Wednesday, October 1, 2014

Cao Xuân Dục và Nguyễn Khắc Niêm


ĐỌC LẠI VÀ SUY NGẪM. Người có đức thì lời văn thuần nhất, người có học vấn thì tri thức toàn diện, người có lý lẽ minh bạch thì sách luận khúc chiết. Ở Nguyễn Quân hội đủ tất cả những điều trên. Văn là người. Gọi Nguyễn Quân ( Khắc Niêm) là một trang thiếu niên anh tuấn cũng đáng mà gọi là một bậc lão thành cũng không phải là không xứng”. Đó là lời của cụ Cao Xuân Dục (1843–1923) học giả, nhà văn hóa, nhà văn Việt Nam, đại quan Đông các Đại học sĩ triều đình nhà Nguyễn , đánh giá cụ Hoàng giáp Nguyễn Khắc Niêm Thượng thư Bộ Lễ đồng  triều Nguyễn, người trụ cột của một dòng họ nếp nhà danh tiếng tôn tộc đại quy.. Trước VẦNG TRĂNG CỔ TÍCH (hình), đọc lại và suy ngẫm thấy lời đánh giá thật đáng kính, hiểu người biết mình và sâu sắc thay !(Hoàng Kim).



Cao Xuân Dục

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Ông Cao Xuân Dục
Cao Xuân Dục (chữ Hán: 高春育; tự là Tử Phát, hiệu Long Cương Cổ Hoan Đông Cao; 18431923) là một quan đại thần của triều đình nhà Nguyễn, Việt Nam.

Tiểu sử

Cao Xuân Dục sinh năm 1843 tại thôn Thịnh Mỹ (Thịnh Khánh), xã Cao Xá, huyện Đông Thành, phủ Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
Năm 1876, ông đỗ Cử nhân, đồng khoa với Phan Đình PhùngHà Tĩnh, Nguyễn Đôn Tiết ở Thanh Hoá và Phan Văn Ái ở Hà Nội. Trong quá trình làm quan, ông đã trải qua những chức:
Đông các Đại học sĩ là một trong Tứ trụ Triều đình, bốn vị quan lớn có nhiệm vụ bàn bạc với vua những chuyện quan trọng trong việc giữ gìn cơ sở đất nước. Đông các Đại học sĩ có nhiệm vụ lập dựng các văn thư quan trọng, coi sóc việc tuyển chọn nhân sự của triều đình.
Khi Trương Như Cương theo Pháp muốn làm Phó vương, bắt các quan trong triều phải ký vào biểu dâng lên Vua, Cao Xuân Dục đã không nghe theo, còn đề vào mấy câu:
Thiên Vô Nhị Nhật
Quốc Vô Lưỡng Vương
Thần Cao Xuân Dục
Bất Khả Ký
Trời không có hai mặt trời
Nước không có hai vua
Thần Cao Xuân Dục
Không thể ký
Do đó mà ông bị gièm, giáng chức về làm Tri phủ huyện Quốc Oai, Hoàng Xá [1].
Cao Xuân Dục qua đời năm 1923, thọ 81 tuổi.
Tại thành phố Vinh, ngày 6 tháng 12 năm 2012, có cuộc hội thảo khoa học về đóng góp của Cao Xuân Dục trong nền văn học Việt Nam.

Gia đình

Một số người con của Cao Xuân Dục cũng đã thành đạt:
Các người thành đạt trong hàng cháu của ông có:
Các người thành đạt trong hàng chắt ông có:
  • Cao Xuân Hạo (con ông Cao Xuân Huy), nhà ngôn ngữ học nổi tiếng.
  • Đặng Văn Việt (con ông Đặng Văn Hướng), Trung tá Quân đội Nhân dân Việt Nam, người được mệnh danh là "Hùm xám đường số 4" vào năm 1950, đồng thời cũng là một nhà văn và dịch giả.
  • Đặng Thị Tâm (con ông Đặng Văn Hướng), Giáo sư Tiến sĩ ngành Tâm lý trẻ em
  • Đặng Văn Ký (con ông Đặng Văn Hướng), Giáo sư Tiến sĩ ngành Công nghệ chất dẻo
  • Hoàng Vĩnh Giang (con ông Hoàng Minh Giám), Anh hùng lao động, Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Ủy ban Olympic Việt Nam

