Wednesday, November 26, 2014

Đạt Lai Lạt Ma 14


ĐỌC LẠI VÀ SUY NGẪM. Đạt Lai Lạt Ma 14. Nếu bạn có sợ hãi về nỗi khổ niềm đau, bạn nên quan sát xem bạn có thể làm được gì với nó. Nếu bạn có thể, không có gì phải lo lắng về nó. Nếu bạn không thể làm được, lại càng không nên lo lắng về nó;  Hãy nhớ rằng khi không đạt được những gì bạn muốn, đôi lúc, lại là sự may mắn tuyệt vời;

* Mỗi ngày, khi thức dậy, bạn hãy nghĩ rằng hôm nay tôi may mắn còn sống, tôi có cuộc sống con người quý giá, tôi sẽ không phí phạm cuộc sống này. 


* Hạnh phúc con người và sự thỏa mãn con người cần phải phát xuất từ chính mình. Sẽ là một sai lầm nếu ta mong mỏi các thỏa mãn cuối cùng đến từ tiền bạc hoặc từ máy vi tính.

* Hạnh phúc đích thực có được từ sự biết hài lòng và hòa bình nội tại. Sự hài lòng và hòa bình nội tại chỉ có thể đạt được thông qua sự phát triển tinh thần vị tha về tình thương, từ bi và sự diệt trừ vô minh, ích kỷ và tham lam.


* Chúng ta có thể sống thiếu tôn giáo và thiền định, nhưng chúng ta không thể tồn tại nếu không có tình người.
*Nếu bạn nghĩ rằng bạn quá nhỏ bé để tạo ra sự khác biệt, hãy thử ngủ với loài muỗi.


* Từ bi không phải là một phản ứng cảm xúc, mà là sự cam kết chắc chắn được xây dựng trên lý trí. Do vậy, thái độ từ bi thực sự đối với tha nhân sẽ không thay đổi, ngay cả trong tình huống bị người khác ứng xử tiêu cực. Từ bi đích thực không dựa trên các đề án hay sự mong đợi, mà thực ra là dựa trên nhu cầu của con người.


Video yêu thích 
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam


Trở về trang chính 
hoangkim vietnam, hoangkim, hoangkimvietnam, Hoàng Kim, Ngọc Phương NamChào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, foodcrops.vnCassava in Vietnam, VietnamAfricaCassavaRice, Khát khao xanh, DayvahocHọc mỗi ngày,  Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Câu chuyện ảnh, 5 phút thư giản, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook  Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sốngThơ cho con
 

Sunday, November 9, 2014

Chuyện lão Hâm nghe lỏm được

Ông Ngoại chơi với Sóc con vừa nghe bác Phan Chi kể chuyện lão Hâm nghe lỏm được.

Lão Hâm thích ém cái máy ảnh nhỏ gọn trong túi quần, lang thang ở một làng ven đô nào đó. Đi chụp ảnh ngoại ô có nhiều cái lợi. Được đi bộ, được hít thở không khí ngoài trời trong lành (không tuyệt đối lúc nào cũng trong lành song vẫn còn hơn ngồi trong phố) và được ngắm đủ thứ. Đôi khi còn nghe được nhiều chuyện hay hay, ví dụ như là chuyện hôm nay.

Lão Hâm đến gần một cái miếu hoang gần như bị bỏ quên ở góc làng. Cái miếu nhỏ, vôi vữa sứt sẹo bám đầy rêu, mái ngói đã sụp mấy chỗ, nhìn cũng có cái gì đó đáng chụp. Đang ngắm nghía tìm góc chụp thì nghe thấy tiếng người rì rầm. Lão Hâm hơi chồn chân. Sợ nhất là mấy bố chích choác ma túy, sợ nhì là bọn trộm cắp đang bàn mưu chôm chỉa nhà nào hoặc đang chia nhau chiến phẩm. Sợ ba là biết đâu có ông cán bộ xã đang lôi vợ cấp dưới ra chỗ vắng vẻ để "trao đổi công việc"! Không cẩn thận lại bị ghép vào tội cản trở người thi hành công vụ?

Sợ thế song vì tò mò, lão nhẹ nhàng tiến đến gần miếu thờ. Nấp vào một chỗ kín, lão dùng ống kính máy ảnh thay ống nhòm tia vào bên trong miếu thờ. Chỉ nhìn thấy mấy cái lưng mập mạp, không nhìn được mặt người.

Văng vẳng một giọng nói huyền bí, tuy nhỏ nhưng cách mấy chục mét vẫn nghe thấy được:
- Các ngươi xin cho Quốc hội thông qua chủ trương xây dựng sân bay Long Thành. Vậy ta hỏi dự toán 18,7 tỷ đô la, theo thông lệ, thực hiện sẽ trượt giá lên ít nhất là 20 tỷ. Và cũng theo thông lệ, chủ đầu tư sẽ "điểm tâm" khiêm tốn khoảng 5%. Vị chi là 400 triệu đô la. Vậy Việt Nam sẽ có thêm bao nhiêu triệu phú đô la?

Có tiếng người nói nhỏ hơn:
- Dạ chúng con sẽ không ăn đâu ạ. Chúng con mà ăn thì trời đánh, à quên, thần miếu đánh chúng con chết!

- Vậy 5% đi đâu?

- Chúng con không biết ạ.

- Thôi được, ta hỏi câu thứ hai. Có thông tin là các ngươi "tố" vống lên các số liệu để chứng minh sân bay Tân Sơn Nhất đang và sẽ quá tải để tăng tính thuyết phục dự án xây dựng sân bay Long Thành?

- Dạ, có thêm thì thêm chút đỉnh chứ không thêm nhiều như báo chí viết đâu ạ. Hơn nữa đã là dự báo thì không thể đòi hỏi chính xác 100 phần 100 đâu ạ. Với lại xây sân bay là vì sự phát triển ngành hàng không nói riêng, kinh tế đất nước nói chung. Vì cái chung, ta có thể nói sai sự thật cũng không sao đâu ạ.

- OK. Ta hỏi các ngươi câu cuối cùng. Các ngươi có đảm bảo là sau khi xây dựng xong sân bay Long Thành, các người sẽ không xây khu đô thị mới để chia nhà ở cho nhau, sẽ không xây sân golf trên đất của sân bay như trường hợp sân bay Tân Sơn Nhất?

- Cái này thì khó trả lời quá ạ. Chúng con làm việc theo nhiệm kỳ, may lắm được thêm vài nhiệm kỳ. Đến lúc xây xong sân bay mới thì chúng con đã hạ cánh rồi, bọn đàn em chúng nó có xây biệt thự, sân golf hay không chúng con không nói trước được ạ.

Lão Hâm nghe thấy tiếng cười gằn và giọng nói bây giờ không còn nhỏ nhẹ nữa mà sang sảng:

- Các ngươi đừng nghĩ ta là một lão già đã chết mấy trăm năm, không biết gì thế sự mà mang lễ vật đến xin xỏ. Số lễ vật chắc cũng lên tới cả ngàn đô la. Rượu ngoại, bánh ngoại, trái cây ngoại, thuốc lá ngoại. Toàn những thứ ta không quen dùng. Thôi các ngươi mang lễ vật về đi. Về không nhanh, nếu để chậm qua giờ Tỵ là đi đường không an toàn đâu!

Lão Hâm nấp kín vào bui cây, chờ mấy ông béo mập kia thu dọn lễ vật, vội vã ra xe Lếch xù đen chùi chũi phóng đi mất mới dám đến trước cửa miếu chắp tay kính cẩn:

- Con nhất trí cao với Ngài. Bây giờ con xin phép chụp ảnh cái miếu, sợ mấy năm nữa người ta làm dự án, giải tỏa khu vực này thì miếu cũng chẳng còn.

- Ha ha, con cứ chụp đi. Miếu có thể không còn nhưng hồn thiêng sông núi thì còn mãi con ơi!
----------------

Cô bé này đã cần ngay sân bay Long Thành?





Video yêu thích 
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam

Trở về trang chính 
hoangkim vietnam, hoangkim, hoangkimvietnam, Hoàng Kim, Ngọc Phương NamChào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, foodcrops.vnCassava in Vietnam, VietnamAfricaCassavaRice, Khát khao xanh, DayvahocHọc mỗi ngày,  Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Câu chuyện ảnh, 5 phút thư giản, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook  Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sốngThơ cho con 

 

Tuesday, November 4, 2014

Ăn đất chuyện thật hay nói quá?


ĐỌC LẠI VÀ SUY NGẪM. Lâu nay ăn đất là chuyện nhức nhối của xã hội. Bài phản biện Dự án Long Thành có xứng đáng?
của Nguyễn Đình Ấm thật sắc sảo, chặt chẽ.  Ăn đất chuyện thật hay nói quá?

Dự án Long Thành có chính đáng?

