôi – thống nhất đất nước."
THỐNG NHẤT LÀ MỤC TIÊU LỊCH SỬ CỦA MỌI NGƯỜI VIỆT
Nguyễn Cao Kỳ
(Theo Phan Ba Truyện dịch - Sách dịch)
Tháng Chín 1, 2014
Nguyễn Cao Kỳ (ảnh) là thủ tướng từ 1965
tới 1967 và phó tổng thống Nam Việt Nam từ 1967 tới 1971. Sinh ra ở gần
Hà Nội, ông học tại một học viện quân đội Việt Nam vào cuối những năm 40
và sang Paris từ 1951 cho tới 1954 để được đào tạo thành phi công. Sau
cuộc đảo chính Diệm năm 1963, ông chỉ huy lực lượng Không quân Nam Việt
Nam. Trong thời gian nhậm chức thủ tướng, ông đã phá vỡ lực lượng đối
lập của Phật giáo trong đất nước với những biện pháp tàn bạo, chạy sang
Hoa Kỳ năm 1975 dưới sự bảo vệ của người Mỹ và ngày nay là doanh nhân ở
đó.
Vào cuối cuộc chiến tranh chống Pháp –
sau Hiệp định Genève năm 1954 – Việt Nam bị chia ra thành miền Bắc và
miền Nam. Nam Việt Nam trở thành một cái gì đó giống như tiền đồn của
cuộc Chiến tranh Lạnh. Đó không phải là quyết định của nhân dân Việt
Nam, đó là một thỏa thuận của các cường quốc.
Chúng tôi gọi miền Bắc là vệ tinh của Nga và họ gọi chúng tôi là bù nhìn của Mỹ. Cả hai đều không đúng: chúng tôi là những người dân tộc chủ nghĩa, là người Việt. Chúng tôi đã và đang là một nước nhỏ và nghèo. Tôi thật đau lòng khi một vài người vẫn còn nghĩ rằng chúng tôi chiến đấu cho Hoa Kỳ hay cho ai đó, nhưng không cho Việt Nam. Ngày nay, đất nước lại thống nhất. Đó là mục tiêu lịch sử của mọi người Việt. Tất nhiên là chúng tôi phải giải quyết nhiều vấn đề; có kẻ thắng và người thua. Và có nhiều điều tàn ác trong vòng 25 năm vừa qua trong người Việt, nhưng chúng tôi đã đạt tới mục tiêu của chúng tôi – thống nhất đất nước.
Đầu những năm sáu mươi, chính phủ Nam
Việt Nam bắt đầu yếu đi. Có những căng thẳng trầm trọng với người theo
đạo Hồi và đạo Phật. Vào thời gian này, tôi là sĩ quan cấp dưới, không
tham gia hoạt động chính trị. Sau lần giết chết Diệm trong tháng Mười
một 1963, Nam Việt Nam bước vào một thời kỳ hết sức không ổn định. Có
đảo chính và phản đảo chính, hầu như mỗi ngày, mỗi tuần. Trong vòng hai
năm – từ 1963 tới 1965 – có cho tới bảy hay tám chính phủ quân đội và
dân sự khác nhau. Chính phủ cuối cùng trước nhiệm kỳ của tôi là một
chính phủ dân sự. Người đứng đầu nhà nước thuộc một đảng khác với thủ
tướng. Thế là họ chống nhau và vì vậy mà cuối cùng không thể cầm quyền.