Nhận xét

Phó giáo sư Chương Thâu (Quốc Triều Chính Biên Toát Yếu) có viết:
"Cao Xuân Dục có thể xứng đáng là một nhà văn hoá lớn ở nước ta cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX. Đứng đầu bộ Học và Sử Quán, ông chỉ đạo và tham gia biên soạn cùng một số học giả ở hai cơ quan này nhiều bộ sách về sử và địa lý".[2]
Cao Xuân Dục rất có ý thức sưu tầm bảo lưu sách cổ, trong thời gian làm quan khắp nơi, cụ dày công tìm kiếm thuê người chép lại những bộ sách quý hiếm, xây dựng nên Long Cương Bảo Tàng Thư Viện, một trong vài thư viện lớn bậc nhất ở Nghệ Tĩnh (cùng với Mộng Thương thư trai của gia đình Nguyễn Chi ở Can Lộc).
Tại Thành phố Hồ Chí Minh có một con đường (trước là đường Cần Giuộc, ở Quận 5, gần cầu Chà Và trên đường đi ra phía cầu Nhị Thiên Đường) được đặt tên ông.

Tác phẩm

Cao Xuân Dục tham gia soạn thảo các sách:
  • Đại Nam thực lục (ghi sử 1883-1888),
  • Quốc Triều Sử Toát Yếu (ghi sử Nguyễn Kim -1886),
  • Đại Nam Nhất Thống Chí (địa chí Trung Bộ - Duy tân - 1910),
  • Đại Nam Dư Địa Chí Ước Biên (Trung và Bắc Bộ),
  • Quốc Triều Luật Lệ Toát Yếu (Duy Tân 1907-1916),
  • Quốc triều tiền biên toát yếu,
  • Quốc triều khoa bảng lục (ghi chép tên họ, quê quán người thi đỗ),
  • Quốc Triều Hương Khoa Lục (ghi chép tên họ, quê quán người thi đỗ).
Ngoài ra ông còn biên tập:
  • Bộ Nhân Thế Tu Tri (1901 - 8 tập 900 trang) trích trong Kinh Sử những lời hay ý đẹp nhằm giúp giáo dục con người tu dưỡng, sửa mình và mưu sinh;
  • Long Cương Văn Đối;
  • Long Cương Bát Thập Thọ Ngôn;
  • Long Cương Đối Liên;
  • Long Cương lai hạ tập;
  • Long Cương hưu đình hiệu tần;
  • Hà Nam trường hương thi văn tuyển;
  • Hạ Thọ Liên;
  • Hạ Ngôn đăng lục.

Chú thích

Liên kết ngoài

Quốc sử quán (triều Nguyễn)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Quốc sử quán(chữ Hán: 國史館) của triều Nguyễn là cơ quan biên soạn lịch sử chính thức duy nhất ở Việt Nam trong suốt 125 năm từ năm 1821 tới năm 1945. Cơ quan này đồng thời cũng tham gia cả chủ đề về văn hóa, địa lý, con người của Việt Nam[1].

Lịch sử

Tháng 7 năm 1820, Quốc Sử quán bắt đầu được xây dựng và hoàn tất sau đó 1 tháng, tọa lạc tại phường Phú Văn trong Kinh thành Huế (nay thuộc phường Thuận Thành, thành phố Huế). Sau đó nửa năm, vua Minh Mạng cho xây dựng và cải tạo lại hai dãy nhà bên tòa nhà chính thành nơi làm việc của quan lại, đồng thời ở cổng chính cho dựng hai tấm bia "Khuynh cái hạ mã" ở hai bên. Tới ngày 5 tháng 6 năm 1821, vua Minh Mạng cho làm lễ khai mạc Quốc sử quán tại điện Cần Chánh và chính thức đưa nó vào hoạt động.[1]
Đến tháng 11 năm 1841, Quốc Sử Quán có thêm hai tòa nhà phụ nữa nằm ở hai bên do vua Thiệu Trị xây: tòa nằm bên trái dành cho các toản tu tên là Công thự, bên phải dành cho các biên tu tên là Giải vũ đài. Tháng 10 năm 1957, vua Tự Đức cho xây thêm Tàng bản đường nằm ở phía sau tòa nhà chính để đáp ứng nhu cầu chứa các tài liệu biên soạn và in ấn. Đến tháng 2 năm 1884, một dãy nhà ngói 7 gian 2 chái được xây thêm để dùng cho việc viên soạn Đại Nam thực lục chính biên kỷ thứ tư.[1]
Năm 1890, một số nhà quan tản cư được sửa chữa, đồng thời cho đóng thêm một số tủ gỗ sơn son để lưu trữ tư liệu và sách vở. Đến thời vua Thành Thái, một số tòa nhà phụ được tu bổ lại. Năm 1902, hầu hết Quốc sử quán được trùng tu lại. Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, Quốc sử quán ngưng hoạt động hoàn toàn.[1]