 QTXM- Bài viết sắc sảo, chặt chẽ. Một trong những lý do hô hào các dự án lâu này là "ăn đất", tham nhũng của những tên ma-fia kinh tế, chúng hùa nhau làm nghèo đất nước. Đề nghị Quốc hội sáng suốt, tỉnh táo để không bị mắc lừa!
Nguyễn Đình Ấm
Tiền trảm, hậu tấu
Trước năm 1975, sân bay Tân Sơn Nhất (TSN) có diện tích 3.600 ha, nhưng đến nay chỉ còn 1.150 ha, do chính quyền TP HCM để cho dân tự do lấn chiếm, các đơn vị quân đội, hàng không dân dụng phân, chia cho CBNV xây nhà cửa, công trình vào quỹ đất sân bay. Đây là hậu quả của những bộ óc thiển cận hoặc tham nhũng, có thể họ cho là sân bay chỉ cần những chỗ đang sử dụng mà không biết hoặc cố tình không biết rằng sân bay phát triển theo từng giai đoạn thị trường yêu cầu, phải có quỹ đất để dành cho nó. Thêm vào đó hiện tượng quản lý đô thị “phạt cho tồn tại” làm đầy túi quan chức và dẫn đến sân bay bị nhà cửa thu hẹp.
Sau năm 1975, nhà nước giao TSN cho không quân và dân dụng dùng chung, trong khi hàng không dân dụng phát triển hai con số thì chỉ được sử dụng 205 ha, họat động HK quân sự ngày càng teo tóp chỉ có ít máy bay hoạt động, lại có cả sân bay Biên Hòa gần đó thì chiếm tới 545 ha ở TSN (400 ha dùng chung), dẫn đến nhiều diện tích đất bên quân sự bỏ hoang, biến thành đất ở, cho thuê kiếm lợi cục bộ...
Mặc dù chỉ còn quỹ đất tối thiểu chuyên phục vụ an ninh quốc phòng, nhưng từ những năm 2004, 2005, khi giá đất sốt, các đại gia quân đội đã âm thầm thực hiện dự án sân golf, nhà hàng, khách sạn, khu biệt thự thương mại ở TSN với diện tích 157,6 ha. Đến nay tổ hợp công trình khổng lồ ấy đã gần xong.
Để “yên thân” dự án sân glof mãi mãi, tất nhiên người ta phải làm sao có chỗ thay thế TSN, nghĩa là cần xúc tiến dự án Long Thành (LT). Dự án quy hoạch LT được tiến hành gần như song song với dự án sân golf TSN. Từ nhiều năm nay các đại gia đất ở đây đã chia lô “bán đất gần sân bay Long Thành” đợt 2, đợt 3... Thế là, khi mọi việc đã đâu vào đấy, đến nay họ mới trình quốc hội về dự án Long Thành. Kỳ họp này các đại biểu “của dân, vì dân” mới bàn có thực hiện dự án LT thay TSN hay không. Họ không biết ngượng khi nói TSN chật hẹp (chật hẹp nhưng có 157,6 ha làm sân golf)! Họ không trả lời được câu hỏi: tại sao sân bay Check Lap Kok của Hongkong diện tích xấp xỉ TSN mà người ta làm được sân bay 45-80 triệu khách còn TSN lại không?
Họ đã coi quốc hội là cái gì? Rất may, quốc hội kia có những 500 bộ mặt nên sự thẹn thùng (nếu có) chia đều cũng chẳng đáng là bao!
Mọi “véc tơ” đều theo một hướng
Để thuyết phục dư luận phải xây LT, chủ đầu tư, những “dư luận viên” vệ tinh, cơ quan truyền thông “lề phải”… trổ hết tài năng để định hướng ủng hộ đại gia sân golf.
Đầu tiên họ thổi phồng mức tăng trưởng khách của TSN liên tục “hai con số” đến cả những năm 2050 nên TSN có đến 100 triệu khách/ năm để “dồn” quốc hội đến “chân tường”. Họ bịp dư luận, vì sân bay lúc đầu phát triển bao giờ tốc độ tăng trưởng khách cũng cao nhưng sau giảm dần do thị trường bão hòa, đồng thời có sự san sẻ, cạnh tranh của các sân bay khác, phương tiện khác như tàu hỏa, ô tô cao tốc... Đặc biệt, TP HCM có các sân bay quốc tế xung quanh như Cần Thơ, Phú Quốc…
Sân bay có gần trăm năm phát triển đông khách nhất thế giới hiện nay của nước giàu, nhộn nhịp nhất thế giới (Mỹ) là Hartsfield-Jackson-Atlanta cũng chỉ có 89,3 triệu khác/năm và hàng chục năm nay không tăng nữa. Long Thành ở một đất nước độc tài, nghèo rớt, tham nhũng nhất nhì thế giới, khách du lịch quốc tế đến VN 8 tháng năm 2014 chỉ có 5,4 triệu… lấy đâu ra 100 triệu khách/năm mà phục vụ, cạnh tranh với các cảng HK khác như Bangkok, Singapore, Check Lap Kok, Subang…?
Một lãnh đạo DN sân golf còn trơ trẽn phát biểu “ở các nước sân bay cách thành phố phải trăm km…”. Thực tế không có sân bay nào trên thế giới xa thành phố đến 100 km. Nằm xa TP nhất là sân bay Incheon (Hàn Quốc) cách seoul 70 km vì người ta không tìm đâu ra khu đất bằng đủ làm sân bay ở xứ xở toàn đồi núi… Rồi năm ngoái nhằm đúng dịp Hội đồng nhân dân TP HCM họp thì diễn ra cảnh tốc mái nhà dân để VTV phát phóng sự om sòm ám chỉ TSN không an toàn. Sau đó ngành HKVN vạch trần sự vô lý này, và từ đó không nhà nào bị “tốc mái” nữa (?). Họ tận dụng cả những cá nhân không có “trọng lượng” là bao nhưng kê kích lên để tăng “cường độ” ủng hộ.
Ông Lương Hoài Nam học thương mại HK ở Liên Xô cũ (thời mà nền kinh tế bao cấp vẫn ngự trị nước này) về VN làm trong ban kế hoạch thị trường rồi sang công ty Pacific Airlines. Tại đây ông cùng Bộ Tài chính hy sinh lợi ích công ty HKVN cho chiến lược quảng bá thương hiệu “xuyên châu Á” của Quantas (Úc) là Jetstar (công ty con của Quantas) rồi hãng HKVN mang tên nước ngoài này lỗ 1.300 tỷ VNĐ. Sau đó ông Nam được “dàn xếp” cho đi nghỉ ngơi ở trại giam mấy tháng rồi về làm giám đốc hãng HK Mekong Air. Sau khi Mekong Air phá sản ông lại làm giám đốc cho công ty bay trực thăng Hải Âu mới thành lập… Ông Nam không có nghiệp vụ gì ghê gớm về sân bay nhưng được nhất loạt tôn làm “chuyên gia hàng không” dự các cuộc họp phát biểu ủng hộ nhiệt liệt dự án LT. Rồi ông Lã Ngọc Khuê nguyên thứ trưởng Bộ GTVN phát biểu ủng hộ LT với những thông tin từ những năm 1960… Đặc biệt hơn, ngày 14/10/2014 lãnh đạo tỉnh Đồng Nai còn thông báo một thông tin thuộc cỡ “kinh ngạc” nhất: “99,9% những hộ dân bị ảnh hưởng dự án Long Thành ủng hộ dự án”! Có lẽ nhà nước nên cấp kinh phí để chở dân oan mất đất khắp cả nước về Đồng Nai mà học tinh thần “cách mạng” của dân nơi đây.
Sát ngày quốc hội họp, lãnh đạo Bộ GTVT lại công bố “tập đoàn Nhật tài trợ 2 tỷ đô làm Long Thành”. Có thể họ tưởng nói tiếng Việt thì người Nhật, người Pháp không hiểu, nhưng chỉ sau mấy giờ Nhật đã bác bỏ thẳng thừng thông tin “khôn vặt” kia, rồi lại thông tin đoàn ADPi gì đó của Pháp tài trợ 2 tỷ đô nữa cũng không có nốt! Khi cụt đường về nguồn vốn, các ông xoay đủ ngón như huy động tư nhân nước ngoài đầu tư vì triển vọng có lãi. Nếu dự án LT có triển vọng lãi tốt thì các ông không cần kêu gọi, các đại gia đang xây dự án sân golf, khách sạn, nhà thương mại ngay tại TSN sẽ tiên phong đầu tư để “yên thân” dự án sân golf của họ rồi!
Nếu một việc mà chính đáng thì cần gì phải “ diễn” vở dài và công phu như thế?
N.Đ.A.
(Nguồn: BVN)

Saturday, November 1, 2014

Đặng Nhật Minh sông An Cựu vẫn thao thiết chảy


ĐỌC LẠI VÀ SUY NGẪM. Tôi chưa từng gặp anh Đặng Nhật Minh ngoài đời nhưng những thước phim đầy trách nhiệm xã hội và nhân cách của anh làm tôi cảm phục. "Đặng Nhật Minh sông An Cựu vẫn thao thức chảy" là cảm nhận của tôi cách đây ba năm khi đọc bài "Cha Mẹ tôi" của Đặng Nhật Minh đăng trên Tạp chí Sông Hương số 161, tháng 7/2002 được anh Trần Hữu Dũng chép lại trên Viet-Studies. Cho đến nay, tôi vẫn thầm đồng hành với những bước tiến  mới của ảnh trong lĩnh vực điện ảnh. Anh Đặng Nhật Minh có "Hồi ký điện ảnh" là một cuốn sách rất hay đáng đọc. Quà tặng xứ mưa của  nhà văn, nhà báo Ngô Minh vừa đăng bài viết "Đặng Nhật Minh phim và đời", một lời bình tuyệt vời, một góc nhìn trung thực về người nghệ sĩ ưu tú này. Tôi cũng sẽ còn trở lại nhiều lần về anh. Đặng Nhật Minh sông An Cựu vẫn thao thiết chảy. (Hoàng Kim).

ĐẶNG NHẬT MINH, PHIM VÀ ĐỜI

 Ngô Minh
        Tôi đã xem một số bộ phim của anh và đã gặp anh mấy lần ở nhà  anh Hoàng Phủ Ngọc Tường , đi ăn “phở 24” cùng anh và nhà văn Nguyễn Đắc Xuân ở Huế.Tôi thấy lúc nào anh cũng nói chuyện từ tốn , rỉ rả kiểu Huế , nhưng lại nhận xét rất tinh tế về thế sự ở đời.Trên Tạp chí Sông Hương tôi cũng đã đọc mấy đoạn hồi ký của anh viết về sự lận đận xung quanh những bộ phim anh làm. Mới đây nhà văn Trần Thùy Mai lặng lẽ đưa cho tôi cuốn “ Hồi ký điện ảnh”(*) của Đặng Nhật Minh, bảo : ”Đọc đi, được lắm”. Thế là tôi đọc một mạch…Những trang hồi ký đã giúp tôi hình dung 30 năm làm phim vất vả của một nghệ sĩ tài năng. Hồi ký… do Đạo diễn Mai Lộc viết “Lời giớii thiệu” và nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường viết lời bạt :” Đặng Nhật Minh- Người kể sự tích dân tộc mình bằng điện ảnh”. Cuốn sách hấp dẫn người đọc vì những  chuyện cảm động về gia đình đạo diễn những năm kháng chiến, những chuyện “bếp núc” xung quanh những bộ phim nổi tiếng của Đặng Nhật Minh. Với giọng văn kể chuyện chân thành nhưng không né tránh, cuốn hút người đọc. Cuốn sách còn hấp dẫn bởi những suy nghĩ, nhận xét tinh tế, sự bày tỏ chính kiến mạnh của tác giả trong đời sống điện ảnh đất nước mấy chục năm qua.
            Nghệ sĩ nhân dân- đạo diễn Đặng Nhật Minh viết rằng: ” tôi sinh ra trong một gia đình không có mối liên hệ gì với nghệ thuật, nhất là với nghệ thuật điện ảnh”. Vâng, anh là con của Giáo sư Đặng Văn Ngữ (quê An Cựu Huế- ở đây hiện có con đường mang tên Đặng Văn Ngữ), nhà khoa học đã chiết xuất ra nước cất pénicilline để chữa vết thương cho bộ đội trong kháng chiến chống Pháp. Giáo sư  được Chính phủ Pháp cử sang Nhật nghiên cứu về nấm. Sau 7 năm tu nghiệp tại Nhật, nghe lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ông quyết định về nước tham gia kháng chiến năm 1946. Trong chống Mỹ, ông vào chiến trường nghiên cứu  một thứ vắc xin miễn dịch rốt rét để chữa cho bộ đội. Ông  hy sinh trong một trận bom B52 tại mặt trận Tây Phong Điền, Thừa Thiên vào ngày 1/4/1967, và lặng lẽ nằm trên dải Trường Sơn suốt 20 năm. “Tình cờ một người tiều phu phát hiện được mộ ông… trong gói vải dù bọc một ít di hài của ông chỉ có một tấm biển nhôm khắc vỏn vẹn mấy chữ: Đặng Văn Ngữ. 1-4-1967”. Nhờ đó ông được đưa về nghĩa trang liệt sĩ Phong Mỹ, Phong Điền. Mãi năm 1992, mới được gia đình đưa về  nghĩa trang họ Đặng trên núi Ngự Bình”(tr.24). Còn bà mẹ Tôn Nữ Thị Cung của anh, năm 1950, theo chủ trương của trên, đã từ Huế mang ba con nhỏ lặn lội đường rừng gần ngàn cây số ra chiến khu Việt Bắc. Sống với chồng con chưa được 4 năm thì đột ngột qua đời. Là đứa con mồ côi cả cha lẫn mẹ từ khi còn rất trẻ, nên nỗi đau của con người luôn làm trái tim anh nhức nhối. Có lẽ những bộ phim của anh đã ra đời từ đấy.