Vào một đêm nào đó, chúng tôi nhận được
một lời yêu cầu từ người đứng đầu nhà nước và thủ tướng, hãy tới tìm họ
trong văn phòng nhà nước. Khi chúng tôi đến đó, họ tuyên bố: “Chúng tôi
từ chức và giao quyền lực cho các anh, giới quân đội.” Lúc đầu, chúng
tôi cố thuyết phục họ đừng từ chức, vì sau bao nhiêu đảo chính và phản
đảo chính chúng tôi thật sự là đã quá chán ngán chính trị vào thời gian
này. Chúng tôi không muốn bị lôi kéo vào việc đó. Chúng tôi cố thuyết
phục họ năm, sáu tiếng, nhưng vào khoảng một giờ sáng thì lời nói không
của họ là chắc chắn. Hết sức mệt mỏi, chúng tôi trở về nhà, để rồi lại
gặp nhau vào ngày hôm sau – lần này thì chỉ những người chủ huy quân
đội. Chúng tôi phải thành lập một chính phủ mới, để nghị một vài cái
tên, nhưng không ai muốn nhận lấy trách nhiệm nặng nề này. Thật là kỳ
lạ: trước đó thì tất cả đều tranh giành lấy chức vụ này, rồi thì không
ai muốn nó. Hai ngày sau đó, người ta đến gặp tôi và đề nghị tôi. Nếu đó
là ý muốn của quân đội và nhân dân thì tôi còn phải nói gì? Thế là vào
ngày hôm sau đó, tôi trở thành thủ tướng trẻ tuổi nhất của toàn cuộc
chiến. Tôi chưa từng bao giờ xin vị trí đó, chưa từng bao giờ tranh
giành nó, tôi là người lính, phi công lái máy bay chiến đấu. Nhưng là
người châu Á thì tôi tin vào số phận.
Sau cuộc họp đó, quân đội mời tôi nhận
trách nhiệm lập chính phủ, để bình thường hóa tình hình. Tôi rất hãnh
diện, rằng tôi đã làm tròn nhiệm vụ của mình – lo ổn định, phác thảo một
hiến pháp mới và tiến hành bầu cử. Sau đó, tôi từ chức, để trở về với
quân đội. Nếu như tôi ham muốn quyền lực thì tôi đã có thể ngồi lại trên
ngai vàng của tôi, vào lúc đó, tôi là người có nhiều quyền lực nhất ở
Việt Nam. Nhưng tôi ghét chính trị. Người ta không thể là một nhà chính
trị thành công khi người ta thật thà.
Vấn đề lớn nhất là toàn bộ sự lộn xộn mà
tôi phải tiếp nhận sau hai năm tranh cãi nội bộ. Thêm vào đó là xâm lược
của miền Bắc. Đó là một việc rất khó khăn, khi chúng tôi phải chống lại
quân du kích và thêm vào đó là quân đội chính quy Bắc Việt. Là sai lầm
khi nói rằng cuộc Chiến tranh Việt Nam mà một cuộc xung đột chỉ giữa Nam
Việt Nam và Việt Cộng hay chỉ giữa Mỹ và Việt Cộng. Đó là một cuộc
chiến giữa miền Bắc và miền Nam thì nhiều hơn.
Thời đó tôi còn rất trẻ, mới 35, và không
phải là chính trị gia. Tôi không biết gì ngoài lái máy bay. Nhưng là
thủ tướng thì tôi luôn cố làm điều tốt nhất cho đất nước tôi. Nhiều
người có thể hoàn toàn không biết: đó xuất phát từ sáng kiến của tôi,
việc Hoa Kỳ rút quân đội của họ về. Vâng, tôi đề cập tới vấn đề đó với
ngài Nixon khi tôi đến thăm ông ấy trong Nhà Trắng. Tôi nói với ông ấy,
rằng trước bầu không khí phản chiến trong người dân Mỹ thì trước sau
người ta cũng phải rút các đơn vị ra khỏi Việt Nam. Thế thì tại sao
không ngay từ bây giờ? Nixon dường như nhẹ nhỏm, đồng ý. Nhưng ông ấy
còn đưa ra vài câu hỏi: “Anh có tin rằng quân đội Nam Việt có thể tiến
hành cuộc chiến một mình hay không?” Tôi nói với ông, đã đến lúc phải
đối phó với thực tế. Một ngày nào đó thế nào đi nữa thì ông phải rút
lui. Tức là tốt hơn thì hãy sắp xếp ngay từ bây giờ, để sau này những
người lính Nam Việt có khả năng tự khẳng định mình.