Tổ chức

Ban biên soạn của Quốc sử quán được chia thành các chức vụ và quyền hạn như sau[1]:
Vai trò Chức vụ Quyền hạn và trách nhiệm
Chỉ đạo biên soạn¹ Giám tu Chỉ đạo biên soạn nội dung thay mặt nhà vua
Tổng tài Phụ trách việc biên soạn
Viết, biên tập và lưu trữ² Toản tu Soạn và sửa nội dung
Biên tu Biên soạn
Khảo hiệu Kiểm tra nội dung và sửa chữa (hiệu đính)
Đằng lục Chép nội dung để chuyển cho thợ in
Bút thiếp thức Phiên dịch và chép lại nội dung
Thư chưởng Bảo quản tài liệu
Nhập lưu Bảo quản tài liệu
¹ Giám tu và tổng tài sẽ chỉ đạo và chịu trách nhiệm về việc biên soạn trước vua. Các vị này đa số đều kiêm nhiềm nhiều chức, nên có mặt tại Quốc sử quán không thường xuyên.
² Trong số các vị này, trực tiếp biên soạn là các toản tu, biên tu, khảo hiệu.

Công trình đầu tiên Quốc sử quán biên soạn là Liệt thánh thực lục viết về các chúa Nguyễn. Tiếp đó là các cuốn Đại Nam Thực lục tiền biênchính biên, Minh Mệnh chính yếu, Liệt truyện tiền biên ở thời Thiệu Trị, vì nhiều công việc như vậy nên thời gian này nhân sự làm việc trong Quốc sử quán được chấn chỉnh, nhân lực được tăng cường, vật tư dùng để làm việc cung ứng đủ và được sử dụng một cách tiết kiệm nhất.[1]

Hoạt động

Quốc sử quán trong suốt 125 năm hoạt động đã để lại rất nhiều công trình lịch sử địa lý quy mô, được biên soạn một cách chặt chẽ nhất theo phong cách viết sử Việt Nam kết hợp Trung Quốc. Số công trình có thể được chia thành các nhóm[1]:

Địa chí

  1. Quốc chí:
  2. Địa phương chí

Lịch sử, văn học, pháp luật

Di sản và đánh giá

Các tư liệu lịch sử của Quốc sử quán được xem là một nguồn tư liệu đồ sộ. Đã được dịch và xuất bản ở nhiều nước bằng nhiều thứ tiếng. Là cơ sở quan trọng để nghiên cứu khoa học, xã hội và lịch sử Việt Nam dù có nhiều hạn chế về quan điểm. Hiện ở Việt Nam, nó vẫn được tiếp tục nghiên cứu và tái bản, và khai thác[1].

Chú giải

  1. ^ a ă â b c d đ e Quốc sử quán triều Nguyễn: 125 năm xây dựng và phát triển hoạt động, NetCoDo của Việt Nam Net, dẫn lại của báo Thế Giới Mới, truy cập 20 tháng 9 năm 2008.
  2. ^ Lê Quang Định,Hoàng Việt Nhất Thống Dư Địa Chí, Nhà xuất bản Thuận Hoá, năm 2005, phần lời tựa.
  3. ^ Hoàng Việt địa dư chí trên Bách khoa toàn thư Việt Nam

Xem thêm

Nguyễn Khắc Niêm

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hoàng giáp Nguyễn Khắc Niêm (阮克拈, 1889-1954) là một đại thần triều Nguyễn, nguyên Tham tri Bộ Hình, Phủ doãn Thừa Thiên, Quyền Tổng đốc Thanh Hóa.

Tiểu sử

  • Nguyễn Khắc Niêm sinh năm 1889 tại làng Gôi Vị, nay là xã Sơn Hòa, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Từ nhỏ Nguyễn Khắc Niêm đã thông minh tuấn tú hơn người.
  • Năm 1906, ông thi đậu cử nhân, trường thi Nghệ An.
  • Năm 1907, ông thi đậu đệ nhị giáp tiến sĩ (Hoàng giáp)[1], khoa thi đình Đinh Mùi, tại Huế.
  • Khi thi đỗ đại khoa, được cùng các vị tiến sĩ đồng khoa triều kiến vua Thành Thái, nhà vua đề nghị mỗi vị hãy góp kế sách để phục hưng quốc gia, Nguyễn Khắc Niêm đã đọc 4 câu.
Tôn tộc đại quy
Tôn lộc đại nguy
Tôn tài đại thịnh
Tôn nịnh đại suy.
  • (Trần Đại Vinh đã tạm dịch:
Tôn trọng nòi giống ắt đại hòa hợp
Tôn trọng bổng lộc ắt đại nguy nan
Tôn trọng tài năng, ắt đại phồn thịnh
Tôn trọng siểm nịnh, ắt đại suy vong.)
  • Ông được bổ nhiệm làm Giám khảo khoa thi Hội năm 1910 ở Huế, thi Hương năm 1912 ở Bình Định. Năm 1920, ông được bổ nhiệm Đốc học Nghệ An, đảm trách việc tổ chức các trường học Pháp Việt ở Nghệ An.
  • Sau đó ông được điều về kinh đô giữ chức Tư nghiệp Quốc Tử Giám, Tham tri Bộ Hình, hai lần giữ chức Phủ Doãn phủ Thừa Thiên (1936 và 1938), Tuần vũ tỉnh Khánh Hòa, Chủ tịch Ủy ban nghiên cứu Cải lương hương ước ở Huế.
  • Tháng 8/1941 là quyền Tổng đốc tỉnh Thanh Hóa.
  • Tháng 2/1942, ông xin về hưu trước tuổi.