          Đặng Nhật Minh lúc trẻ đi học ở Liên Xô (cũ), về nước làm phiên dịch tiếng Nga đến 5 năm. Anh không được đào tạo ở trường điện ảnh chính quy . Anh chỉ 2 lần đi “tập huấn” điện ảnh ở nước ngoài. Một lần tại Pháp, một lần tại Bungari 6 tháng chỉ là “cưỡi ngựa xem hoa”, xem người ta làm phim, chẳng có ai lên lớp chỉ bảo gì cả. Không qua trường lớp chính quy, lại làm đạo diễn trong hoàn cảnh đất nước chưa mở cửa, ai làm phim gì đều do tổ chức phân công, rồi “phim đối ngoại” hình ảnh phải sang hơn, do đạo diễn hạng I làm , đạo diễn hạng 2 như Đặng Nhật Minh chỉ được giao làm phim “đối nội”; rồi chuyện kèn cựa, “ghen ăn tức ở” trong các cuộc Liên hoan phim Việt Nam , chuyện đánh “đòn hội chợ” trên báo để sát phạt người giỏi hơn mình.v.v.. Trong bối cảnh đó, Đặng Nhật Minh đã lặng lẽ chọn cho mình lối đi riêng. Anh viết lấy kịch bản theo cảm hứng từ các truyện ngắn của mình .

             Mỗi bộ phim của Đặng Nhật Minh là một bài thơ cuộc đời gắn với những nỗi buồn đau của quê hương, gia đình, bè bạn . Phim của anh là tiếng gọi của trái tim vượt qua những giáo lý cực đoan, những thành kiến hẹp hòi nghi kỵ của một thời, để con người đến với con người, đến với thế giới tâm linh thăm thẳm. Xem phim anh, người xem bao giờ cũng phải suy nghĩ đến một lẽ sống đẹp  hơn, nhân bản hơn. Muốn  tạo ra  được những “vấn đề” ẩn sau những thước phim, đạo diễn phải là người có cá tính, có bản lĩnh sáng tạo. Nhưng anh ít khi toại nguyện với những bộ phim của mình, vì nhiều lúc không thể vượt qua những ngáng trở thường xuyên của khách quan. Những câu chuyện “đằng sau” hay “bên lề” của những bộ phim được “Hồi ký điện ảnh” kể lại rất cảm động.

            Phim tài liệu Nguyễn Trãi là thành công đầu tiên của Đặng Nhật Minh ( Huy chương bạc LHP VN 1983). Trong kịch bản phim , “đoạn quay ở ải Chi Lăng cần có một con ngựa băng qua một cánh đồng lầy. Nhưng  khó kiếm ngựa nên chủ nhiệm phim bắt phải thay con ngựa bằng con bò ! Đặng Nhật Minh kiên quyết không chịu…. Sau này xem phim, tôi thấy Đặng Nhật Minh đã có lý. Hình ảnh con ngựa khó nhọc băng qua cánh đồng lầy cùng tiếng ngựa hý thảm thiết đã nói lên rất nhiều…” ( Hoàng Phủ Ngọc Tường- Lời bạt). Hay phim “Thị xã trong tầm tay” là một phim hay, giàu chất điện ảnh ( huy chương vàng tại LHPVN 1983), lại bị Hội đồng kịch bản Cục Điện ảnh  khi duyệt “ có hai ý kiến cực lực phản đối . Một: Kịch bản thiếu kịch tính, thiếu yếu tố để làm thanh một phim truyện. Hai : không được nói động đến công tác tổ chức ( trong kịch bản có một cảnh cán bộ tổ chức chất vấn nhân vật chính về mối quan hệ của anh ta với cô người yêu có lý lịch không rõ ràng” (tr.82).

           Chủ nghĩa lý lịch một thời đã làm thui chột bao nhiêu tài năng, làm tan vỡ bao nhiều mối tình trai trẻ. Điều đó đã được Đặng Nhật Minh thể hiện rất thành công trong phim “ Thị xã trong tầm tay”. Đúng là “hạnh phúc tạo nên bởi sự hàn gắn thay vì lòng hận thù” ( HPNT- Lời bạt). Bộ phim nổi tiếng thế giới ”Bao giờ cho đến tháng mười” lại khởi nguồn từ một đám tang thật ở Quế Võ , Hà Bắc mà đạo diễn ngồi trong quán trú mưa, nhìn thấy. “ Một đoàn người đi lầm lũi trong mưa…Theo sau chiếc kiệu có bốn người khiêng là một phụ nữ trẻ quấn khăn trắng, dắt một đứa con trai chừng 7 tuổi. Bà con trong quán cho biết chồng chị là bộ đội đi B, hy sinh đã lâu, nhưng bây giờ người ta mới báo tin cho gia đình biết và làm lễ rước hương hồn người chiến sĩ về nghĩa trang làng. Còn anh nằm ở đâu trong chiến trường miền Nam đến bây giờ không ai biết. Người phụ nữ chít khăn tang  đi dưới chiều mưa hôm ấy chính là chị Duyên sau này trong bộ phim Bao giờ cho đến tháng mười” (tr.88). Trong phim này, tác giả đã tạo ra trường đoạn chợ âm dương rất tài hoa để người âm kẻ dương gặp nhau , mô tả nỗi đau, mất mát trong chiến tranh của mỗi gia đình Việt Nam, rất phù hợp với tập quán tâm linh dân tộc. Nhưng Giám đốc phim cho là “mê tín dị đoan” ( thực chất là sợ cấp trên không duyệt)  nên đã bắt cắt bớt . Do vậy, “…chưa có phim nào của Việt Nam lại phải duyệt đi duyệt lại nhiều tầng nhiều nấc như bộ phim này. Người thì cho rằng “không biết lúc này đã nên nói đến chuyện đau thương mất mát trong chiến tranh chưa?” …”Nên xin ý kiến các anh trên”. Cứ như vậy lần lượt các Thứ trưởng, Bộ trưởng, rồi tới đồng chí Tố Hữu, đồng chí Nguyễn Đức Tâm, Uỷ viên Bộ Chính trị xem, cuối cùng phim được chiếu cho Tổng bí thư Trường Chinh duyệt. Tất cả phải qua 13 lần duyệt, bộ phim mới được “tha bổng” ( tr.93- 95)  . Mặc dù vậy, khi mới xuất hiện, lập tức bộ phim gây được tiếng vang lớn ở Pháp, Mỹ và màn ảnh của nhiều nước trên thế giới. Bộ phim đã được giải đặc biệt của Ban giáo khảo LHP tại  Honolulu, Hawaii. Có thể nói đây là bộ phim đầu tiên của điện ảnh Việt Nam đi ra với thế giới từ sau năm 1975. 

            Phim Cô gái trên sông rất nhân văn và sâu sắc thì cũng bị phê phán “ người cán bộ cách mạng thì bội bạc, còn tên lính ngụy, người yêu của cô gái trên sông thì lại thủy chung, tức là bôi nhọ  hình ảnh người cán bộ cách mạng” ( tr.102) .Vì thế mà bộ phim bị tụt từ giải vàng xuống giải bạc trong LHP VN  Đà Nẵng 1987, nhưng lại được Công hòa dân chủ Đức ( cũ) mua để chiếu tại Tuần phim của các nước Xã hội chủ nghĩa  ở Kotbus. Sau đó Nhật Bản, Mỹ, Ấn Độ và nhiều nước mời chiếu, kể cả liên hoan phim Toronto (Y) . Kịch bản phim “Thương nhớ đồng quê” dựa theo truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, vì Đặng Nhật Minh đọc thấy truyện hay, thấy hứng mà viết. Nhưng khi giao cho Hãng phim Giải phóng thì bị trả lại vì “ kịch bản thiếu yếu tố để làm nên một  phim truyện” ( tr.127). Thế mà đây lại là kịch bản được người Nhật đánh giá rất cao và họ đã đầu tư tiền để sản xuất . Bộ phim được đánh giá là hay nhất trong bốn bộ phim mà Nhật Bản đầu tư ở các nước dịp này. Phim được dư luận trong và ngoài nước đánh giá rất cao. Thế mà  lại bị  một số người phê phán với những  lời lẽ tố cáo, chụp mũ hết sức nặng nề, cho là “bôi đen hiện thực, không thấy những thành tựu đổi mới...”(tr.136).
              Điều trớ trêu là phim Thương nhớ đồng quê bị loại ra khỏi giải thưởng Liên hoan phim Việt Nam lần thứ XI (1996),   nhưng đạo diễn lại được giải là Đạo diễn xuất sắc nhất !. Phim Mùa ổi lại là câu chuyện về những người tiểu  tư sản, trí thức Hà Nội bị gạt ra rìa cuộc sống sau 1954 . Đạo diễn lấy ngay những kỷ niệm về gia đình bố vợ của mình ở ngôi nhà 43-Hàng Chuối để viết kịch bản, nên rất xúc động, được người xem trong và ngoài nước nồng nhiệt đón nhận.

               Đặng Nhật Minh không chỉ biết làm phim ”có vấn đề”, phim về thân phận con người, thân phận của đất nước mình. Anh còn là một “con người chính trị” theo cách riêng của mình. “Người nước ngoài tuy phục dân ta đánh thắng hai đế quốc Pháp-Mỹ, nhưng họ cho rằng người Việt Nam hiếu chiến” (tr.147). Vì thế Đặng Nhật Minh đã chọn Hà Nội mùa đông 46, là lúc mà người Việt Nam không muốn có chiến tranh, tìm mọi cách để dành độc lập bằng thương lượng. Vì thế bộ phim đề tài lịch sử liên quan rất nhiều đến chủ tịch Hồ Chí Minh.“Hà Nội- mùa đông 46 “ nói về số phận của đất nước Việt Nam trong những giờ phút nguy nan nhất. Trước khi lồng tiếng, có tất cả 5 buổi chiếu để cấp trên góp ý kiến, mời từ Bộ trưởng, Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin  cho đến Trưởng phó Ban Văn hóa Tư tưởng Trung ương, cuối cùng là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Lê Xuân Tùng. Các vị đều hoan nghênh nội dung phim, nhưng tất cả đều nhất trí bắt phải cắt một câu thoại đắt giá của Hồ Chủ tịch nói với ông chủ nhà trong đêm ở làng Vạn Phúc “…Nếu cần có Đảng phái sẽ là Đảng dân tộc Việt Nam. Đảng đó sẽ chỉ có một mục đích làm cho dân tộc ta hoàn toàn độc lập. Đảng viên của Đảng đó sẽ là tất cả  quốc dân Việt Nam, trừ những kẻ phản quốc và những kẻ tham ô ra ngoài ...”. Đây chính là câu nói nổi tiếng của chủ tịch Hồ Chí Minh trả lời phỏng vấn các nhà báo nước ngoài thể hiện nguyện vọng yêu hòa bình của người Việt Nam tháng 1/1946 có in trong Hồ Chí Minh toàn tập. Các vị cho rằng lời thoại trên “sợ địch lợi dụng” (Tr.155). Tuy thế, bộ phim đã giành được đồng cảm lớn của bè bạn quốc tế. Sau khi xem tại LHP Toronto bộ phim “ Hà Nội-mùa đông 46” một nhà báo Mỹ đã viết bài đăng trên tờ International Herald Tribune gọi Đặng Nhật Minh là “ Nhà ngoại giao con thoi của điện ảnh Việt Nam” (tr.157).
     