Thế là Nixon gọi điện cho bộ trưởng Bộ
Quốc phòng, và vào ngày hôm sau đó họ sắp xếp một cuộc gặp gỡ với tất cả
những người có trách nhiệm trong Lầu Năm Góc. Lần đầu tiên chúng tôi
nói chính thức về việc rút quân đội Mỹ ra khỏi Việt Nam. Và tôi nhớ rằng
tất cả chúng tôi đều thống nhất với nhau rằng đó là con đường đúng đắn
duy nhất. Rồi còn bàn về cái tên chính thức cho kế hoạch. Họ muốn gọi nó
là “phi Mỹ hóa” cuộc chiến. Tôi không đồng ý, vì điều đó có nghĩa là
cho tới bây giờ đó thuần túy là một cuộc chiến của Mỹ. Cuối cùng, chúng
tôi thỏa thuận cái tên “Việt Nam hóa”.
Sự hợp tác giữa quân đội Mỹ và các lực
lượng Nam Việt Nam tương đối tốt, ví dụ như quan hệ giữa tướng
Westmoreland và tổng tư lệnh của người Việt hay cả quan hệ cá nhân của
tôi với ông ấy và với tất cả các viên chỉ huy Mỹ. Đó là một quan hệ thân
thiện, đầy sự thông hiểu. Tôi tôn trọng họ. Tôi nghĩ mặc dù tôi rất trẻ
nhưng cả họ cũng tôn trọng tôi. Đặc biệt là tổng thống Johnson. Tôi nhớ
lại một cuộc họp ở Honolulu. Vào buổi tối có tiệc chiêu đãi lớn.
Johnson bất chợt bước đến với tôi và nói: “Thiếu tướng, mời ông đi theo
tôi!” Hai chúng tôi vào phòng ngủ của ông. Ở đó, ông ấy giải thích cho
tôi. “Tất cả những lời nói đó trước báo chí hay trên hội nghị và hội họp
– anh hãy quên nó đi. Tất cả chỉ là một việc giữa anh và tôi. Chúng ta
đưa ra một quyết định. Tức là chỉ hai chúng ta thôi!” Đó là một ví dụ
cho việc họ thật sự tôn trọng tôi.
Với sự thông hiều ngày nay của tôi về
nhân dân Mỹ – tôi sống từ 24 năm nay ở Hoa Kỳ – về hệ thống và về đất
nước, tôi nhận ra rằng tôi đã không thật sự hiểu người Mỹ vào thời đó.
Khi nhìn lại, tôi nhận ra rằng cả họ cũng không hiểu người Việt. Giá như
thời đó mà tôi có được kiến thức của ngày nay thì các quan hệ của chúng
tôi đã có thể được tạo dựng tốt hơn rất nhiều. Tôi đã có thể xin sự trợ
giúp, không phải xin chính phủ Hoa Kỳ mà là nhân dân Mỹ.
Năm 1968, tôi từ chức thủ tướng và tổ
chức bầu cử. Người ta mời tôi đảm nhận trách nhiệm thêm một lần nữa. Thế
là tôi trở thành phó tổng thống trong bốn năm. Sau nhiệm kỳ chính phủ
năm 1971, tôi lui ra khỏi chính trường hoàn toàn. Mặc dù tôi vẫn còn cấp
bậc của một thống chế, tôi sống hoàn toàn ẩn dật như một người nông dân
ở nông thôn.
Khi quân đội Mỹ rút năm 1973, Nam Việt
Nam phải chống chọi một mình với du kích quân và người Bắc Việt. Cùng
với lần rút quân, sự hỗ trợ của Hoa Kỳ về kinh tế và quân sự tiến về gần
tới con số không. Bắc Việt có sự giúp đỡ của Nga và Trung Quốc. Vì thế
mà kết cuộc là không thể tránh khỏi. Nhưng nó đến quá nhanh, quá đột
ngột, chỉ trong vòng 30 ngày – đó là một thảm bại.