Gia đình

Các con của cụ đều là những người thành đạt, có công lớn với dân tộc Việt Nam.

Tham khảo

Liên kết ngoài

Hoàng giáp

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hoàng giáp(chữ Hán: 黃甲) là một loại (gọi là giáp) danh hiệu của học vị Tiến sĩ trong hệ thống giáo dục Việt Nam thời xưa. Loại danh hiệu này được xác định trong kỳ thi Đình, còn gọi là tiến sĩ xuất thân (進士出身). Vì đứng thứ hai trong hệ thống các loại học vị tiến sĩ, trên đệ tam giáp, nhưng dưới đệ nhất giáp, tức tam khôi (trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa) nên còn gọi là Đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân.
Hoàng giáp (đệ nhị giáp) được quy định lần đầu tiên ỏ Việt Nam vào năm Kiến Trung thứ 8 (1232) đời vua Trần Thái Tông cùng với đệ nhất giáp (tam khôi) và đệ tam giáp (thái học sinh).[1]
Đến triều nhà Hậu Lê, tháng 8 âm lịch năm 1484 (niên hiệu Hồng Đức 15), Lê Thánh Tông phân định lại hạng tiến sĩ xuất thân cùng với hạng tiến sĩ cập đệ (đệ nhất giáp) và đồng tiến sĩ (đệ tam giáp). Người đề xuất việc phân hạng (giáp) các tiến sĩ nho học là thượng thư Bộ Lễ Quách Đình Bảo, nhân việc vua Lê Thánh Tông sai khắc bia tiến sĩ. Trước đó vào đầu nhà Hậu Lê chưa có phân 3 loại tiến sĩ kể trên, mà mới chỉ xếp danh sách các tiến sĩ nho học trong mỗi khoa thi thành 2 bảng: chính bảng và phụ bảng. Trong chính bảng từ thời nhà Trần có xếp 3 danh hiệu: trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa ở 3 vị trí đầu tiên. Lê Thánh Tông chuẩn tấu của Quách Đình Bảo, đổi: tam khôi thành tiến sĩ cập đệ, các tiến sĩ còn lại trong chính bảng của mỗi khoa thi thành tiến sĩ xuất thân (hoàng giáp), còn loại tiến sĩ trong phụ bảng gọi là đồng tiến sĩ xuất thân.[2]
Đến nhà Nguyễn, triều đình thường bỏ không lấy hạng đệ nhất giáp, đặc biệt là Trạng nguyên, nên người đỗ hoàng giáp xếp trên cùng có thể coi là đình nguyên.
Loại này không chia bậc, chỉ xếp thứ tự, ai đỗ cao hơn được xếp ở trên. Khi bổ quan được lĩnh chức có hàm tòng thất phẩm.

Một số hoàng giáp nổi tiếng

Học Vị Tiến Sĩ đầu tiên được sử dụng ở đời nhà Trần[cần dẫn nguồn]

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ Lịch triều hiến chương loại chí, Phan Huy Chú, tập 2, khoa mục chí, trang 151.
  2. ^ Lịch triều hiến chương loại chí, Phan Huy Chú, tập 2, khoa mục chí, trang 159.
Khoa bảng
Thi Hương Thi Hội Thi Đình
Giải nguyên Hội nguyên Đình nguyên
Hương cống
Sinh đồ
Thái học sinh
Phó bảng
Trạng nguyên
Bảng nhãn
Thám hoa
Hoàng giáp
Đồng tiến sĩ xuất thân


1 comment:

  1. Bài viết rất đầy đủ, cảm ơn bạn đã chia sẻ bài viết.
    ------------------------------------------
    Ms Nga - Kinh Doanh - SacoJet.vn

    0938 172 672 - 090 262 1479 – 1900 63 6479
    Chuyên Đặt vé máy bay VietNam Airlines đi Đà Nẵng uy tín tại TpHCM

    ReplyDelete