           Năm 1987, Đặng Nhật Minh được Mỹ mời sang Honolulu để dự Liên hoan phim Hawaii . Tại hội thảo này anh đã phát biểu rằng : …” các phim người Mỹ làm về chiến tranh Việt nam đều giống nhau một điểm : Những lính Mỹ là những con người…Họ có đủ mọi thứ tình cảm của con người. Còn đối thủ của họ ? Họ không có một thứ tình cảm gì khác của con người, ngoài chiến đấu hy sinh vì lý tưởng của họ. Việt cộng trong các phim Mỹ đều giống Ăngca của PônPốt… Phát biểu thẳng thắn của Đặng Nhật Minh và hình ảnh chị Duyên trong phim Bao giờ cho đến tháng Mười đã làm cho Hội thảo hiểu đúng hơn về Việt Nam. Trong đoàn Mỹ có diễn viên Kiều Chinh, một gương mặt sáng giá của điện ảnh Sài Gòn trước 1975, bây giờ là  nữ diễn viên của Holywood. Cô gặp phái đoàn Việt Nam ban đầu với thái độ lịch sự, xã giao, nhưng rất xa cách. “Thế mà Kiều Chinh sau khi xem phim xong bước ra khỏi rạp đã gục đầu vào vai tôi mà khóc nức nở  trước con mắt ngạc nhiên của các đồng nghiệp Holywood” (tr.181-182).

            Đạo diễn Đặng Nhật Minh đã được báo Nihon Keizai Shimbun của Nhật Bản trao giải thưởng về văn hóa năm 1999. Đây là giải thưởng trao hàng năm cho những nhân vật châu Á nổi bật. Và gần đây, tháng 8/2005, anh được Liên hoan phim GWANGJU ( Hàn Quốc) trao giải Thành tựu suốt đời cho toàn bộ sáng tác của mình. Anh cũng đã được tặng nhiều giải thưởng quốc tế về phim, được mời dự và làm giám khảo nhiều liên hoan phim ở nhiều nước. Nhưng tôi nghĩ, giải thưởng cao nhất là phim anh đã làm cho hàng triệu khán giả Việt Nam Nam xúc động, vì đó là tiếng nói của trái tim đập vì nhân dân, đất nước. Phim Đặng Nhật Minh cũng đã làm cho hàng triệu người xem trên thế giới hiểu và yêu  mến đất nước Việt Nam hơn.  Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã từng nói: ”Hãy đi đến tận cùng cái của ta, ta sẽ gặp nhân loại”. Có rất nhiều nghệ sĩ người Việt đã trở nên nổi tiếng thế giới nhờ họ đã đi đến tận cùng truyền thống dân tộc : Đó là nhà điêu khắc Điềm Phùng Thị, họa sĩ Lê Bá Đảng, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, giáo sư Trần Văn Khê, nhạc sĩ Nguyễn Thiện Đạo…Và Đặng Nhật Minh, theo tôi nghĩ, cũng là một người như vậy. Đạo diễn Mai Lộc viết “…có thể nói Đặng Nhật Minh là một nghệ sĩ, một đạo diễn đầy cá tính và  tài năng…là con người của nghệ thuật điện ảnh, có tầm cỡ quốc tế ( Lời giới thiệu) .Trong lễ bế mạc Liên hoan phim Việt Nam lần thứ XI, Tổng thư ký Hiệp hội các nhà phê bình phim quốc tế, ông Klaus Eder, người Đức, đã đánh giá :” Đạo diễn Đặng Nhật Minh là người đã đưa điện ảnh của các bạn đến với thế giới”. Năm 1994, tại Liên hoan phim Nantes (Pháp) , sau khi xem xong phim Trở về của Đặng Nhật Minh, ông Marcel Martin, nhà phê bình phim nổi tiếng Pháp đã nói với đạo diễn Đặng Nhật Minh :” Bây giờ thì anh có thể hội  nhập với điện ảnh thế giới được rồi” ( tr.145-146). Đó cũng  là những “giải thưởng” đích thực nhất.
          Sau câu nói đó, Đặng Nhật Minh khiên tốn nghĩ :” Tôi hiểu câu nói ấy có nghĩa rằng từ nay tôi đã được xếp vào chiếu của làng điện ảnh thế giới. Chiếu dưới thôi. Nhưng được ngồi vào chiếu đó không phải dễ. Muốn ngồi được chiếu trên, chiếu giữa thì khó lắm. Có thể không bao giờ...”(tr.146). Rõ ràng để giành được giải cao tại các cuộc LHP quốc tế như Cannes ( Pháp), Berlin (Đức),Venise (Ý), hay cao hơn được đề cử vào giải Oscar ( Mỹ), thì rõ ràng vô cùng khó. Muốn được thế , ngoài tài năng, tâm huyết, tư tưởng lớn , quan trọng hơn là phải có môi “môi trường điện ảnh” thông thoáng, hội nhập với thế giớii .Chuyện kể trong  Hồi ký điện ảnh Đặng Nhật Minh âu cũng là bài học nóng hổi đối với mọi người trong làng điện ảnh đất nước.
   ————-
          (*):Hồi ký điện ảnh của Đặng Nhật Minh, NXB Văn nghệ ,2005.

ĐẶNG NHẬT MINH SÔNG AN CỰU VẪN THAO THỨC CHẢY ...

Hoàng Kim
foodcrops.vn  (Đặng Nhật Minh sông An Cựu vẫn thao thức chảy..., Hoàng Kim 2011 tư liệu bài viết)

DAYVAHOC. Đặng Nhật Minh "Nằm một mình trong đêm yên tĩnh, tôi có cảm giác như đang nằm giữa những người thân đã khuất. Nhưng họ không ngủ, mà cứ mở mắt chong chong nhìn tôi từ những khung ảnh trên bàn thờ. Trong cái không gian sâu thẳm đó, tôi bỗng nhận ra sự nhiệm mầu của mảnh đất này - xứ Huế. Ngoài kia, sông An cựu vẫn thao thức chảy ..."


CHA MẸ TÔI

Đặng Nhật Minh
Cha mẹ tôi là những người Huế. Quê nội tôi ở An Cựu và quê ngoại ở làng Lại Thế. Tôi nghe Bà tôi kể: đám cưới cha mẹ tôi là một đám cưới chạy tang. Mẹ tôi đã khóc rất nhiều trước khi về nhà chồng để rồi không lâu sau trở lại nhà mình để chịu tang cha. Phải chăng vì sự khởi đầu như vậy nên cuộc sống chung của hai người vui ít buồn nhiều. Chắc chắn cha mẹ tôi đã có những ngày rất hạnh phúc bên nhau, nhưng những ngày ấy rất ngắn ngủi. Sau khi cha tôi quyết định lên đường sang Nhật du học, đi theo tiếng gọi của lý tưởng khoa học, là bắt dầu những chuỗi ngày xa cách chia ly. Tôi thuộc Chinh phụ ngâm trước khi biết Truyện Kiều là do mẹ tôi, bà hay đọc cho tôi nghe từ nhỏ. Lớn lên tôi biết thêm rằng con người ta còn có những lý tưỏng khác nữa như: Giải phóng dân tộc, xây dựng một xã hội công bằng, bác ái, không có người bóc lột người v.v.... Lý tưởng nào cũng đòi hỏi sự hy sinh và nỗi cô đơn của người phụ nữ. Về sau tôi hiểu thêm: lý tưởng cũng như tôn giáo, nó còn đòi hỏi một sự sùng tín nữa, hy sinh không chỉ bản thân mình mà cả những người thân xung quanh mình. Cha mẹ tôi là một trong muôn vàn thí dụ về sự hy sinh như thế.

Những năm 40, việc một người phụ nữ trẻ, ôm một nách 3 con, con nhỏ nhất mới hơn một tuổi, vừa nuôi con vừa hầu hạ bố mẹ chồng, sống cô đơn ròng rã suốt 7 năm trời là một chuyện hy hữu. Sau này trong hai cuộc Kháng chiến trường kỳ của dân tộc vợ chồng xa cách nhau, kẻ Bắc người Nam là chuyện thường tình. Có lẽ chưa ở đâu trên thế giới có nhiều phụ nữ chờ chồng như ở ta. Vợ chờ chồng 10 năm, 20 năm, 30 năm..... Mẹ tôi chờ chồng 7 năm, nhưng 7 năm ấy đối vời bà là một chuỗi ngày dài đằng đẵng. Còn đối với tôi 7 năm ấy là cả một miền ký ức vô tận của tuổi thơ.......

Ngày ấy, sau khi cha tôi lên đường du học, mẹ tôi cùng ba anh em chúng tôi về sống trong ngôi nhà nội tôi tại An Cựu. Tôi chỉ còn giữ lại trong ký ức hình ảnh ông nội tôi như một ông đồ nho đầu búi tó củ hành. Quanh vùng người ta gọi ông là ông Khoá. Có nghĩa ông tôi suốt đời vẫn là một anh học trò... chẳng đỗ đạt bằng cấp gì. Dầu sao được gọi như vậy cũng coi như đựơc xếp vào hạng người có học trong xã hội rồi. Nghe nói ông tôi đã nhiều lần đi thi nhưng không thành, phẫn chí quay ra làm giầu bằng con đường phi thương bất phú và rồi... ông tôi giầu thật, giầu nhất vùng An cựu. Ông tôi quyết chí làm giầu cốt để có tiền nuôi con ăn học, sau này đỗ đạt thành người, rửa cái hận thi cử bất thành của mình. Gọi đó là lý tưởng của ông tôi cũng được. Mà khởi đầu có gì đâu? Chỉ là một sạp hàng trong chợ An cựu của Bà nội tôi. Cơ ngơi chỉ có thế: một cái sạp hàng bán vải. Bây giờ mỗi lần về thăm nhà đi qua chợ An cựu tôi không khỏi cười thầm khi nghĩ: kể từ thời bà nội tôi cho đến nay dễ hơn một thế kỷ, gia đình tôi không lúc nào không có một sạp hàng trong chợ đó. Mẹ tôi một dạo cũng từng ngồi bán vải trong đó và bây giờ con gái ông anh con bác tôi đang ngồi trong đó, cũng bán vải. Có cảm tưởng như gia đình tôi có duyên nợ nào đó từ kiếp trước với cái chợ này, để đến bây giờ cái biển đường phố mang tên cha tôi cứ suốt ngày đau đáu nhìn sang phía cổng chợ. Trong cuộc đời đầy dâu bể con người ta đôi khi cũng cần bấu víu vào những cái gì đó bất biến, không đổi thay. Mà những cái đó thì trong gia đình bên nội tôi có nhiều lắm. Đó là nề nếp của một gia đình theo khổng giáo,lấy chữ hiếu làm đầu, tự bao đời nay được coi là nền tảng bất di bất dịch trong cái thế giới thu nhỏ này. Ông nội tôi mất đi, đến lượt Bác tôi, Bác tôi mất đi đến lượt anh cả con Bác tôi.....hết lớp người này đến lớp người khác bền bỉ duy trì nếp sống đó trong gia đình hệt như những vận động viên chạy tiếp sức truyền nhau một ngọn đuốc. Xin đơn cử một việc mà tôi được chứng kiên từ hồi còn nhỏ đó là lệ cúng trà vào mỗi buổi sáng và mỗi buổi chiều. Từ ngày ông nội rồi bà nội tôi mất,Bác Kế tôi, ngày nào cũng như ngày nào đều đặn đạp xe lên thắp hương cúng trên mộ ông bà tôi rồi mới đến trường Quốc học làm việc (bác tôi là giám thị lâu năm nhất của Trường này). Chiều tan việc xong lại đạp xe lên mộ thắp hương trước khi về nhà. Ngày nắng cũng như ngày mưa, ông bền bỉ giữ trọn đạo Hiếu đối với cha mẹ cho đến khi nhắm mắt xuôi tay. Bây giờ đến lượt anh cả con Bác tôi, và rồi sẽ đến lượt con ông anh tôi....chắc chắn là như vậy. Những ngôi mộ trong nghĩa trang họ Đặng mỗi năm một nhiều thêm và việc hương khói vẫn thế, không hề sao nhãng.