Hai tuần trước khi kết thúc, mọi người
đều đến gặp tôi, quân đội, chính khách, người Phật giáo, người Công giáo
– tất cả. Và họ nói: “Anh là hy vọng cuối cùng của chúng tôi. Xin hãy
làm gì đó!” Nhưng tất nhiên là tôi đã nhận thấy rằng tất cả đã quá muộn.
Đến người Mỹ không cũng muốn chúng tôi ở lại và chiến đấu. Tôi còn nhớ
tôi đã gặp đại sứ Hoa Kỳ. Tôi hỏi ông, liệu chúng tôi có thể tổ chức
quân đội ở vùng châu thổ để tiếp tục chiến đấu với sự giúp đỡ của người
Mỹ hay không. Ông ấy nói: “Không. Anh đừng nghĩ về một điều như vậy.
Ngày mai chúng tôi sẽ biến đi. Và anh đi cùng với chúng tôi.” Vào buổi
sáng ngày 29 tháng Tư 1975 tôi một mình ở trong sở chỉ huy của tổng tư
lệnh. Khi tôi cố liên lạc với các chỉ huy dù và thủy quân lục chiến thì
tất cả đều đã bỏ đi rồi. Tôi còn ở lại một mình với một chiếc máy bay
trực thăng, mười người lính gác và người phục vụ. Vào lúc hai giờ trưa
họ nói với tôi: “Thiếu tướng, xin hãy đi đi. Thiếu tướng còn làm gì được
nữa?”
Ngày nay vẫn còn có người nghĩ rằng Việt
Nam gồm hai nước, miền Bắc và miền Nam. Nhưng chỉ tồn tại một Việt Nam
thôi. Người ta phải chấp nhận sự thật, rằng đất nước ngày nay đã thống
nhất và tự do. Nhưng hệ thống đó không tốt. Điều mà chúng tôi phải đấu
tranh cho nó là một trật tự dân chủ. Chúng tôi cần một sự biến đổi hệ
thống, cần những người lãnh đạo tốt, suy nghĩ và hành động cho nhân dân,
Những người ngày nay chiếm các vị trí lãnh đạo ở Việt nam biết vấn đề
đó. Họ biết nếu cứ tiếp tục như cho tới nay thì sẽ không còn có chỗ cho
họ trong thế kỷ 21. Bầu cử và mở cửa Việt Nam là không thể tránh khỏi.
Nhiều người Việt lưu vong, di cư sang Mỹ,
đã nhập tịch. Tôi là người duy nhất vẫn còn quốc tịch Việt. Lần nào tôi
rời đất nước này thì tôi đều phải xin phép được tái nhập cảnh. Hải quan
và cơ quan di dân hiện giờ đã biết mặt tôi. Và đại sứ của những nước mà
tôi xin thị thực đều nói: “Kỳ, hoàn toàn không phải là vấn đề!” Bây giờ
tôi đã 70 tuổi, và trong thời gian còn lại của tôi, tôi sẽ làm tất cả
để Việt Nam có thể sống trong hòa bình và thịnh vượng. Giấc mơ của tôi
là trở về, làm nông dân và chơi đánh golf.
Phan Ba trích dịch từ “Apokalypse Vietnam”
Đọc những bài phỏng vấn khác ở trang Chiến tranh Đông Dương
Video yêu thích
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam
Trở về trang chính
Hoàng Kim, hoangkim, hoangkimvietnam, Ngọc Phương Nam, Chào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, VietnamAfricaCassavaRice, Khát khao xanh, Dayvahoc,Học mỗi ngày, Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sống, Thơ cho con
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam
Trở về trang chính
Hoàng Kim, hoangkim, hoangkimvietnam, Ngọc Phương Nam, Chào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, VietnamAfricaCassavaRice, Khát khao xanh, Dayvahoc,Học mỗi ngày, Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sống, Thơ cho con
No comments:
Post a Comment