Từ Vỹ Dạ rẽ phải đi qua cầu ông Thượng về làng Lại Thế là đến quê ngoại tôi. Ông ngoại tôi làm Thượng thư dưới triều đình Khải Định. Ông tôi đã xây chiếc cầu này nên cầu có tên là cầu ông Thượng. Ông ngoại tôi có bốn bà, nhưng tôi chỉ biết có bà Ba và bà Tư, hai bà trước qua đời khi tôi còn chưa đẻ. Mẹ tôi là con bà Ba. Mỗi lần được về bên ngoại đối với tôi thực sự là những ngày hội. Chúng làm xáo động cuộc sống bình lặng của tôi trong những ngày sống ở bên nội. Tôi được về với đồng quê, được ngửi mùi thơm của rơm rạ, được sống trong một không gian khác hẳn khung cảnh phố phường ở An Cựu. Các dì các cậu tôi nhiều lắm. Chỉ riêng con bà Ba và Bà Tư cũng đã có tới mười ba người. Ai cũng chiều chuộng, yêu thương tôi. Có một điều tôi không cắt nghĩa nổi tại sao xuất thân trong một gia đình đại quan lại và phong kiến như vậy mà các dì các cậu tôi đều tham gia vào các tổ chức bí mật của Việt minh hoạt động trong nội thành. Cứ mỗi lần có dì hoặc cậu nào bị bắt là mẹ tôi lại đến Cung An định xin Bà Từ Cung can thiệp với Sở mật thám Pháp để họ tha cho. Hẳn là mẹ tôi đã bịa ra đủ thứ lý do để làm mủi lòng bà Hoàng Thái hậu vốn còn chút tình nghĩa với gia đình quan thượng thư ngày nào. Rồi các dì các cậu tôi được tha về để lại tiếp tục hoạt động và rồi lại bị bắt. Tôi không biết mẹ tôi đã xin cho các dì cậu tôi bằng cách như vậy được mấy lần rồi thôi. Tôi chỉ nhớ một hôm mẹ tôi mặc quần áo sạch sẽ cho tôi rồi dắt tôi đi theo vào Đại nội. Qua rất nhiều tầng cửa có lính gác, cuối cùng mẹ tôi dắt tôi đi dọc theo một dẫy xà lim dài... dừng lại bên một khung cửa vuông nhỏ. Một gương mặt hốc hác bầm tím hiện ra sau ô cửa. Tôi giật mình nhận ra cậu Long em mẹ tôi. Tôi đau nhói trong tim nhưng không khóc được. Mẹ tôi đưa qua ô cửa những ổ bánh mỳ cùng thức ăn khô, hỏi han cậu tôi. Cậu tôi cố gượng cười để mẹ tôi yên lòng, rồi cúi xuống nhìn tôi. Hơn 50 năm qua ánh mắt ấy, gương mặt sau ô cửa xà lim ngày ấy vẫn còn ám ảnh tôi, theo suốt cả cuộc đời tôi. Đối với tôi đó là gương mặt của Lương tâm, của Phẩm giá và Nhân cách.

Tuổi thơ tôi cứ như vậy trôi đi giữa hai miền nội ngoại - An Cựu và Lại Thế. Hết 4 năm tiểu học ở Trường An cựu tôi vào Trường Khải định, đã bắt đầu biết ngẩn ngơ nhìn sang tường bên kia Trường Đồng Khánh mỗi khi tan trường. Chẳng có gì biến động lớn lao ngoại trừ cái đêm toàn quốc Kháng chiến nổi lửa đốt khách sạn Morin sáng rực cả một góc trời. Rồi những ngày lênh đênh trên thuyền cùng bên ngoại tản cư ra tận phá Tam Giang, mà đối với tuổi thơ vô tư của tôi như một cuộc du ngoạn dài. Mặt trận Huế vỡ, gia đình ngoại tôi lại trở về Lại Thế, trở thành cơ sở bí mật của thành uỷ Thuận hoá, còn mẹ con chúng tôi lại trở về bên nội. Tôi lại tiếp tục đi học. Nhưng cuộc sống tưởng chừng bất biến ấy đã một lần xáo động, xáo động đến nỗi không một ai trong gia đình tôi dù có giầu tưởng tượng đến mấy cũng không thể ngờ tới.

Đó là vào một buổi tối năm 1950.... một người đàn ông đến tìm gặp mẹ tôi tại nhà với vẻ mặt đầy bí ẩn. Tôi nhận ra ngươì đó là bác thợ cạo vẫn ngồi dưới gốc cây đa trước Miễu Đại càng, nơi tôi thường hay ra cắt tóc. Người đàn ông đó gặp mẹ tôi chưa đầy 5 phút rồi cáo lui. Ông đến rồi đi như một cái bóng. Về sau tôi mới biết rằng đêm đó người thợ cắt tóc, một cơ sở bí mật trong thành phố, đã chuyển đến tận tay cho mẹ tôi một bức thư của cha tôi viết từ Chiến khuViệt Bắc. Tôi không được chứng kiến giây phút đó nhưng có thể hình dung hết được sự ngạc hiên mừng rỡ như thế nào của mẹ tôi khi bà nhận ra nét chữ quen thuộc của chồng mình sau hơn một năm bặt vô âm tín. Thì ra ông không còn ở Nhật nữa. Ông đã trở về vùng tự do theo Kháng chiến và bây giờ đang nóng lòng chờ gặp mẹ tôi cùng 3 anh em chúng tôi. Điều bất ngờ nhất đối với họ hàng trong gia đình tôi là việc cha tôi, một người chỉ biết có kính hiển vi và phòng thí nghiệm, bỗng nhiên đi theo Việt Minh, theo Kháng chiến. Còn mẹ tôi hẳn không băn khoăn lắm về điều đó. Bà chỉ nóng lòng chờ cơ sở bí mật đến bắt liên lạc để tổ chức vượt thành, đi gặp chồng. Cơ sở bí mật được giao làm việc đó không phải ai khác chính là cậu tôi, người mà mẹ tôi và tôi đã từng đi thăm trong xà lim Đại nội ngày nào. Vậy là vào một ngày đã định, mẹ tôi cùng 3 anh em chúng tôi xin phép ông bà cùng họ hàng bên nội, lên một chiếc xe kéo để về quê ngoại ăn kỵ. Thực ra không có kỵ giỗ nào cả. Ngay khuya hôm ấy 3 du kích địa phuơng đến đón bốn mẹ con chúng tôi đi. Tôi và mẹ tôi đi bộ còn hai em gái tôi có ngưòi cõng trên lưng. Trong đêm tối chúng tôi lẳng lặng đi theo sau những người dẫn đường. Một lần chúng tôi phải dừng lại nằm chờ bên một con đường nhựa, cách không xa một lô cốt địch. Chúng tôi giữ im lặng tuyệt đối để rồi lát sau chạy vụt qua đường khi có người ra hiệu. Tảng sáng chúng tôi đã đến bên bờ một con suối rộng. Bên kia là Chiến khu Dương Hoà, vùng tự do của ta. Nhưng từ đây đến Việt Bắc, chỗ cha tôi ở còn xa lắm. Phải 3 tháng sau mới có cuộc trùng phùng. Mẹ tôi được trang bị một giấy giới thiệu của Uỷ Ban Kháng chiến Tỉnh Thưa thiên với nội dung: Bà Tôn nữ thị Cung trên đường đi gặp chồng là Bác sỹ Đặng Văn Ngữ đề nghị các cấp địa phương hết lòng giúp đỡ. Mẹ tôi giữ nó trong người như lá bùa hộ mệnh. Cứ từng chặng giao liên một, mẹ tôi lại chìa lá bùa đó ra. Địa phương lại cử dân quân dẫn đường và địu 2 em gái tôi (một lên 8 và một lên 10) đi tiếp. Tôi sẽ không kể ra đây về những ngày trèo đèo lôi suối qua Liên Khu Ba để ra Khu IV, rồi từ Khu IV ra Việt Bắc của mấy mẹ con chúng tôi vì đó là chuyện quá quen thuộc đối với bất cứ người nào đã qua hai cuộc Kháng chiến. Nhưng đối với mẹ tôi và ba anh em tôi ngày ấy là một chiến công. Tôi còn nhớ như in giây phút khi Cha mẹ tôi gặp nhau bên bờ suối ở Chiêm hoá, Tỉnh Tuyên quang, sau 7 năm xa cách. Cha tôi từ trên đồi chạy xuống còn mẹ tôi thì quay lưng đi, lội dọc theo con suối nhỏ.... Bà đã mong đợi bao lâu giây phút này nhưng khi nó đến thì bà lại không đủ can đảm để đón nhận nó. Bà đã quá mệt mỏi vì đợi chờ, vì lặn lội đường xa....vì đủ mọi gian truân vất vả không thể nào kể xiết trong những ngày xa cách.

Tiếp theo là những ngày hạnh phúc của sum họp, đoàn viên. Cha tôi mải mê với công việc chế tạo ra nước lọc Penicilline để cứu chữa những vết thương cho bộ đội ngoài mặt trận, giảng dậy cho khoá sinh viên 52 của Trường Y khoa Kháng chiến. Để được gần gũi cha tôi nhiều hơn mẹ tôi vào làm xét nghiệm viên trong phòng bào chế Penicilline của cha tôi.

Cha tôi là người Huế, thành phần Tiểu tư sản trí thức. Mẹ tôi là ngươì Huế, thành phần quan lại phong kiến. Cả hai đều đi theo Cách mạng. Khởi đầu do cha tôi trong những ngày du học ở Nhật tình cờ đọc được lời kêu gọi toàn quốc Kháng chiến của Chủ tịch Hồ chí Minh, bèn từ bỏ tất cả công việc nghiên cứu khoa học để về nước tham gia vào sự nghiệp chung của dân tộc. Cha tôi đã từ Nhật bản đáp tầu thuỷ về Thái lan, tìm gặp đại diện của Chính phủ ta ỏ Bangkok để xin về nước tham gia Kháng chiến, chẳng có một tổ chức nào giới thiệu, móc nối. Ông làm việc đó như một lẽ tự nhiên, chỉ vì một động cơ duy nhất: Lòng yêu nước. Biết bao vinh quang và khổ ải trên con đường đi theo lý tưởng của một người trí thức yêu nước. Đôi khi tôi tự hỏi không biết những người như cha mẹ tôi đã phải tự kiểm điểm những gì trong những cuộc chỉnh huấn trên Việt Bắc vào năm 1954 ? Không biết họ có phải ân hận về xuất thân thành phần giai cấp của mình để được coi là thành khẩn và điêù đó có nhọc nhằn lắm đối với cha mẹ tôi không? Những điều đó tôi hoàn toàn không được biết. Tôi chỉ được nghe kể rằng mẹ tôi chỉnh huấn rất thành khẩn, được biểu dương trong lớp, còn cha tôi thì chỉ im lặng, ít nói. Không lâu sau khi tham dự lớp chỉnh huấn đợt một thì mẹ tôi qua đời. Khi bà hôn mê, cha tôi đang tham dự lớp chỉnh huấn đợt hai. Tôi đã không có trong mặt trong giờ phút lâm chung của mẹ tôi. Lúc đó tôi đang học mãi tận Nam Ninh bên Trung quốc. Sau này tôi nghe Dì tôi kể lại rằng mẹ tôi hôn mê ba ngay ba đêm liền chờ cha tôi về mới trút hơi thở cuối cùng. Là bác sỹ nhưng ông đành bó tay bất lực vì đã quá muộn. Cha tôi nằm bên xác mẹ tôi suốt một đêm, rồi sáng hôm sau chôn mẹ tôi ngay trên nền nhà trước khi rời Việt bắc để về tiếp quản thủ đô. Đó là tổn thất lớn nhất của gia đình chúng tôi trong cuộc Kháng chiến lần thứ nhất. Những ngày sau hoà bình lập lại ở Miền Bắc công việc chính của cha tôi là tiêu diệt bệnh sốt rét. Cha tôi lại lặn lội trở về với những khu căn cứ địa cũ như Tuyên quang, Thái nguyên, Bắc cạn, Lào cai... để thực hiện một chương trình chống sốt rét toàn diện và quy mô chưa từng có. Sau 10 năm thực hiện chương trình, bệnh sốt rét căn bản đã bị đẩy lùi trên Miền Bắc nước ta. Trong những ngày ấy cha tôi luôn mang trong lòng nỗi nhớ không nguôi về mảnh đất chôn nhau cắt rốn của mình - xứ Huế. Ông luôn nuôi hy vọng trở về gặp lại Bà nội tôi, lúc đó đã cao tuổi lắm rồi, dù chỉ một lần. Nhưng đến ngày đất nước thông nhất có thể về được thì ông đã không còn. Ông đã mất trước đó 8 năm trong một trận bom B52 ở phía Tây Phong điền Tỉnh Thừa thiên. Ông cùng đồng nghiệp vào đây để nghiên cứu vacxin chống sốt rét cho bộ đội. Ông chưa tìm ra được vacxin miễn dịch sốt rét cho họ thì ông đã chia xẻ với họ cái chết. Ông nằm trên Trường sơn lặng lẽ suốt hai mươi năm cho đến khi tình cờ một người tiều phu phát hiện được mộ ông như mộ một ngưòi lính vô danh. Người ta đưa di hài ông về Nghĩa trang liệt sỹ xã Phong Mỹ và mãi năm năm sau anh em chúng tôi mới biết để đưa cha mình về nghĩa trang họ Đặng trên núi Ngự Bình. Sau 46 năm xa cách cha mẹ tôi cuối cùng đã về bên nhau.

Đầu Xuân Nhâm Ngọ nhà văn Nguyễn Khải từ Thành phố Hồ Chí Minh gửi bưu điện ra tặng tôi một cuốn sách mới của anh có tựa đề Sống ở đời. Lật bìa sách ở trang đầu tôi đọc giòng chữ ông viết: Rất quý mến tặng Đặng Nhật Minh một cuốn sách tôi rất thích (nhất là truyện Danh dự). Khỏi phải nói, tôi liền đọc ngay một mạch truyện Danh dự. Chuyện kể về một người hàng xóm trước đây của nhà văn trong Khu tập thể quân đội ngoài Bãi Phúc xá ven sông Hồng. Anh có tên là Quang, Thiếu tá Cục quân báo, người Huế, xuất thân từ tầng lớp thượng lưu. Cha là Bố chánh, ông nội là Thượng thư. Bản thân từng học trường giòng Providence ở Huế cho đến hết bậc tú tài. Quang tham gia cách mạng từ cuối năm 1945 làm công tác quân báo. Nhà văn Nguyễn Khải đã đem mình ra so sánh với nhân vật Quang một cách rất thật thà: ông đi bộ đội chỉ vì một tính toán rất tầm thường: không vào bộ đội sớm thì chết đói! Còn Quang nếu không đi theo Cách mạng thì vẫn là một công tử con ông cháu cha,ăn sung mặc sướng, vẫn có chỗ ngồi đàng hoàng trong xã hội cũ. Đến năm 1962 thì Quang được quân đội cho chuyển ngành sang làm công tác nghiên cứu ở Bộ Ngoại thương (chắc vì gốc gác thành phần không thích hợp cho việc tiếp tục ở lại trong quân ngũ). Nhưng rồi đến năm 1964 Quang lại được trên điều trở về lại quân đội. Anh được cử vào Nam làm nhiệm vụ của một tình báo viên cắm sâu trong lòng địch để khai thác những tin tức bí mật. Với giấy tờ giả mạo Quang vào hoạt động ở Sài Gòn. Giữa nơi đầy hiểm nguy rình rập đó Quang đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình bằng sự che chở, tiếp tay của họ hàng bà con xa gần, của bạn học cũ mà tất cả đều xuất thân như anh, từ những gia đình trí thức, quan lại. Rồi Quang bị bắt và những người từng giúp anh cũng bị đưa ra tòa án binh Sài gòn trong vụ án đặc biệt xử nhóm trí thức có liên hệ với cộng sản Bắc Việt. Quang mỉm cười sau khi nghe Toà tuyên án chung thân rồi nói với phóng viên Hãng thông tấn AFP bằng tiếng Pháp: Dans deux ans je reviendrai au Dinh Độc lập (hai năm nữa tôi se trở lại Dinh Độc lập). Đọc xong truyện này tôi ngờ rắng đây là câu chuyện có thật, nhân vật Quang là nhân vật có thật. Tôi biết nhà văn Nguyễn Khải bao giờ cũng chỉ viết về những người và nhũng việc có thật. Ông không bịa được vì như ông từng nói: Thực tình người viết văn chẳng bịa được cái gì lạ hơn những biên hoá của mỗi mỗi gia đình trong hơn mười năm qua...

Tôi đem cuốn sách đến cho dì tôi đọc. Dì Toản là em mẹ tôi, từng là nữ sinh Đồng khánh, cũng thuộc tầng lớp như Quang, cũng hoạt động ở Huế. Đọc xong dì tôi cười bảo tôi: anh Quang này thì dì không biết, chắc tác giả giấu tên. Nhưng những người mà Quang móc nối để hoạt động vì để tên thật nên dì biết, họ đều là bạn của dì cả. Bây giờ họ đều sống ở Thành phố Hồ Chí Minh, một vài người sống ở nước ngoài.

Năm 1985 Quang về hưu, hưởng lương hưu trung tá. Đến đầu năm 1991 thì vào bệnh viện vì bị ung thư hạch. Khi nhà văn Nguyễn Khải vào thăm, ông mỉm cười tâm sự: Phận sự làm người đã xong, danh dự làm người trải qua nhiều thử thách không hề bị hoen ố, con cái đã trưởng thành, chí nguyện một đời nói cho cùng là mãn nguyện. Tiền không cần, danh không cần, còn cần gì nữa nào? Hết! Không còn gì phải tiếc nuối cả. Tôi nghĩ, cha mẹ tôi, và cả cậu tôi nữa (người cậu liệt sỹ bị giam trong xà lim ngày nào) nếu còn sống chắc họ cũng nói như vậy. Cái động lực gì đã thôi thúc những con người ấy trong cả cuộc đời, theo Nguyễn Khải ấy là Danh dự. Ông viết: Người ta sống không chỉ vì sự an toàn, mà còn phải sống trong danh dự. Không nói đén danh dự thật tình không có gì để nói để viết về con người cả, con người của hôm qua và con người của bây giờ. Có thể nói đó là Danh dự hay là Nhân cách cũng đựoc. Bởi vì có Nhân cách con người mới biết sống trong Danh dự. Nhân cách là sản phẩm của văn hoá và giáo dục. Nó không phải là sản phẩm riêng của một giai tầng nào. Nó như một loài hoa chỉ mọc trên mảnh đất được chăm bón bởi những giá trị bền vững của đạo đức.

Cách đây 6 năm có dịp sang Nhật, tôi đã lần tìm lại dấu vết của cha tôi trong những ngày du hoc tại đây. Tôi gặp được một vài người từng quen biết cha tôi như bà Seino, trợ lý cho cha tôi trong phòng thí nghiệm, Kỹ sư Lê văn Quý ở cùng một phòng trong Đông kinh học xá cùng cha tôi trong suốt 6 năm. Tôi được nghe kể rất nhiều mẩu chuyện cảm động về cha mình. Cuối cùng tôi được giơí thiệu đến gặp Giáo sư Tomio Takeuchi, Viện trưởng Viện Hoá vi sinh Tokyo. Trên đường đi bà Seino nói với tôi: Giáo sư Takeuchi là một bác học rất nổi tiếng ở Nhật. Ở Nhật bản này ông được xếp vào hạng người bất tử, nghĩa là được làm việc cho đến hết đời không phải về hưu. Giáo sư Takeuchi ân cần tiếp tôi trong phòng khách của Viện. Ông cho biết đã từng làm việc với cha tôi tại Trường Đại học Y khoa Tokyo trong 3 năm trước khi Nhật đầu hàng đồng minh. Rồi ông nói: Nhưng tôi chỉ là đàn em của cha anh thôi. Hồi đó cha anh đã có nhiều công trình nghiên cứu được đánh giá cao trong giới Y học. Có một số công trình tôi viết chung với cha anh, nhưng tên ông bao giờ cũng để trên tên tôi. Ông là bậc đàn anh của tôi. Công việc nghiên cứu của ông đang tiến triển rất thuận lợi, không hiểu sao ông lại bỏ dở tất cả để về nước. Sau này nghe tin ông mất chúng tôi rất thương tiếc..... Giáo sư kể tiếp: Mà cũng lạ. Hồi ấy người Mỹ cũng đã bất đầu biết đến cha anh, mời cha anh cộng tác với họ, nhưng rồi cha anh cũng từ chối. Tôi nghĩ ông có điều gì thôi thúc lắm ở bên trong. Tôi nghĩ thầm: Giáo sư không hiểu tại sao cha tôi lại bỏ tất cả để về nước ư? Thưa Giáo sư, là vì cha tôi không muốn làm nguời đứng ngoài cuộc trong cuộc chiến đấu thần thánh của dân tộc mình. Nhân cách của cha tôi không cho phép ông làm như vậy. Ông cũng biết rằng nếu ông tiếp tục ở lại Nhật bản làm việc cùng giáo sư thì con đường khoa học của ông hẳn cũng rực rỡ như của giáo sư bây giờ. Nhưng ông đã chọn cho mình con đường khác, và đó có lẽ là một đặc điểm nổi bật nhất của người trí thức Viêt Nam.

Năm nào tôi cũng về Huế thăm gia đình. Mỗi lần về anh chị tôi đều dành cho tôi cả căn gác trên tầng 2 để nghỉ ngơi. Nơi đó trước đây là nơi ở của ông bà nội tôi, rồi đến vợ chồng ông Bác, anh cả của cha tôi. Căn gác bây giờ chỉ dành làm nơi thờ cúng. Nằm một mình trong đêm yên tĩnh, tôi có cảm giác như đang nằm giữa những ngưòi thân đã khuất. Nhưng họ không ngủ, mà cứ mở mắt chong chong nhìn tôi từ những khung ảnh trên bàn thờ. Trong cái không gian sâu thẳm đó, tôi bỗng nhận ra sự nhiệm mầu của mảnh đất này - xứ Huế. Ngoài kia, sông An cựu vẫn thao thức chẩy........


Đã đăng trên Tạp chí Sông Hương số 161, tháng 7/2002

Theo viet-studies
*

ĐẶNG NHẬT MINH

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Đặng Nhật Minh (sinh năm 1938) là đạo diễn nổi tiếng của nền điện ảnh Việt Nam với những bộ phim như Cô gái trên sông, Thương nhớ đồng quê, Mùa ổi... Đặc biệt với phim Bao giờ cho đến tháng Mười được nhiều hãng thông tấn đánh giá là một trong những phim hay nhất châu Á mọi thời đại. Hầu hết các bộ phim do ông làm đạo diễn đã đoạt nhiều giải thưởng tại các liên hoan phim trong và ngoài nước. Ông từng giữ chức vụ tổng thư ký Hội Điện ảnh Việt Nam và được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân. Năm 2007, ông được Nhà nước Việt Nam phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh chuyên ngành điện ảnh.
Đặng Nhật Minh sinh năm 1938 tại Huế. Thân phụ ông là bác sĩ Đặng Văn Ngữ nên ông đã có ý định theo học ngành y để nối nghiệp cha. Tuy nhiên ông lại chỉ bắt đầu công việc bằng vai trò biên dịch cho các phim nói tiếng Nga, rồi đến phiên dịch cho các lớp đào tạo điện ảnh của Liên Xô dành cho người Việt. Đến năm 1965, ông bắt đầu làm bộ phim đầu tay, một bộ phim tài liệu về các kĩ sư địa chất.

Năm 2007, ông được Nhà nước Việt Nam phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh chuyên ngành điện ảnh.[1] Trước đó, năm 1996, thân phụ ông cũng được truy tặng Giải thưởng này trong lĩnh vực Y học. Đây là trường hợp rất hiếm có cho đến nay của lịch sử giải thưởng cao quý này.

Năm 2009, phim Đừng đốt do ông đạo diễn nói về liệt sĩ Đặng Thùy Trâm công chiếu tại liên hoan phim quốc tế thường niên lần thứ 19 diễn ra ở Fukuoka, Nhật Bản đã đoạt được giải do khán giả bình chọn. Bộ phim này cũng đã được công chiếu vào cuối tháng 4 tại Việt Nam và liên hoan phim quốc tế ASEM tại Hà Nội vào giữa tháng 5.[2]
Tham khảo
Hồi ký điện ảnh - Đặng Nhật Minh
^ Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật năm 2007, VietNamNet, 13 tháng 2 năm 2007
^ Đừng đốt đoạt giải tại LHP Fukuoka trên vnexpress
Đặng Nhật Minh trên Internet Movie Database
Đặng Nhật Minh
NSND Đặng Nhật Minh giản dị mà bí ẩn

ĐẶNG NHẬT MINH SÔNG AN CỰU VẪN THAO THỨC CHẢY ... (2)

Hoàng Kim

DẠY VÀ HỌC. Đặng Nhật Minh "Nằm một mình trong đêm yên tĩnh, tôi có cảm giác như đang nằm giữa những người thân đã khuất. Nhưng họ không ngủ, mà cứ mở mắt chong chong nhìn tôi từ những khung ảnh trên bàn thờ. Trong cái không gian sâu thẳm đó, tôi bỗng nhận ra sự nhiệm mầu của mảnh đất này - xứ Huế. Ngoài kia, sông An cựu vẫn thao thức chảy ...". Báo Mới đăng bài "Mẹ và Cha cuộc chia li vĩnh viễn ...". Bài viết có hình ảnh vợ chồng Giáo sư Đặng Văn Ngữ với những thông tin mới bổ sung thêm cho bài "Cha mẹ tôi" trước đó.  Lời kết của bài viết vẫn vậy "... Ngoài kia, sông An Cựu vẫn thao thức chảy ...". Thế nhưng theo tôi, tựa đề bài báo của Báo Mới: "ĐD Đặng Nhật Minh: Mẹ và Cha cuộc chia li vĩnh viễn ...", tôi e tựa đề đó chưa nói đúng góc tâm linh của người đã khuất và đạo diễn Đặng Nhật Minh. Họ như chưa hề có cuộc chia li, họ không chia li vĩnh viễn mà họ họ trở về vĩnh viễn ... Con người đó, nhân cách đó, dòng họ đó, con người đã khuyến khích Lương Định Của con đường lúa gạo học tiếp tiến sĩ và trở về Tổ Quốc phục vụ kháng chiến nhất định sẽ trường tồn và phát triển.  Đó là sự trở về vĩnh viễn ...
ĐD ĐẶNG NHẬT MINH "MẸ VÀ CHA CUỘC CHIA LI VĨNH VIỄN ..."
DD Dang Nhat Minh: Me va Cha, cuoc chia ly vinh vien...

- "Phút gặp mặt sau 7 năm xa cách. Cha tôi từ trên đồi chạy xuống còn mẹ tôi quay lưng đi, lội dọc theo con suối nhỏ… Bà đã mong đợi bao lâu giây phút này nhưng khi nó đến, bà lại không đủ can đảm để đón nhận nó" - Đạo diễn Đặng Nhật Minh.
Gặp mặt
Tôi và mẹ tôi đi bộ còn hai em gái tôi có người cõng trên lưng. Trong đêm tối chúng tôi lẳng lặng đi theo sau những người dẫn đường. Một lần chúng tôi phải dừng lại nằm chờ bên một con đường nhựa, cách một lô cốt địch không xa. Chúng tôi giữ im lặng tuyệt đối để rồi lát sau chạy vụt qua đường khi có người ra hiệu. Tảng sáng chúng tôi đã đến bên bờ một con suối rộng. Bên kia là Chiến khu Dương Hòa, vùng tự do của ta. Nhưng từ đây đến Việt Bắc, chỗ cha tôi ở còn xa lắm. Phải 3 tháng sau mới có cuộc trùng phùng. Mẹ tôi được cấp một giấy giới thiệu của Ủy Ban Kháng chiến Tỉnh Thừa Thiên: Bà Tôn Nữ Thị Cung trên đường đi gặp chồng là Bác sỹ Đặng văn Ngữ đề nghị các cấp địa phương hết lòng giúp đỡ. Mẹ tôi giữ nó trong người như lá bùa hộ mệnh. Cứ tới mỗi chặng giao liên, mẹ tôi lại chìa lá bùa đó ra. Địa phương lại cử dân quân dẫn đường và địu 2 em gái tôi (một lên 8 và một lên 10) đi tiếp.
Tôi sẽ không kể ra đây về những ngày trèo đèo lôi suối qua Liên u Ba rền để ra Khu IV , rồi từ Khu IV ra Việt Bắc của mấy mẹ con chúng tôi vì đó là chuyện quá quen thuộc đối với bất cứ người nào đã qua hai cuộc Kháng chiến. Nhưng đối với mẹ tôi và ba anh em tôi ngày ấy là một chiến công.
Tôi còn nhớ như in giây phút khi Cha mẹ tôi gặp nhau bên bờ suối ở Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang, sau 7 năm xa cách. Cha tôi từ trên đồi chạy xuống còn mẹ tôi thì quay lưng đi, lội dọc theo con suối nhỏ…
Bà đã mong đợi bao lâu giây phút này nhưng khi nó đến, bà lại không đủ can đảm để đón nhận nó. Bà đã quá mệt mỏi vì đợi chờ, vì lặn lội đường xa, vì đủ mọi gian truân vất vả không thể nào kể xiết trong những ngày xa cách.
Tiếp theo là những ngày hạnh phúc của sum họp, đoàn viên. Cha tôi mải mê với công việc chế tạo ra nước lọc Penicilline để cứu chữa những vết thương cho bộ đội ngoài mặt trận, giảng dạy cho khóa sinh viên 52 của Trường Y khoa Kháng chiến. Để được gần gũi cha tôi nhiều hơn mẹ tôi vào làm xét nghiệm viên trong phòng bào chế Penicilline của cha tôi.

Mẹ mất

Cha tôi là người Huế, thành phần Tiểu tư sản trí thức. Mẹ tôi là người Huế, thành phần quan lại phong kiến. Cả hai đều đi theo Cách mạng. Khởi đầu do cha tôi trong những ngày du học ở Nhật tình cờ đọc được lời kêu gọi toàn quốc Kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bèn từ bỏ tất cả công việc nghiên cứu khoa học để về nước tham gia vào sự nghiệp chung của dân tộc. Cha tôi đã từ Nhật bản đáp tàu thủy về Thái Lan, tìm gặp đại diện của Chính phủ ta ở Bangkok để xin về nước tham gia Kháng chiến, chẳng có một tổ chức nào giới thiệu, móc nối. Ông làm việc đó như một lẽ tự nhiên, chỉ vì một động cơ duy nhất: Lòng yêu nước.
Biết bao vinh quang và khổ ải trên con đường đi theo lý tưởng của một người trí thức yêu nước. Đôi khi tôi tự hỏi không biết những người như cha mẹ tôi đã phải tự kiểm điểm những gì trong những cuộc chỉnh huấn trên Việt Bắc vào năm 1954? Không biết họ có phải ân hận về xuất thân thành phần giai cấp của mình để được coi là thành khẩn và điều đó có nhọc nhằn lắm đối với cha mẹ tôi không? Những điều đó tôi hoàn toàn không được biết.
Tôi chỉ được nghe kể rằng mẹ tôi chỉnh huấn rất thành khẩn, được biểu dương trong lớp. Còn cha tôi chỉ im lặng, ít nói. Không lâu sau khi tham dự lớp chỉnh huấn đợt một thì mẹ tôi qua đời. Khi bà hôn mê, cha tôi đang tham dự lớp chỉnh huấn đợt hai. Tôi đã không có trong mặt trong giờ phút lâm chung của mẹ tôi. Lúc đó tôi đang học mãi tận Nam Ninh bên Trung Quốc.
Sau này, tôi nghe Dì tôi kể lại rằng mẹ tôi hôn mê ba ngay ba đêm liền chờ cha tôi về mới trút hơi thở cuối cùng. Là bác sỹ nhưng ông đành bó tay bất lực vì đã quá muộn. Cha tôi nằm bên xác mẹ tôi suốt một đêm, rồi sáng hôm sau chôn mẹ tôi ngay trên nền nhà trước khi rời Việt Bắc để về tiếp quản thủ đô. Đó là tổn thất lớn nhất của gia đình chúng tôi trong cuộc Kháng chiến lần thứ nhất.

"Người lính vô danh"
Những ngày sau hòa bình lập lại ở Miền Bắc công việc chính của cha tôi là tiêu diệt bệnh sốt rét. Cha tôi lại lặn lội trở về với những khu căn cứ địa cũ như Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Lào Cai... để thực hiện một chương trình chống sốt rét toàn diện và quy mô chưa từng có. Sau 10 năm thực hiện chương trình, bệnh sốt rét căn bản đã bị đẩy lùi trên Miền Bắc nước ta.
Trong những ngày ấy cha tôi luôn mang trong lòng nỗi nhớ không nguôi về mảnh đất chôn nhau cắt rốn của mình - xứ Huế. Ông luôn nuôi hy vọng trở về gặp lại Bà nội tôi, lúc đó đã cao tuổi lắm rồi, dù chỉ một lần. Nhưng đến ngày đất nước thống nhất có thể về được thì ông đã không còn.
Ông đã mất trước đó 8 năm trong một trận bom B52 ở phía Tây Phong Điền Tỉnh Thừa Thiên. Ông cùng đồng nghiệp vào đây để nghiên cứu vaccine chống sốt rét cho bộ đội. Ông chưa tìm ra được vaccine miễn dịch sốt rét cho họ thì ông đã chia xẻ với họ cái chết. Ông nằm trên Trường Sơn lặng lẽ suốt hai mươi năm cho đến khi tình cờ một người tiều phu phát hiện được mộ ông như mộ một người lính vô danh. Người ta đưa di hài ông về Nghĩa trang liệt sỹ xã Phong Mỹ và mãi năm năm sau anh em chúng tôi mới biết để đưa cha mình về nghĩa trang họ Đặng trên núi Ngự Bình. Sau 46 năm xa cách cha mẹ tôi cuối cùng đã về bên nhau.

Danh dự

Đầu Xuân Nhâm Ngọ nhà văn Nguyễn Khải từ Thành phố Hồ chí Minh gửi bưu điện ra tặng tôi một cuốn sách mới của anh có tựa đề Sống ở đời. Lật bìa sách ở trang đầu tôi đọc giòng chữ ông viết: Rất quý mến tặng Đặng Nhật Minh một cuốn sách tôi rất thích (nhất là truyện Danh dự). Khỏi phải nói, tôi liền đọc ngay một mạch truyện Danh dự.
Chuyện kể về một người hàng xóm trước đây của nhà văn trong Khu tập thể quân đội ngoài Bãi Phúc xá ven sông Hồng. Anh có tên là Quang, Thiếu tá Cục quân báo, người Huế, xuất thân từ tầng lớp thượng lưu. Cha là Bố chánh, ông nội là Thượng thư. Bản thân từng học trường giòng Providence ở Huế cho đến hết bậc tú tài. Quang tham gia cách mạng từ cuối năm 1945 làm công tác quân báo. Nhà văn Nguyễn Khải đã đem mình ra so sánh với nhân vật Quang một cách rất thật thà: ông đi bộ đội chỉ vì một tính toán rất tầm thường: không vào bộ đội sớm thì chết đói! Còn Quang, nếu không đi theo Cách mạng thì vẫn là một công tử con ông cháu cha, ăn sung mặc sướng, vẫn có chỗ ngồi đàng hoàng trong xã hội cũ. Đến năm 1962, Quang được quân đội cho chuyển ngành sang làm công tác nghiên cứu ở Bộ Ngoại thương (chắc vì gốc gác thành phần không thích hợp cho việc tiếp tục ở lại trong quân ngũ).
Nhưng rồi đến năm 1964, Quang lại được trên điều trở về lại quân đội. Anh được cử vào Nam làm nhiệm vụ của một tình báo viên cắm sâu trong lòng địch để khai thác những tin tức bí mật. Với giấy tờ giả mạo Quang vào hoạt động ở Sài Gòn. Giữa nơi đầy hiểm nguy rình rập đó, Quang đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình bằng sự che chở, tiếp tay của họ hàng bà con xa gần, của bạn học cũ mà tất cả đều xuất thân như anh, từ những gia đình trí thức, quan lại.
Rồi Quang bị bắt và những người từng giúp anh cũng bị đưa ra tòa án binh Sài Gòn trong vụ án đặc biệt xử nhóm trí thức có liên hệ với cộng sản Bắc Việt. Quang mỉm cười sau khi nghe Tòa tuyên án chung thân rồi nói với phóng viên Hãng thông tấn AFP bằng tiếng Pháp: Dans deux ans je reviendrai au Dinh Độc Lập (hai năm nữa tôi sẽ trở lại Dinh Độc Lập).
Đọc xong truyện này tôi ngờ rắng đây là câu chuyện có thật, nhân vật Quang là nhân vật có thật. Tôi biết nhà văn Nguyễn Khải bao giờ cũng chỉ viết về những người và nhũng việc có thật. Ông không bịa được vì như ông từng nói: Thực tình người viết văn chẳng bịa được cái gì lạ hơn những biến hóa của mỗi mỗi gia đình trong hơn mười năm qua...
Tôi đem cuốn sách đến cho dì tôi đọc. Dì Toản là em mẹ tôi, từng là nữ sinh Đồng khánh, cũng thuộc tầng lớp như Quang, cũng hoạt động ở Huế. Đọc xong dì tôi cười bảo tôi: anh Quang này thì dì không biết, chắc tác giả giấu tên. Nhưng những người mà Quang móc nối để hoạt động vì để tên thật nên dì biết, họ đều là bạn của dì cả. Bây giờ họ đều sống ở Thành phố Hồ chí Minh, một vài người sống ở nước ngoài.
Năm 1985, Quang về hưu, hưởng lương hưu trung tá. Đến đầu năm 1991 thì vào bệnh viện vì bị ung thư hạch. Khi nhà văn Nguyễn Khải vào thăm, ông mỉm cười tâm sự: Phận sự làm người đã xong, danh dự làm người trải qua nhiều thử thách không hề bị hoen ố, con cái đã trưởng thành, chí nguyện một đời nói cho cùng là mãn nguyện. Tiền không cần, danh không cần, còn cần gì nữa nào? Hết! Không còn gì phải tiếc nuối cả.
Tôi nghĩ, cha mẹ tôi, và cả cậu tôi nữa (người cậu liệt sỹ bị giam trong xà lim ngày nào) nếu còn sống chắc họ cũng nói như vậy. Cái động lực gì đã thôi thúc những con người ấy trong cả cuộc đời, theo Nguyễn Khải ấy là Danh dự.
Ông viết: Người ta sống không chỉ vì sự an toàn, mà còn phải sống trong danh dự. Không nói đến danh dự thật tình không có gì để nói để viết về con người cả, con người của hôm qua và con người của bây giờ. Có thể nói đó là Danh dự hay là Nhân cách cũng được. Bởi vì có Nhân cách con người mới biết sống trong Danh dự. Nhân cách là sản phẩm của văn hóa và giáo dục. Nó không phải là sản phẩm riêng của một giai tầng nào. Nó như một loài hoa chỉ mọc trên mảnh đất được chăm bón bởi những giá trị bền vững của đạo đức.
Cách đây 6 năm có dịp sang Nhật, tôi đã lần tìm lại dấu vết của cha tôi trong những ngày du hoc tại đây. Tôi gặp được một vài người từng quen biết cha tôi như Bà Seino, trợ lý cho cha tôi trong phòng thí nghiệm, Kỹ sư Lê văn Quý ở cùng một phòng trong Đông kinh học xá cùng cha tôi trong suốt 6 năm. Tôi được nghe kể rất nhiều mẩu chuyện cảm động về cha mình. Cuối cùng tôi được giới thiệu đến gặp Giáo sư Tomio Takeuch, Viện trưởng Viện Hóa vi sinh Tokyo.
Trên đường đi Bà Seino nói với tôi: Giáo sư Takeuchi là một bác học rất nổi tiếng ở Nhật. Ở Nhật Bản này ông được xếp vào hạng người bất tử, nghĩa là được làm việc cho đến hết đời không phải về hưu. Giáo sư Takeuchi ân cần tiếp tôi trong phòng khách của Viện. Ông cho biết đã từng làm việc với cha tôi tại Trường Đại học Y khoa Tokyo trong 3 năm trước khi Nhật đầu hàng đồng minh.
Rồi ông nói: Nhưng tôi chỉ là đàn em của cha anh thôi. Hồi đó cha anh đã có nhiều công trình nghiên cứu được đánh giá cao trong giới Y học. Có một số công trình tôi viết chung với cha anh, nhưng tên ông bao giờ cũng để trên tên tôi. Ông là bậc đàn anh của tôi. Công việc nghiên cứu của ông đang tiến triển rất thuận lợi, không hiểu sao ông lại bỏ dở tất cả để về nước. Sau này nghe tin ông mất chúng tôi rất thương tiếc…
Giáo sư kể tiếp: Mà cũng lạ. Hồi ấy người Mỹ cũng đã bất đầu biết đến cha anh, mời cha anh cộng tác với họ. Nhưng rồi cha anh cũng từ chối. Tôi nghĩ ông có điều gì thôi thúc lắm ở bên trong.
Tôi nghĩ thầm: Giáo sư không hiểu tại sao cha tôi lại bỏ tất cả để về nước ư? Thưa Giáo sư, là vì cha tôi không muốn làm nguời đứng ngoài cuộc trong cuộc chiến đấu thần thánh của dân tộc mình. Nhân cách của cha tôi không cho phép ông làm như vậy. Ông cũng biết rằng nếu ông tiếp tục ở lại Nhật Bản làm việc cùng giáo sư, con đường khoa học của ông hẳn cũng rực rỡ như của giáo sư bây giờ. Nhưng ông đã chọn cho mình con đường khác, và đó có lẽ là một đặc điểm nổi bật nhất của người trí thức Việt Nam.
***
Năm nào tôi cũng về Huế thăm gia đình. Mỗi lần về anh chị tôi đều dành cho tôi cả căn gác trên tầng 2 để nghỉ ngơi. Nơi đó trước đây là nơi ở của ông bà nội tôi, rồi đến vợ chồng ông Bác, anh cả của cha tôi.
Căn gác bây giờ chỉ dành làm nơi thờ cúng. Nằm một mình trong đêm yên tĩnh, tôi có cảm giác như đang nằm giữa những ngưòi thân đã khuất. Nhưng họ không ngủ, mà cứ mở mắt chong chong nhìn tôi từ những khung ảnh trên bàn thờ. Trong cái không gian sâu thẳm đó, tôi bỗng nhận ra sự nhiệm mầu của mảnh đất này - xứ Huế. Ngoài kia, sông An Cựu vẫn thao thức chảy…


Đạo diễn Đặng Nhật Minh, nguồn
thông tin
cập nhật trên Wikipedia
Trang này được sửa đổi lần cuối lúc 17:42, ngày 17 tháng 6 năm 2014.

Đặng Nhật Minh

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đặng Nhật Minh (sinh năm 1938) là đạo diễn nổi tiếng của nền điện ảnh Việt Nam với những bộ phim như Cô gái trên sông, Thương nhớ đồng quê, Mùa ổi... Đặc biệt với phim Bao giờ cho đến tháng Mười được nhiều hãng thông tấn đánh giá là một trong những phim hay nhất châu Á mọi thời đại. Hầu hết các bộ phim do ông làm đạo diễn đã đoạt nhiều giải thưởng tại các liên hoan phim trong và ngoài nước. Ông từng giữ chức vụ tổng thư ký Hội Điện ảnh Việt Nam và được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân. Năm 2007, ông được Nhà nước Việt Nam phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh chuyên ngành điện ảnh.

Tiểu sử

Đặng Nhật Minh sinh ngày 10 tháng 5 năm 1938 tại Huế. Thân phụ ông là bác sĩ Đặng Văn Ngữ nên ông đã có ý định theo học ngành y để nối nghiệp cha. Tuy nhiên ông lại chỉ bắt đầu công việc bằng vai trò biên dịch cho các phim nói tiếng Nga, rồi đến phiên dịch cho các lớp đào tạo điện ảnh của Liên Xô dành cho người Việt. Đến năm 1965, ông bắt đầu làm bộ phim đầu tay, một bộ phim tài liệu về các kĩ sư địa chất.
Năm 2007, ông được Nhà nước Việt Nam phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh chuyên ngành điện ảnh.[1] Trước đó, năm 1996, thân phụ ông cũng được truy tặng Giải thưởng này trong lĩnh vực Y học. Đây là trường hợp rất hiếm có cho đến nay của lịch sử giải thưởng cao quý này.
Năm 2009, phim Đừng đốt do ông đạo diễn nói về liệt sĩ Đặng Thùy Trâm công chiếu tại liên hoan phim quốc tế thường niên lần thứ 19 diễn ra ở Fukuoka, Nhật Bản đã đoạt được giải do khán giả bình chọn. Bộ phim này cũng đã được công chiếu vào cuối tháng 4 tại Việt Nam và liên hoan phim quốc tế ASEM tại Hà Nội vào giữa tháng 5.[2]

Tham khảo

Chú thích

Liên kết ngoài